Ô nhiễm môi trường có làm gạo kém chất lượng?
Túi nylon sẽ 'vắng bóng' tại nhiều nước | |
Mộc mạc sắc trắng bông gạo giữa nắng hè Hà Nội |
Theo một số nhà khoa học quốc tế cho biết khi lượng khí carbon dioxide (CO2) trong khí quyển tăng lên thì giá trị dinh dưỡng của gạo sẽ giảm xuống. Một trong những nguyên nhân làm lượng khí carbon dioxide trong khí quyển tăng là do sử dụng các nguyên liệu hóa thạch trong nông nghiệp và tình trạng đốt, phá rừng xảy ra.
Ảnh hưởng đến chất lượng gạo
Mặc dù carbon dioxide là một trong những nguyên liệu thực vật sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể thông qua quang hợp. Tuy nhiên, nếu chúng có quá nhiều lại là một điều không tốt.
Khi lượng khí carbon dioxide (CO2) trong khí quyển tăng lên thì giá trị dinh dưỡng của gạo sẽ giảm xuống. Ảnh: Internet |
Qua nghiên cứu cho thấy vào tháng 4 vừa qua, nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đạt mức cao nhất trong ít nhất 800.000 năm - trung bình 410 phần triệu (ppm) trong suốt tháng này.
Theo TS Lewis Ziska, nhà sinh lý học thực vật tại Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, cho biết “khi khí carbon dioxide gia tăng một cách đột ngột chúng sẽ phản ứng với thực phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt với sức khỏe con người, do chúng bị thâm hụt dinh dưỡng và dị ứng phấn hoa”.
Cụ thể hơn là qua nghiên cứu chúng ta thấy được mức vitamin B giảm trong những điều kiện này. Hơn thế nữa, hơn 30% vitamin B9 hoặc folate bị sụt giảm khi khí carbon dioxide gia tăng một cách đột ngột, tiếc thay chất này lại thường được bổ sung cho phụ nữ mang thai để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ. Bên cạnh đó, với điều kiện này chúng còn có khả năng làm giảm trung bình khoảng 10% protein và sắt, và 5% kẽm.
Sự cần thiết của gạo với cơ thể
Trong hàng ngàn năm, lúa gạo đã trở thành nguồn lương thực chủ yếu cho nhiều người châu Á, và trong thời gian gần đây chúng cũng là nguồn lương thực chủ yếu của nhiều nước châu Phi.
Gạo không chỉ là nguồn cung cấp calo chính mà còn là protein và vitamin cho nhiều người ở các nước đang phát triển và những nước phát triển.
Theo các nhà khoa học khi chúng ta tiêu thụ gạo với mức dinh dưỡng thấp sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, dinh dưỡng kém này có thể dẫn đến tăng trưởng còi cọc, bệnh tiêu chảy và thậm chí làm tăng nguy cơ sốt rét.
Từ những nghiên cứu trên chúng ta nên ý thức với việc bảo vệ môi trường chúng ta đang sinh sống. Điều chúng ta có thể làm ngay đó là việc trồng cây xanh, sử dụng tiết kiệm điện. Nên có những biện pháp mạnh đội với những người chặt, phá cây rừng,…những điều này sẽ làm cho môi trường chúng ta sạch hơn. Lượng CO2 sẽ được cân bằng, điều này dẫn đến chất lượng lúa gạo chúng ta trồng ngày một cao hơn.
Theo Nguyên Võ/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38