Nuôi chuột ở Suối Dầu

Với những nhà khoa học làm ra các loại vaccine thì chuột là một trong những con vật đáng yêu. Ở Trại chăn nuôi Suối Dầu (thuộc Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế - IVAC), người ta đã nuôi hàng vạn con chuột “đáng yêu” như thế.
nuoi chuot o suoi dau 100% ca bệnh viêm não nhập viện đều chưa tiêm vắc xin
nuoi chuot o suoi dau Hà Nội xuất hiện trẻ đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản
nuoi chuot o suoi dau Bé trai 7 tuổi tử vong thương tâm do đàn chó tấn công

Thăm trang trại “ông Năm”

Bác sĩ A.Yersin (1863-1943) - nhà bác học lừng danh, người dân xóm Cồn, TP.Nha Trang gọi bằng một cái tên thân mật - “ông Năm”. Người dân Nha Trang tôn thờ bác sĩ A.Yersin. Điều gì khiến dân xem ông như một biểu tượng về sự tận hiến cho khoa học để cứu người? Tìm hiểu những gì A.Yersin để lại, ta sẽ hiểu.

Sau khi tốt nghiệp y khoa và trở thành bác sĩ, năm 1890, A.Yersin rời nước Pháp đến Đông Dương trên một con tàu biển. Tàu ghé vịnh Nha Trang và lập tức, cảnh trí nơi này đã hút hồn vị bác sĩ trẻ tuổi. Ngay năm sau, A.Yersin quyết định trở lại Nha Trang, định cư ở đây, sống một mình không vợ con cho đến khi qua đời năm 1943.

nuoi chuot o suoi dau
Trang trại “ông Năm”.

Năm 1894, bệnh dịch hạch giáng xuống đầu người dân Hồng Kông, A.Yersin đã có mặt ngay tại nơi xảy ra thảm họa đó. Sau khi quan sát, tìm hiểu và tiến hành xét nghiệm một số nạn nhân và những con chuột tại đó, A.Yersin đã chứng minh, trực khuẩn hiện diện ở chuột bệnh và người bệnh là một.

Ông đã chỉ ra rằng, chuột chính là con vật mang bệnh dịch hạch gieo rắc cho con người. A.Yersin trở lại nước Pháp tiếp tục nghiên cứu. Đến năm 1895, cùng với các cộng sự của mình, ông đã điều chế ra huyết thanh để chống bệnh dịch hạch đầu tiên, góp phần cứu loài người ra khỏi thảm họa đó.

Trại chăn nuôi Suối Dầu (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), cách Nha Trang 20km về phía nam, do chính A.Yersin thành lập trong năm 1896. Cùng với việc thành lập một phòng thí nghiệm nhỏ ở Nha Trang, ông dùng trang trại này để nuôi ngựa và bào chế ra huyết thanh, trước tiên là để chữa bệnh dịch hạch. Tính đến nay, trang trại này có tuổi đời 123 năm!

Có tổng diện tích 500 hecta, Trại chăn nuôi Suối Dầu được “sơn bao thủy bọc” rất thích hợp cho các cuộc thí nghiệm từ trồng trọt đến chăn nuôi. Cây caosu, cây canh ki na - một loài cây dùng để bào chế ra thuốc ký ninh chữa sốt rét do “ông Năm” mang từ nước ngoài về trồng tại trang trại này.

Ông dùng số tiền từ các giải thưởng chính phủ Pháp trao tặng cộng với tiền lương dành dụm được để mua lại toàn bộ số diện tích đất nói trên rồi thành lập trang trại chăn nuôi phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học của mình.

Trại chăn nuôi Suối Dầu đang nuôi 1.000 con thỏ, 300 con ngựa, hàng vạn con gà và gần 20.000 con chuột lang và chuột bạch, chỉ để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, cụ thể là để bào chế ra các loại vaccine và thử nghiệm trên một số con vật ở đây trước khi dùng cho con người.

Chuột lang, chuột bạch

Nếu như 300 con ngựa ở Trại chăn nuôi Suối Dầu chỉ dùng vào việc lấy huyết thanh bào chế ra các loại vaccine để chữa các loại bệnh như bệnh dại, ho gà, uốn ván… và hàng vạn con gà nuôi chỉ lấy trứng để bào chế ra các loại vaccine chống cúm, thì loài chuột chỉ dùng vào việc “thí nghiệm” các loại vaccine đó. Sau khi tiêm các loại vaccine đã bào chế ấy vào thân chuột, nếu thấy an toàn mới dùng đại trà cho người.

Ông Nguyễn Văn Minh - Trưởng trại chăn nuôi Suối Dầu - dẫn chúng tôi mục sở thị “biệt khu dành cho chuột”. Bên trong các tòa ngang dãy dọc ấy là nơi khu trú của gần 2 vạn con chuột gồm 2.000 con chuột lang và trên 15.000 con chuột bạch.

Người ta phân thành những ô hình chữ nhật chừng dưới 1m2 cho chuột lang sinh nở và chăm con. Mỗi ô như thế có chừng 10 chuột mẹ. Loài chuột này trông rất bắt mắt, chẳng khác gì chuột cảnh. Màu nâu vắt ngang qua thân màu trắng, những con chuột lang trông như những... con bò Hà Lan thu nhỏ. Người lạ xuất hiện, thay vì tháo chạy thoát thân, chuột lang chỉ giương mắt lên nhìn. Chúng ăn và vui đùa một cách tự nhiên như thể không có gì đáng để chúng quan tâm.

Chăm sóc chúng là 15 nhân viên của trại. Họ tốt nghiệp các trường chuyên ngành, được đào tạo bài bản để… nuôi chuột. “Thức ăn dành cho chúng do một nhà máy sản xuất thức ăn của trại tự làm. Lúa cho nảy mầm được xay nhuyễn, làm thành những viên nén thật cứng, bỏ vào một chiếc khay treo ngược lên. Cùng với viên nén là cỏ được ngâm thuốc tím, sạch tuyệt đối” - ông Minh giới thiệu.

Còn loại chuột bạch cư trú trong một dãy nhà khác, cũng chia thành những ô nhỏ. Bên dưới mỗi “khay” được lót trấu, hàng chục chú chuột sinh sống trong đó. Thức ăn dành cho chuột bạch và chuột lang như nhau. Mỗi con chuột đều được “đính” một lý lịch chi tiết ghi rõ ràng. Lúc nhỏ, chúng được mẹ chăm sóc, đến tuổi trưởng thành, chúng được tách ra để làm phận sự của đời chuột.

Hiến thân cho khoa học

Chuột lang trưởng thành nặng khoảng 250-300 gram, chuột mẹ nặng khoảng 600-700 gram. Các cuộc thí nghiệm chỉ diễn ra trên những con chuột lang đã trưởng thành. Sau khi lấy huyết thanh từ ngựa, người ta bào chế ra vaccine như chữa bệnh chó dại hoặc các loại vaccine mà trẻ con được tiêm chủng mở rộng.

Sản xuất được vaccine rồi nhưng đâu đã “thành công”. Loại thuốc ấy chỉ được mang ra thị trường tiêm cho con người một khi nó phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Không thể lấy người ra “tiêm thử” mà phải lấy chuột ra làm vật thí nghiệm. Người ta tiêm vaccine vào thân con chuột lang, cho chúng ăn uống bình thường như những con chuột không tiêm vaccine khác.

Sau một thời gian nhất định, chúng được mổ ra để các nhà khoa học quan sát từ gan, phổi và các bộ phận nội tạng khác. Nếu thấy không vấn đề gì thì loại vaccine đó “đạt chuẩn”. Còn nếu nội tạng con chuột có những biểu hiện bất thường, coi như vaccine chưa đạt, cần phải thêm - bớt liều lượng chừng nào “đạt ngưỡng” thì thôi.

Còn đối với loài chuột nhắt, chúng cũng trở thành vật thí nghiệm để biết mức độ kháng thể của chúng khi tiêm một loại vaccine nào đó vào cơ thể chúng. Liều lượng của mỗi loại vaccine sẽ được chính con chuột bạch này “nghiệm thu” trước khi mang ra tiêm đại trà cho người.

“Thực ra con vật nào cũng có thể làm vật thí nghiệm, song các nhà khoa học đã chọn loài chuột vì chúng là loài dễ nuôi, sức khỏe tốt, có độ đồng đều cao, lại kinh tế hơn các loài khác” - ông Minh cho biết.

Đầu năm 2019, Viện Pasteur Nha Trang đã sản xuất thành công vaccine cúm mùa được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao. Thành công này có sự đóng góp của loài chuột nói trên.

Theo Trần Đăng/ laodong.vn

https://laodong.vn/xa-hoi/nuoi-chuot-o-suoi-dau-779770.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.
Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

(LĐTĐ) Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục truyền thống trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa luôn được gắn với việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động do đó đã đạt những kết quả đáng khích lệ.
Phát động tháng cao điểm hướng về công nhân lao động Thủ đô

Phát động tháng cao điểm hướng về công nhân lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức “Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” và “Tháng Công nhân năm 2024”. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động cao điểm thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động cũng như quan tâm chăm lo, hướng về lực lượng công nhân lao động trên địa bàn Thủ đô.
Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

(LĐTĐ) Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

(LĐTĐ) Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11 - Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã lập biên bản vi phạm hành chính và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt với số tiền 85 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, của một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại huyện Diễn Châu.
Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.

Tin khác

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

(LĐTĐ) Mới đây, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang. Khi mắc túi thừa bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng tiết niệu nhiều lần và rối loạn tiểu tiện do nước tiểu không chảy hết ra ngoài mà đọng lại… Mặc dù là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu, thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm ung thư.
Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

(LĐTĐ) Sự kiện diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức vào ngày 13 và 14/4/2024 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới về gây mê hồi sức.
Xem thêm
Phiên bản di động