Nông dân xã Trung Châu tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế

(LĐTĐ) Không chỉ phát huy tốt vai trò của mình trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống vật chất của người dân, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn, Hội Nông dân xã Trung Châu, huyện Đan Phượng còn là lá cờ đầu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương.
Nông dân xuống đồng chọn ngày 'lấy may' Nông dân huyện Đan Phượng hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp số Xuân mới đến thăm những “nông dân số”

Năm 2021, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt đời sống, sản xuất của người nông dân, bám sát sự chỉ đạo của các cấp, Hội Nông dân xã Trung Châu đã chủ động tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ trọng tâm, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua.

Có được thành tích này giữa bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp là do cấp Hội đã chủ động đổi mới linh hoạt, hiệu quả phương thức tổ chức hoạt động. Trong đó, Hội Nông dân xã Trung Châu đã đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như qua hệ thống tuyên truyền giữa các chi hội, tổ hội, thông qua nhóm zalo của hội, qua đài truyền thanh xã, qua mạng xã hội, tổ chức 10 buổi tuyên truyền lưu động tới từng thôn, làng, căng treo 200 pano áp phích tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19... với nhiều nội dung phong phú.

Nông dân xã Trung Châu tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế
Hội Nông dân xã Trung Châu ủng hộ công tác phòng, chống dịch tại địa phương.

Bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền, Hội cũng tổ chức vận động hội viên nông dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường nâng cao ý thức cộng đồng cho cán bộ, hội viên và nhân dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Các cấp hội đã thực hiện tốt các thông điệp 5K trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, kịp thời phối hợp với các ngành đoàn thể xã tập trung tuyên truyền, nắm bắt tình hình, phân công cán bộ, hội viên phối hợp rà soát truy vết các trường hợp đi từ vùng có dịch, các trường hợp có nguy cơ, các trường hợp có liên quan dịch tễ để kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo (BCĐ) xã và các ngành chức năng xử lý kịp thời và làm tốt các biện pháp phòng, chống dịch nhằm không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn.

Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, Hội Nông dân xã Trung Châu luôn bám sát cơ sở, bám sát chi hội, tổ hội phối hợp kịp thời, chủ động nắm bắt tình hình cụ thể trên địa bàn không để phát sinh các tình huống bất ngờ, kịp thời phát hiện những vi phạm, những phát sinh xảy ra trên địa bàn. Phân công từng đồng chí trong Ban Chấp hành Hội Nông dân xã, các chi hội trưởng, chi hội phó bám sát và theo dõi từng khu vực do mình phụ trách; thường xuyên giao ban báo cáo để kịp thời tháo gỡ và giải quyết.

Để hoàn thành kế hoạch này, Hội đã cử cán bộ và vận động hội viên nông dân tự nguyện tham gia các tổ Covid cộng đồng. Mỗi tổ gồm 3 người, thành lập 26 nhóm Covid với 78 hội viên tham gia, mỗi tổ phụ trách 81 hộ gia đình. Hàng ngày, các tổ sẽ đến tại các gia đình tuyên truyền người dân thực hiện tốt “5k” ; truy vết nhanh các trường hợp F1, F2 tại những nơi bị cách ly, phong tỏa.

Nông dân xã Trung Châu tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế
Giữa thời điểm dịch diễn biến phức tạp, Hội Nông dân xã Trung Châu cũng đã tiến hành tổ chức các “Điểm hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản” giữa các xã trong huyện đảm bảo nguyên tắc 2 tại chỗ trong phòng chống dịch.

Các hội viên trong hội cũng tham gia lắp đặt 3 chốt kiểm soát dịch tại 3 thôn có dịch và 14 chốt barie cố định nhắc nhở người dân thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ khi có các biểu hiện sốt, ho, đau họng… báo ngay với chính quyền địa phương hoặc trạm y tế. Đều đặn, mỗi ngày, Hội Nông dân xã được sự phân công của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch xã đi kiểm tra 1 lần trực tiếp kiểm tra thực tế tại các chốt.

Tại các đợt xét nghiệm sàng lọc và tiêm phòng vắc xin Covid-19, Hội Nông dân xã đều phân công từ 2-4 hội viên than gia hướng dẫn ghi chép phiếu tiêm và hỗ trợ công tác tiêm phòng cùng với lực lượng y tế và công an xã.

Sau khi chuyển sang vùng xanh an toàn, Hội Nông dân xã vẫn phối hợp duy trì trực vùng xanh với các tổ nhân dân tự quản “giữ chặt vùng xanh”, qua đó đã cử cán bộ, hội viên tham gia 14 chốt, mỗi chốt 6 người trực chia 2 ca cho đến khi có chủ trương thích ứng an toàn, rút chốt vùng xanh.

Nông dân xã Trung Châu tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế
Hội Nông dân hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản giữa bối cảnh lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh.

Đặc biệt, giữa thời điểm dịch diễn biến phức tạp, Hội cũng đã chủ động báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản” giữa các xã trong huyện, đảm bảo nguyên tắc 02 tại chỗ trong phòng, chống dịch. Qua đó đã thành lập 02 tổ tại 02 điểm tiêu thụ nông sản cho nông dân tại Hợp tác xã Trung Châu A và 1 điểm ở Trung Châu B; hỗ trợ kết nối và tổ chức điểm tiêu thụ nông sản cho nông dân huyện Hoài Đức 1,6 tấn ổi, tiêu thụ bán giúp nhân dân xã Trung Châu tổng số 30 tấn rau, củ, quả các loại.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân xã Trung Châu cũng đã tích cực tham gia vận động cán bộ, hội viên phát huy sức mạnh, huy động tối đa mọi nguồn lực, cơ sở, vật chất, tinh thần của đông đảo hội viên nông dân ủng hộ tiền và lương thực, thực phẩm, trang thiết bị phòng, chống dịch cả tiền mặt và hiện vật với tổng trị giá hàng tỷ đồng.

Với những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, Hội Nông dân xã Trung Châu đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và UBND huyện Đan Phượng cũng trao tặng Giấy khen cho Hội về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động