Nông sản Việt Nam sớm tiếp cận hiệu quả đến các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Trong tình hình hiện nay, sản xuất nông sản của chúng ta ngày càng dồi dào hơn, chất lượng ngày càng tiến bộ. Ngành nông nghiệp đã phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong nhiều năm qua. Việt Nam đang phấn đấu 10-15 năm tới trở thành một quốc gia có ngành nông nghiệp phát triển cao ở khu vực và thế giới.
Xuất khẩu trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử: Lựa chọn để phát triển Quy định rõ tần suất sàn thương mại điện tử phải cung cấp thông tin cho cơ quan thuế Không phải khai thay, nộp thay thuế người bán hàng, sàn thương mại điện tử sẽ “nhẹ gánh”?

Những tồn tại với mặt hàng nông sản

Chuỗi sản xuất phân phối tiêu dùng, xuất khẩu đối với hàng nông sản tuy đã có nhiều tiến bộ song vẫn có nhiều việc phải làm, trước hết hãy tìm hiểu những tồn tại đó ở ngay thị trường nội địa.

Hiện nay, chỉ có khoảng 8-10% hàng nông sản sạch đạt chất lượng đang được bày bán và tiêu thụ ở kênh thương mại hiện đại, còn lại phải bán ra ở thị trường tự do với giá bán chỉ tương đương với nông sản chưa đảm bảo chất lượng trên thị trường.

Điều đó dẫn tới thua thiệt cho người sản xuất nông sản sạch và rất khó khăn lựa chọn của người tiêu dùng hàng ngày. Lý do mà các sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn chưa vào được hết các siêu thị chúng ta đều đã rõ.

Thứ nhất, cả nước có hơn 1.000 siêu thị, hơn 200 Trung tâm thương mại và khoảng 4.000 các siêu thị mini, cửa hàng tự chọn bán nông sản sạch... chừng đó là chưa đủ so với tỷ lệ số siêu thị trên số dân ở một số nước như Thái Lan, Malaysia, Singapore,...

Nông sản Việt Nam sớm tiếp cận hiệu quả đến các sàn thương mại điện tử
Nông sản Việt cần sớm tiếp cận một cách hiệu quả đến các sàn thương mại điện tử

Trong khi ở Việt Nam, thị phần bán lẻ của các siêu thị mới chiếm khoảng 20%, thì Thái Lan là 65%, Singapore là 92%, Malaysia 70%, chính vì vậy việc đón quỹ hàng hóa nông sản ngày càng sản xuất dồi dào hơn, khối lượng ngày càng lớn hơn bởi diện tích quầy kệ chỉ có hạn. Hệ thống phân phối hiện đại ở Việt Nam hiện nay tuy đã phát triển song chưa theo kịp với sức sản xuất hàng hóa nông sản ở trong nước trong nhiều năm gần đây.

Thứ hai, đó là việc tiếp cận hàng nông sản vào siêu thị còn nhiều khó khăn như chiết khấu cao vô lý, các chi phí khó nói khác,... Điều đó xảy ra ở một số chuỗi siêu thị có thế mạnh, mang dáng dấp độc quyền mua hàng của người sản xuất, hiện tượng này diễn ra nhiều năm, không phải là cá biệt.

Chúng ta có Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh thành phố; Cục quản lý cạnh tranh; Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, Hiệp hội bán lẻ,... nhưng những tiếng nói để chia sẻ, can thiệp, làm trọng tài sao cho giao dịch công bằng, không chèn ép nhau lại rất ít.

Nếu những tổ chức nói trên không có những động thái chia sẻ, can thiệp hợp lý theo Luật cạnh tranh hiện hành thì họ cũng phải chịu trách nhiệm một phần tình hình khó khăn hiện nay khi hàng hóa đi vào những chuỗi siêu thị có thế mạnh đang có dáng dấp thống lĩnh thị trường.

Chính vì vậy, sự thua thiệt của người sản xuất gửi hàng vào siêu thị bị kéo dài triền miên nhiều năm nay chưa được khắc phục. Nêu bức tranh về con đường tiếp cận kênh phân phối hiện đại cho ta thấy còn rất nhiều trắc trở.

Ý chí sản xuất nông sản sạch thường xuyên bị thui chột vì những rào cản trên. Đó là vấn đề thực tại của việc mua bán nông sản với kênh bán hàng trực tiếp.

Giải pháp cho những tồn tại

Để giải quyết bài toán trên chúng ta chỉ có 2 con đường: Thứ nhất, phát triển nhanh hệ thống phân phối kể cả siêu thị và các chợ dân sinh để mở rộng cửa, không phiền hà, tiếp nhận nhanh chóng, chi phí thấp đưa hàng vào phục vụ nhân dân nhưng cách này đòi hòi một thời gian dài mới có thể khắc phục được bởi vốn đầu tư lớn cộng với các chính sách để thu hút doanh nghiệp phát triển kênh bán hàng hiện đại còn những hạn chế nhất định.

Thứ hai: Rất may nhân loại đang bước vào thời đại của công nghệ 4.0, thương mại điện tử phát triển nhanh và đem lại những thuận tiện cho người tiêu dùng. Đây là một kênh tiêu thụ hàng nông sản có rất nhiều triển vọng trước mắt cũng như trong tương lai. Một số năm gần đây nhiều sản phẩm nông sản Việt đã bước vào các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước để giới thiệu và tiêu thụ hàng hóa, xây dựng thương hiệu cho mình như Tiki, Shopee, Lazada, Postmart, voso.vn,...

Thực tế hiện nay cho đến quý 1/2022, tổng số hộ sản xuất nông sản đã tạo được tài khoản trên Postmart, Vỏ Sò là gần 5,4 triệu hộ, đã đưa lên 2 sàn hơn 80.000 sản phẩm. Tổng số giao dịch trên 2 sàn trong quý 1/2022 là 109.670, tổng trị giá ước đạt 7 tỉ đồng. Với người tiêu dùng VN đã có 74,7 triệu người dùng Zalo, 67,8 triệu người dùng Messenger. Bình quân hàng ngày mỗi người bỏ ra 28 phút để sử dụng Zalo và Mesenger là 20 phút.

Với sự phát triển của các gian hàng điện tử, các trang mạng như Zalo, Facebook, Messenger trong việc sử dụng các dịch vụ để trao đổi đặt hàng và mua bán hàng hóa, rõ ràng đây là một kênh tiêu thụ hàng nông sản có tiềm năng phát triển trong những năm tới, góp phần vào việc tạo ra một sự cạnh tranh trong lĩnh vực giới thiệu và tiêu thụ hàng hóa trên thị trường, giảm bớt các áp lực khi chỉ trông vào kênh bán hàng trực tiếp tại các siêu thị.

Chúng ta rất vui mừng cho hàng hóa nông sản Việt vì đã có một kênh phân phối mới nhiều ưu điểm và hiệu quả, có tốc độ phát triển nhanh trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, muốn phát huy được đầy đủ hiệu quả của kênh bán hàng này, trước hết cần có sự hỗ trợ nhiều mặt của các cơ quan nhà nước, bộ ngành liên quan: trước hết tạo môi trường sản xuất và bán lẻ minh bạch công khai với phương châm “Hai bên đều thắng” trong chuỗi sản xuất và phân phối hàng hóa nông sản.

Kiểm soát thị trường cả sản xuất và các kênh bán hàng, chống hàng gian, hàng giả, hàng lậu, trốn thuế, làm thiệt hại các nhà sản xuất kinh doanh chân chính.

Cần hỗ trợ việc xúc tiến thương mại, mở rộng sản xuất , các kho dự trữ hàng nông sản để đặt lợi nhuận cao khi tiêu thụ. Giao dịch mua bán hiện nay trên thị trường ít được công khai minh bạch, việc hạch toán ghi chép chứng từ hóa đơn chưa làm đầy đủ, việc sử dụng hóa đơn điện tử và nối mạng thường xuyên trực tiếp với Cục Thuế các địa phương mới làm thí điểm ban đầu.

Điều đó đòi hỏi ngoài sự hỗ trợ của nhà nước cần phải có sự tự giác trong nỗ lực chấp hành pháp luật của các đơn vị sản xuất kinh doanh ở thị trường nội địa. Họ phải tự khẳng định mình trong sự phát triển nghiêm túc, trung thực,...

Nếu làm được những vấn đề trên sẽ góp phần vào sự vươn lên mạnh mẽ trong việc tiêu thụ hàng hóa nông sản ở nước ta trong năm 2022 và những năm tiếp theo, góp phần vào việc phát triển ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

(LĐTĐ) Trong phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã trả lời về việc ...
Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

(LĐTĐ) GS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng Hà Nội cần bổ sung chính ...
Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Làng Yên Trường, xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là một ngôi làng cổ nổi tiếng. Ít ai biết, ngoài nếp rêu phong mà ít nơi có được ...
Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

(LĐTĐ) Trong thời đại bùng nổ dữ liệu và chia sẻ toàn cầu trên mạng Internet hiện nay, báo chí cách mạng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, ...
Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

(LĐTĐ) Làm rõ hơn về một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Thủ đô trong thời kỳ mới, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học ...
Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

(LĐTĐ) Với chiêu thức dụ dỗ, lôi kéo tinh vi, thời gian qua, loại hình “tour du lịch 0 đồng” đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Đối tượng bị lôi ...
Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh

Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, việc xây dựng đời sống văn hóa và đô thị văn minh luôn được các cấp, ngành, địa phương tại Hà Nội dốc sức thực hiện. “Quả ...

Tin khác

Để quyền của người tiêu dùng ngày càng đi vào thực chất

Để quyền của người tiêu dùng ngày càng đi vào thực chất

(LĐTĐ) Nâng cao quyền và trách nhiệm của các hiệp hội ngành nghề, ngành hàng, nhất là Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam và Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam ở Trung ương và ở các địa phương. Đặc biệt, khi tham gia giải quyết các vụ việc, các hiệp hội cần công tâm, phân biệt đúng sai sự việc, đảm bảo tính khách quan, trung thực của tổ chức mà doanh nghiệp và người tiêu đùng xã hội gửi gắm, tin tưởng,...
Hỗ trợ nông dân Hà Giang tiêu thụ gần 8 tấn cam sành

Hỗ trợ nông dân Hà Giang tiêu thụ gần 8 tấn cam sành

(LĐTĐ) Sáng nay (13/3) Hội Nông dân các huyện: Thanh Trì, Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh Hà Giang tiếp nhận, hỗ trợ tiêu thụ 7.880 kg cam sành cho nông dân tỉnh Hà Giang.
Kangaroo tiên phong về công nghệ với thế hệ máy lọc nước mới

Kangaroo tiên phong về công nghệ với thế hệ máy lọc nước mới

(LĐTĐ) “Hội nghị khách hàng Kangaroo 2023” là sự kiện được Tập đoàn Kangaroo phối hợp với các nhà phân phối hàng đầu tổ chức liên tục, quy mô tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Điểm nhấn của chuỗi sự kiện này là ngày 10/3, tại Thanh Hóa, Kangaroo đã cùng Công ty cổ phần Thanh Hoa Sông Đà giới thiệu máy lọc nước Hydrogen thế hệ mới, tiên phong về công nghệ.
Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam: Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn

Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam: Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn

(LĐTĐ) Với thông điệp “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”, tối ngày 9/3, tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, phối hợp cùng với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 và tổ chức Hội chợ hàng hóa, sản phẩm vì người tiêu dùng. Sự kiện thu hút hàng trăm doanh nghiệp cùng đông đảo người dân Thủ đô tham gia.
Nhận diện hóa mỹ phẩm giả qua trưng bày hàng thật

Nhận diện hóa mỹ phẩm giả qua trưng bày hàng thật

(LĐTĐ) Sáng 6/3, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã mở cửa gian trưng bày hàng thật - hàng giả đối với ngành hàng hóa mỹ phẩm. Tại đây, trưng bày hơn 500 sản phẩm của hơn 30 nhãn hiệu, chủ yếu là dầu gội, sữa tắm thông dụng, được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online, thuốc lá mới

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online, thuốc lá mới

(LĐTĐ) Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được lấy ý kiến góp ý, với nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, đáng quan tâm là Bộ Tài chính đề xuất bổ sung áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với một số sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, môi trường và dịch vụ hạn chế sử dụng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Xăng, dầu đồng loạt giảm gần 400 đồng/lít

Xăng, dầu đồng loạt giảm gần 400 đồng/lít

(LĐTĐ) Từ 15 giờ chiều nay (21/2), giá xăng E5 RON 92 và RON 95 giảm 320 đồng/lít; giá dầu diesel được điều chỉnh giảm mạnh với mức 700 đồng/lít.
Giá xăng, dầu dự kiến sẽ tăng nhẹ trong ngày 21/2

Giá xăng, dầu dự kiến sẽ tăng nhẹ trong ngày 21/2

(LĐTĐ) Ngày mai (21/2), giá xăng bán lẻ được dự báo sẽ có lần thứ 3 liên tiếp được điều chỉnh tăng giá bán; trong khi đó, giá dầu có khả năng sẽ được điều chỉnh giảm. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, nếu không trích Quỹ bình ổn, giá xăng có thể tăng 250 đồng/lít, trong khi đó, giá dầu có khả năng giảm 500 đồng/lít.
Hà Nội: Tạm giữ 700kg nầm lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hà Nội: Tạm giữ 700kg nầm lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

(LĐTĐ) Đội Quản lý thị trường số 25 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa phối hợp với Đội 4 - PC05, Công an thành phố Hà Nội tiến hành khám, kiểm tra xe phương tiện vận tải đã phát hiện và tạm giữ 700 kg nầm lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
OCOP - Hướng đi bền vững cho nông sản Thủ đô

OCOP - Hướng đi bền vững cho nông sản Thủ đô

(LĐTĐ) Được triển khai từ năm 2019, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố Hà Nội ngày càng phát huy hiệu quả với nhiều cách làm sáng tạo. Tham gia vào chương trình, nhiều địa phương đã giải quyết được bài toán được mùa - mất mùa, mất giá - được giá, từ đó đánh thức tiềm năng và mở ra hướng đi mới cho các sản vật của địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động