Sáp nhập Chi cục QLTT về Bộ Công Thương:

Nước xa có cứu được lửa gần?

(LĐTĐ) Các Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) từ địa phương thuộc các tỉnh, thành phía Bắc, đã chính thức được đưa về Bộ Công Thương quản lý thành mô hình Tổng cục QLTT từ ngày (3/10). Sự việc tưởng chừng như đơn giản ấy đã và đang khiến nhiều người quan ngại khi cho rằng, “cánh tay” của Tổng cục sẽ không đủ dài để “vươn” tới các tỉnh, thành khi có sự vụ cần xử lý, điều hành, thậm chí dễ dẫn đến buông lỏng quản lý?.
nuoc xa co cuu duoc lua gan Hướng tới chính quy, hiệu quả, tinh gọn tổ chức bộ máy
nuoc xa co cuu duoc lua gan Bộ Công Thương chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu

“Cánh tay” liệu có đủ dài?

Theo mô hình mới, Tổng cục QLTT trực thuộc Bộ Công Thương được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất. Bên dưới là Cục QLTT tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, Cục QLTT liên tỉnhTP trực thuộc Trung ương.

nuoc xa co cuu duoc lua gan
Các Chi cục QLTT khu vực phía Bắc đã chính thức làm thủ tục bàn giao, sáp nhập về Bộ Công Thương.

Trong đó, cơ cấu tổ chức của Cục QLTT tỉnh có 3 phòng; Cục QLTT Hà Nội và TP HCM không quá 4 phòng; Cục QLTT liên tỉnh, TP trực thuộc Trung ương không có quá 5 phòng. Cơ quan QLTT cấp Trung ương cũng sẽ tinh giản từ 11 đơn vị xuống còn 6 đơn vị (giảm 45,5%).

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục QLTT, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi các Chi cục QLTT địa phương chỉ đạo, bàn giao các công việc liên quan với các sở ở địa phương, để chính thức hoạt động theo mô hình Tổng cục từ ngày 12/10/2018. Trước quyết định này, hầu hết các lãnh đạo của Chi cục địa phương đều bày tỏ sự băn khoăn về mô hình hoạt động mới, từ con người, kinh phí đến “tâm tư” khi có sự sáp nhập giữa các Chi cục thành Cục liên tỉnh.

Theo kế hoạch, việc xây dựng Đề án thành lập 19 Cục QLTT liên tỉnh sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước tháng 12/2019, theo đó sẽ giảm từ 63 Cục cấp tỉnh, thành phố xuống còn 44 Cục cấp tỉnh, thành phố và liên tỉnh.

Việc rà soát, giảm số lượng các Đội QLTT cấp huyện xuống còn 376 Đội theo lộ trình đến năm 2020, giảm 24%.

Đánh giá về quyết định này, không ít chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tinh giản bộ máy là một việc nên làm, nhưng làm sao để tinh giản thực sự chứ không phải kiểu “cắt bớt” các đầu mối ở trên, rồi “cộng cơ học” các đơn vị ở dưới vào với nhau, khiến cho cơ cấu hoạt động của các đơn vị nhỏ trở nên rối rắm, thậm chí là chồng chéo nhau.

Trước đó, trong cuộc họp bàn triển khai về hoạt động của Tổng cục QLTT, đại diện lãnh đạo QLTT tại nhiều địa phương cũng tỏ ra băn khoăn khi đặt câu hỏi, mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với các Cục QLTT tại các tỉnh trong tương lai sẽ như thế nào khi đơn vị này không còn trong “vòng tay” của các tỉnh, thành?.

Chưa hết, khi ở các tỉnh thành lập Cục và các Cục này trực tiếp chịu sự giám sát, chỉ đạo của Tổng cục QLTT, trong khi Tổng cục thuộc Bộ Công Thương, trụ sở ở Hà Nội khá xa địa bàn nên dễ phát sinh tiêu cực hoặc kiểm soát tính đúng đắn trong quá trình thực thi công vụ của lực lượng QLTT, nhất là những địa bàn phức tạp tại các thành phố lớn, khu vực biên giới có hoạt động thương mại nhộn nhịp như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai…

Rõ ràng, khi không nắm sát địa bàn, Tổng cục QLTT sẽ khó bề quản lý được thị trường ở địa phương. Bởi ví dụ, khi xảy ra tình huống cần xử lý, nếu lực lượng QLTT ở địa phương bưng bít, Tổng cục ở trên lại xa, liệu có thể phát hiện, giải quyết hoặc chấn chỉnh lực lượng của mình một cách kịp thời? Theo mô hình cũ trước đây thì các Sở Công Thương với vai trò là chủ quản lĩnh vực này trên địa hạt của mình sẽ nhanh chóng tiếp nhận thông tin và can thiệp một cách kịp thời chí ít vì các Sở có lợi thế về khoảng cách địa lý…

Trước những băn khoăn trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, dù trực thuộc Bộ Công Thương hay trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố thì bản chất hoạt động của lực lượng QLTT không hề thay đổi, đó là phục vụ nhiệm vụ chung duy nhất là kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống các vi phạm về giá, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng với một nguyên tắc bất di bất dịch đó là “không dời sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, trung ương và cơ quan chủ quản”.

Bộ sẽ dành 50% kinh phí cho hoạt động của Tổng cục?

Được biết, trong quá trình bàn giao công việc giữa Sở Công Thương các tỉnh và lực lượng QLTT cũng nảy sinh nhiều quan ngại. Đầu tiên là việc chuyển giao con người, tài sản như thế nào, nguồn kinh phí đầu tư và hoạt động của lực lượng này cụ thể ra sao khi về thuộc Tổng cục. Thêm nữa, việc bàn giao nguyên trạng cơ sở vật chất cũng khiến nhiều đại diện QLTT ở địa phương băn khoăn khi nhiều công trình còn dang dở, tỉnh đang và sẽ dự kiến cấp kinh phí đầu tư, xây dựng sẽ phải xử lý như thế nào?.

Ngoài chuyện tài sản, việc xử lý nguồn kinh phí thu được sau những quyết định xử lý vi phạm hành chính sẽ được giải quyết ra sao cũng là vấn đề lực lượng QLTT đang quan tâm. Xung quanh chi tiết này, đại diện lãnh đạo QLTT tỉnh Quảng Ninh cho hay, hiện tại kinh phí hoạt động của Chi cục đang được tỉnh bố trí. Ngoài ra, số tiền thu từ hoạt động chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại sau khi trừ các khoản theo quy định, tỉnh điều tiết lại cho Chi cục QLTT toàn bộ số thu này.

Theo đó, mỗi năm Chi cục QLTT Quảng Ninh được cấp khoảng 14 - 15 tỷ đồng mua sắm vật tư, tàu thuyền...phục vụ hoạt động nghiệp vụ. “Sắp tới, khi trực thuộc Tổng cục không biết tỉnh có bố trí khoản này nữa hay không?”, vị này băn khoăn. Tương tự, ông Nguyễn Văn Hùng - Chi cục QLTT Thanh Hoá cũng nêu thực tế, hiện UBND tỉnh Thanh Hoá vẫn để lại toàn bộ kinh phí chống gian lận thương mại cho lực lượng QLTT, mỗi năm chừng 20 tỷ đồng. Nếu chuyển về Tổng cục thì có được cấp nữa không? Nếu vẫn được thì Tổng cục QLTT sẽ xử lý nguồn này như thế nào?

Về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương) Vũ Quốc Anh cho hay, theo quy định, các Chi cục QLTT sẽ được bàn giao nguyên trạng về Bộ Công Thương. Chi cục QLTT sẽ sử dụng và quyết toán với ngân sách địa phương hết năm 2018. Từ năm 2019, kinh phí hoạt động của lực lượng QLTT sẽ thuộc nguồn ngân sách cấp cho Bộ Công Thương.

Cũng theo ông Vũ Quốc Anh, hiện Bộ Công Thương đã lên kế hoạch đề xuất dự kiến kinh phí hoạt động của Tổng cục QLTT sẽ chiếm khoảng 50% phần kinh phí hoạt động dành cho cả Bộ. Tuy nhiên, đề xuất này sẽ phải chờ Bộ Tài chính phê duyệt. Nhưng liệu Bộ Tài chính có thông qua dự kiến kế hoạch chi tiêu của Bộ Công Thương dành cho Tổng cục QLTT hay không, khi mà thời gian qua dư luận vẫn đặt khá nhiều dấu hỏi về tính hiệu quả của lực lượng này?

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận tập trung cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quận sẽ xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.
Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố, Quận ủy Bắc Từ Liêm, các cấp Công đoàn quận đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động ngay từ những tháng đầu năm để tạo sức bật cho cả năm và những năm tiếp theo.
Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân, qua các đợt thi đua, đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) trong quận đã đóng góp nhiều sáng kiến, sáng tạo, làm lợi hàng nghìn tỷ đồng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tôn vinh công nhân lao động bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có thực hiện các diễn đàn đối thoại với công nhân lao động, tổ chức tốt các hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi nhằm động viên tinh thần cho đoàn viên, người lao động…

Tin khác

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Xem thêm
Phiên bản di động