NSND Lê Khanh: Lao động hết mình để hưởng “quả ngọt”
Thanh Thanh Hiền: “Anh Hinh từng hận tôi lắm” | |
“Mẹ tôi dặn con nổi tiếng nhưng đừng tai tiếng!” |
- Gắn bó với sân khấu kịch nói gần nửa cuộc đời, hẳn chị có cảm nhận rõ về sự đổi thay về sự thưởng thức nghệ thuật của khán giả hiện nay?
- Từ thời chiến tranh cho đến thời bao cấp, dù cuộc sống nhiều khó khăn, nhưng khán giả vẫn luôn có nhu cầu đến các nhà hát để xem. Thời ấy, mọi người sống lãng mạn, thong thả lắm và không bấn loạn như thời nay. Dường như con người ở đời sống hiện đại không dành thời gian hoặc không ưu tiên nhiều cho nhu cầu thưởng thức nghệ thuật.
NSND Lê Khanh trẻ trung với mái tóc ngắn. |
Chúng ta cần phải nhìn một cách tích cực là không có cái gì cho không hoặc biếu không và việc nuôi nấng từ A-Z sẽ không tốt cho sự phát triển thực sự. Ở Nhật Bản, họ cũng có các nhà hát công của thành phố, quận, nhưng có thể chưa được tạo điệu kiện tốt như chúng ta. Thực sự, họ rất khâm phục Việt Nam khi kinh tế còn khó khăn mà vẫn có nhiều nhà hát công, thể hiện sự trân trọng với văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, khi họ hỏi có bán vé được không, thì tôi không trả lời được. Giá như chúng ta luôn ý thức được trách nhiệm trong việc sáng tạo cũng như làm thế nào tập hợp mọi trí lực để có thể bán được vé như ngày xưa.
- Theo chị, khó khăn lớn nhất của các nhà hát công là gì?
- Theo tôi, khi chúng ta còn mời xem miễn phí, mặc nhiên khán giả sẽ nghĩ “của cho không” sẽ không giá trị lắm. Thực tế, có nhiều show ca nhạc giá vé rất cao - như nhạc Phú Quang hay Trịnh Công Sơn - vẫn “cháy” vé. Như vậy, rõ ràng, cách thức quảng cáo, cũng như sự đầu tư cho sân khấu kịch chưa cao.
- Nhà hát Tuổi Trẻ nằm trong số ít nhà hát đã tiến hành xã hội hóa sân khấu thành công. Vậy, đời sống của các nghệ sĩ đã được cải thiện, thưa chị?
- Hiện nay, các nghệ sĩ đã năng động hơn nhiều. Nếu chỉ đợi các tác phẩm và thụ hưởng thu nhập từ tiền công thì ít lắm. Vì vậy, chúng tôi phải tập hợp nhau, cùng tìm những kịch bản tốt, rồi cùng sản xuất. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn có nhiều "món hàng" với nhiều thể loại để có thể phục vụ mọi đối tượng khán giả. Qua đó, đời sống của các thành viên đều được cải thiện. Tuy nhiên, đổi lại, chúng tôi phải trả giá bằng sự bận rộn, công sức đầu tư cho lao động, nên hầu như ít có thời gian nghỉ ngơi cũng như dành cho gia đình.
- Nhà hát Tuổi trẻ vừa ra mắt dự án “Chắp cánh niềm tin”. Chị đánh giá như thế nào về hiệu quả của dự án này?
- Dự án hợp tác ấy đã được thực hiện hiệu quả và lan tỏa đến lần thứ 2, 3. Đây là sự hợp tác rất thú vị, đồng hành để truyền bá văn hóa nghệ thuật vào cộng đồng, cũng như giúp doanh nghiệp có cơ hội làm công tác xã hội, chung tay tạo ra giá trị nhân văn: Đưa khán giả vào rạp, giúp mọi người hiểu nghệ thuật, thư giãn cũng như cảm nhận được những giá trị chân - thiện - mỹ. Dự án đã đưa các tác phẩm đi xa hơn vào các vùng dân cư. Hiệu quả rõ nhất là hàng trăm đêm nhạc đã kéo hàng nghìn khán giả đến rạp, thay vì họ chỉ ở nhà và tự đánh mất nhu cầu giải trí.
- Đã nhiều cơ hội giao lưu tại nước ngoài, kinh nghiệm quý giá nào mà chị học được từ môi trường lao động nghệ thuật ở quốc tế?
- Bài học đầu tiên là tính kỷ luật và chú tâm cao độ cho nghề. Làm nghệ thuật đừng hời hợt. Nếu chúng ta lao động nghiêm túc và làm việc hết mình, chắc chắn sẽ được hưởng “quả ngọt” trong nghệ thuật.
Bài học thứ hai là lao động nhóm và tương tác nhóm. Rất tiếc ở Việt Nam, ai đó đã nói rằng “một người làm tốt thì 3 người làm hỏng” lại đúng. Như vậy, mỗi nghệ sĩ cần phải trân trọng trí tuệ nhóm, qua quá trình tương tác - phản biện mới chọn lọc và tìm được những gì tinh túy nhất của nhau. Khi ra nước ngoài, tôi thấy những nghệ sĩ luôn tôn trọng mọi công sức của nhau. Sáng gặp, họ kính cẩn chào nhau, rồi cảm ơn “vì hôm nay đã hợp tác với tôi”. Cuối ngày về, họ lại cảm ơn “vì hôm nay đã cho tôi làm phiền”. Từ chị lao công đến người soát vé và những người làm hậu đài, họ đều nghiêm chỉnh và tôn kính chào nhau như vậy.
Bài học thứ ba là phải học, phải đi xa - về gần, để xem thế giới đang làm gì, có gì mới. Nếu chúng ta chỉ ở nhà xem nhau, sẽ không biết mình đang ở đâu. Tóm lại là, phải luôn học hỏi ở mọi người, mọi lúc trong mọi nơi để trau dồi và làm giàu cho nghề nghiệp của chính mình.
- Xin cảm ơn những chia sẻ của chị!
Bài học đầu tiên là tính kỷ luật và chú tâm cao độ cho nghề. Làm nghệ thuật đừng hời hợt. Nếu chúng ta lao động nghiêm túc và làm việc hết mình, chắc chắn sẽ được hưởng “quả ngọt” trong nghệ thuật. |
Lưu Nhi (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Giới sao 05/11/2024 11:39
Ấn Độ đăng quang Miss Grand International 2024, Việt Nam lần đầu trượt top 20 sau 8 năm
Giới sao 26/10/2024 09:27
Sau “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng”, Quỳnh Nga tiếp tục chinh chiến tại “Bước nhảy hoàn vũ”
Giới sao 23/10/2024 11:21
Bella Vũ được vinh danh tại Women of the Future 50 Rising Stars in ESG
Giới sao 16/10/2024 14:01
Việt Nam lần đầu đăng cai cuộc thi Hoa hậu Đa văn hóa thế giới năm 2025
Giới sao 27/09/2024 08:53
Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Vietnam 2024
Giới sao 15/09/2024 07:23
DJ Trần Trung Kiên và giấc mơ đưa Scratching Việt Nam vươn tầm thế giới
Giới sao 30/08/2024 20:55
Nguyễn Tường San đoạt Á hậu 2 Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2024
Giới sao 25/08/2024 07:48
Hoa hậu Du lịch Áo dài Quý bà Việt Nam 2024: Tôn vinh áo dài, quảng bá du lịch Việt
Giới sao 05/08/2024 14:59
Người đẹp Hải Dương đăng quang Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024
Giới sao 04/08/2024 14:39