Đã có thể xem Covid-19 là bệnh đặc hữu thông thường?

Tỷ lệ bao phủ vaccine trong cộng đồng lớn, hệ thống y tế bắt đầu thích ứng với mô hình dịch bệnh. Vậy đã đến lúc có thể nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch và có thể xem Covid-19 như một bệnh chuyên khoa đặc hữu nào đó hay chưa?
Để nhanh chóng chiến thắng "giặc" Covid-19: Mỗi người dân hãy là một chiến sĩ! Thủ tướng chỉ đạo hàng loạt giải pháp trước những diễn biến mới trong nước và quốc tế

Đầu tháng 2 vừa qua, Đan Mạch trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu chấm dứt mọi luật lệ liên quan đến virus SARS-CoV-2.

Theo quan điểm của Chính phủ Đan Mạch và suy nghĩ của đại đa số người dân (Đan Mạch có 5,8 triệu dân) thì virus SARS-CoV-2 không còn được coi là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với xã hội". Số ca nhiễm vẫn cao - rất cao nhưng người Đan Mạch đã sẵn sàng bước tiếp. Ngay cả khi có kết quả dương tính, người mắc không còn có nghĩa vụ pháp lý phải tự cách ly.

Tiếp sau Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển và nhiều quốc gia châu Âu cũng chuẩn bị công bố thoát khỏi đại dịch Covid-19 vào đầu tháng Tư này.

Về lý thuyết, đại dịch có thể coi là đã qua đi khi các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 không còn được xếp vào mức khẩn cấp toàn cầu. Song đến nay, các tiêu chí để đưa ra quyết định này chưa được xác định chính xác.

Vì thế, thay vì chờ đợi thụ động vào WHO, tại các khu vực có dân chúng tiêm chủng đạt tỷ lệ cao, giới chính khách và một số chuyên gia y tế công cộng đang thúc đẩy cách tiếp cận mới đối với Covid-19 - xem căn bệnh này là một phần của cuộc sống.

Quan điểm của Bộ Y tế Thái Lan là Covid-19 đã lây lan trong hơn hai năm qua. Các xu hướng cho thấy dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát và hiện không quá nghiêm trọng, nhất là với người đã tiêm đủ vaccine.

Giới chức y tế Thái Lan sẽ nỗ lực hành động để đẩy nhanh quá trình tiến tới tuyên bố “Covid-19 là bệnh đặc hữu theo một bộ tiêu chí riêng” thay vì chờ đợi căn bệnh này tự nhiên trở thành bệnh đặc hữu, bởi như vậy có thể tốn nhiều thời gian hơn.

Virus SARS-CoV-2 qua kính hiển vi. Nguồn: NIAID-RML/Handout/REUTERS.
Virus SARS-CoV-2 qua kính hiển vi. Nguồn: NIAID-RML/Handout/REUTERS.

Còn ở Việt Nam, khi nào có thể xếp Covid-19 là bệnh truyền nhiễm thông thường? Quan điểm này hiện có nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia trong nước.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng: Đến thời điểm này cần coi Covid-19 là bệnh lý chuyên khoa và cần xử lý như các bệnh lý chuyên khoa khác. Việc này tương tự như khi bạn bị bệnh nào thì sẽ tìm đến chuyên khoa đó để khám và điều trị. Việc thanh toán, chi trả tiền khám, chữa bệnh Covid-19 cũng cần ứng xử như với các bệnh lý khác, nghĩa là có thể do bảo hiểm y tế chi trả hoặc khám dịch vụ do người dân tự chi trả.

Xác định được tâm thế ấy, chúng ta hoàn toàn có thể bình tĩnh sống với Covid-19 và chủ động mở cửa cho các hoạt động kinh tế - xã hội như trước thời điểm dịch bùng phát.

Đề xuất thay đổi quan điểm về dịch bệnh để không bị khủng hoảng là ý kiến của BS Trần Văn Phúc ở Bệnh viện Đa khoa Xanh – Pôn. Bác sĩ Phúc cho rằng, nếu chúng ta cứ mắc kẹt trong cái bẫy mang tên “Đại dịch Covid-19”, khi mà biến thể Omicron đang bắt đầu tấn công ồ ạt, thì chúng ta sẽ đối mặt với khủng hoảng khan hiếm nghiêm trọng về kit xét nghiệm, khủng hoảng nguồn nhân lực lao động, khủng hoảng về hệ thống y tế với nguy cơ đổ vỡ.

Bác sĩ Trần Văn Phúc cho rằng, Việt Nam cũng đã đến thời điểm coi Covid-19 là bệnh lý đường hô hấp, tương tự như các bệnh lý đường hô hấp do các virus khác gây nên. Có nghĩa là trả Covid-19 về cho tuyến y tế điều trị. Các bệnh viện đa khoa sẽ thành lập khoa Covid-19, hoặc ít nhất là đơn nguyên chẩn đoán và điều trị bệnh nhân Covid-19, thậm chí có những khoa dành riêng phòng điều trị bệnh nhân Covid-19. Công việc chẩn đoán và điều trị giao cho bác sĩ lâm sàng.

Trong khi đó các chuyên gia về truyền nhiễm lại có những đánh giá thận trọng hơn về thời điểm xem xét Covid-19 là bệnh đặc hữu thông thường.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, chúng ta chưa thể chắc chắn rằng, việc kiểm soát đã thật sự ổn định về tỷ lệ mắc mới. Ông cho rằng, muốn đưa về bệnh đặc hữu là bệnh lưu hành hàng năm thì phải ổn định về số ca mắc, nhưng ca mắc Covid-19 hiện vẫn bùng lên và rất thất thường, khó đoán.

Kỳ vọng về miễn dịch cộng đồng ở trong nước ở thời điểm này cũng không thể đạt vì theo PGS.TS Trần Đắc Phu, miễn dịch cộng đồng gồm miễn dịch mắc phải và miễn dịch do tiêm chủng. Nếu so sánh với các nước Tây Âu có quan điểm coi Covid-19 như bệnh đặc hữu sẽ thấy, dù Việt Nam tỷ lệ tiêm chủng tốt nhưng vẫn chưa cao bằng họ. Hơn nữa, các quốc gia này ngoài việc tiêm chủng, họ đã trải qua 3-4 đợt dịch Covid-19 lớn, như vậy tỷ lệ dân số mắc cũng đã rất cao. Trong khi ở Việt Nam tỷ lệ này còn thấp, nghĩa là miễn dịch cộng đồng chưa cao.

Ngoài ra, ở các quốc gia Tây Âu, chủng Omicron đã xuất hiện, bùng phát một thời gian và hiện đang theo chiều hướng đi xuống, còn Việt Nam chưa đạt được điều đó. Số ca mắc mới, theo nhận định, sẽ tiếp tục tăng trong 1-2 tuần nữa.

PGS.TS. Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, ĐH Y Dược TP.HCM cũng cho rằng coi Covid-19 là bệnh lý thông thường ở thời điểm này sẽ có nhiều hệ quả không tốt. Thứ nhất, người dân sẽ chủ quan, xem thường; Thứ hai, khi đã rút Covid-19 ra khỏi nhóm A truyền nhiễm, nếu xuất hiện chủng mới thì rất khó áp dụng các biện pháp kiểm soát từ Nhà nước, ví như yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang, không tụ tập đông người nơi công cộng. Thứ ba, nếu coi Covid-19 là bệnh thông thường thì chi phí điều trị sẽ do người bệnh chi trả. Trong tình huống này có người chi trả được nhưng một bộ phận đáng kể sẽ gặp khó khăn, nhất là khi lây nhiễm dịch bệnh ngoài mong muốn nhưng phải chi trả khoản chi phí y tế không nhỏ.

Có thể nói, 2 năm qua, dịch bệnh đã làm đảo lộn mọi thứ, để đối phó với Covid-19 chúng ta đã phải nỗ lực rất nhiều. Nhiều quyết sách trong phòng chống dịch đã thay đổi để chúng ta mở cửa các hoạt động kinh tế - xã hội trong đó có việc xem xét phân loại Covid-19 vào nhóm bệnh lý thông thường để nới lỏng các quy định. Tuy nhiên, quyết định này hiện vẫn phải dựa trên mức độ virus lây lan trong nước, tỉ lệ ca nhiễm trở nặng, tử vong cũng như nguy cơ ca nhiễm mới bùng phát thành đại dịch lớn, và cả nguồn lực sẵn có về vaccine, thuốc điều trị. Vì thế việc chắc chắn có thể tuyên bố Covid-19 là bệnh thông thường ở nước ta cần phải thêm một thời gian nữa./.

Theo Phạm Trang/vov.vn

https://vov.vn/goc-nhin/blog/da-co-the-xem-covid-19-la-benh-dac-huu-thong-thuong-post927453.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Trong 11 tháng năm 2024, lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ước đạt 5.336.000 lượt, khách trong nước đạt 34.132.034 lượt, đem về tổng thu cho Thành phố hơn 173.500 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động