Nông nghiệp xanh, giá trị lớn
Chuyển dịch cơ cấu giống lúa theo hướng tăng năng suất chất lượng | |
Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp |
Chú trọng xây dựng thương hiệu
Chỉ trong hơn chục năm trở lại đây, Hoài Đức đã có trên 1.600ha đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng, đất canh tác nông nghiệp hiện chỉ còn 1.200ha. Do đó, tập trung vào quy hoạch lại sản xuất, khai thác tối đa giá trị đất đai, nâng cao thu nhập cho người dân được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Nhờ vậy, chỉ vài năm trở lại đây, Hoài Đức đã tập trung xây dựng được nhiều mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao như: Vùng trồng nhãn muộn tại các xã An Thượng, Đông La và Song Phương, bưởi đường tập trung tại xã Cát Quế và Đông La; cam Canh, Phật thủ ở xã Đắc Sở, Yên Sở và Tiền Yên. Ngoài ra, tận dụng lợi thế huyện ven đô, người dân Hoài Đức cũng đã mạnh dạn chuyển sang các mô hình trồng hoa cảnh, cây cảnh tập trung tại các xã An Thượng, Đông La, Đức Thượng, Yên Sở...
Thực tế, tại Hoài Đức, nếu địa phương nào có mô hình sản xuất tốt, gắn với chế biến, tiêu thụ thì sẽ thu được hiệu quả cao. Vì vậy, trong xây dựng nông thôn mới, huyện Hoài Đức luôn quan tâm đến tiêu chí sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân, trong đó chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng giá trị trên đơn vị canh tác. Đến nay, toàn huyện đã triển khai được hằng trăm héc ta trồng rau, hoa, cây ăn quả ở các xã Song Phương, Đông La, Tiền Yên, Vân Côn, Cát Quế, Đắc Sở, Yên Sở hiệu quả kinh tế cao.
Sản xuất rau an toàn tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức |
Đến nay, nhờ chú trọng công tác phối hợp với các sở, ngành xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản, chú trọng tập huấn kỹ thuật canh tác an toàn, theo quy trình VietGAP cho các hộ sản xuất... nhờ vậy, các sản phẩm nông nghiệp xanh của huyện đã dần xây dựng được thương hiệu của mình, giá trị thu nhập của nhiều vùng sản xuất được gia tăng rõ rệt, thu nhập người nông dân cũng tăng từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng/ha canh tác. Các sản phẩm nông sản của huyện cũng đã được tiêu thụ trên khắp cả nước, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như mở rộng cơ hội làm giàu cho nhiều nông dân.
Ưu tiên xây dựng thương hiệu có chất lượng
Trong quá trình phát triển nông nghiệp, huyện Hoài Đức rất chú trọng ứng dụng công nghiệp cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất có sự liên kết để làm tăng giá trị các loại cây trồng. Thời gian qua, huyện Hoài Đức đã triển khai rất nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực trong công tác xúc tiến tiêu thụ nông sản cho nông dân, tuy nhiên việc này vẫn cần được đẩy mạnh để giải quyết tốt hơn nữa đầu ra sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. |
Trên thực tế, dù công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện Hoài Đức đạt hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên, việc tiêu thụ nông sản vào một số thời điểm vẫn gặp khó khăn. Đơn cử như sản phẩm rau an toàn của huyện rất khó cạnh tranh với trồng rau xanh truyền thống, bởi giá rau an toàn chưa có sự chênh lệch rõ với các sản phẩm rau bình thường khác nên chưa khuyến khích được người dân đầu tư vào sản xuất, làm ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích. Mặt khác, nhận thức của một bộ phận nông hộ trên địa bàn huyện không đồng đều, do vậy việc áp dụng tiến bộ khoa học còn hạn chế.
Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tiền Lệ Nguyễn Văn Hào cho biết, hợp tác xã có truyền thống sản xuất rau lâu đời. Cả thôn có 500 hộ tham gia trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP với 33,5ha đất trồng các loại rau: Cải canh, cải ngọt, cải chíp, rau dền, rau muống... Từ năm 2007, địa phương xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới với hơn 2,5ha; đồng thời, có kỹ sư về tận địa phương hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc. Tất cả các hộ tham gia đều được tập huấn, hướng dẫn quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, kỹ thuật bón phân, tưới tiêu, cách phun thuốc bảo vệ thực vật và thu hoạch sản phẩm đúng cách. Mặc dù đã khẳng định được thương hiệu, được người tiêu dùng biết và tin tưởng nhưng trên thực tế lượng rau tiêu thụ hàng ngày vẫn còn rất nhỏ so với sản lượng thu hoạch rau hằng ngày của nông dân trong vùng.
Theo ông Nguyễn Quang Đức, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức, để khắc phục tình trạng này, từ thực tế kinh nghiệm tại địa phương, Hoài Đức đã chủ động tập hợp nông dân giỏi để thành lập các hiệp hội ngành nghề trong nông nghiệp như: Hội nhãn chín muộn Hoài Đức, Hội bưởi đường Quế Dương. Đây là những diễn đàn kết nối nông dân giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, cách ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.
“Không riêng huyện Hoài Đức, một khi nông sản của các tỉnh, thành trong cả nước đã tham gia vào thị trường rộng lớn là phải chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng, như vậy phải phát triển hệ thống nông nghiệp đồng bộ. Theo đó, huyện xác định, trong sản xuất nông nghiệp phải đặt chất lượng nông sản lên hàng đầu thì mới cạnh tranh được”- lãnh đạo huyện Hoài Đức nhấn mạnh.
Sau dồn điền đổi thửa, trên địa bàn huyện Hoài Đức đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh, hiệu quả cao như vùng trồng nhãn chín muộn, bưởi đường Quế Dương, phật thủ Đắc Sở, Yên Sở; vùng trồng rau an toàn, chăn nuôi... Cụ thể, vùng chuyên canh tập trung cây ăn quả giá trị cao với tổng diện tích 540 héc-ta, gồm, vùng nhãn chín muộn 120 héc-ta, tại xã An Thượng, Đông La, Song Phương; Vùng trồng bưởi 230 héc-ta, trong đó, riêng tại xã Cát Quế đã được cấp Giấy chứng nhận nhóm liên kết sản xuất bưởi an toàn… Ngoài các vùng sản xuất này, huyện còn có vùng trồng cam, táo mang lại hiệu quả kinh tế cao. |
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59