Nông dân Thủ đô phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị, trước yêu cầu mới đòi hỏi phải xây dựng nông dân Thủ đô khác biệt về tư duy và nhận thức. Nông dân Hà Nội sản xuất không chỉ để phục vụ thị trường khoảng 10 triệu dân của Thủ đô mà còn hướng tới thị trường toàn cầu.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô Đối thoại, hỗ trợ nông dân Thủ đô chuyển đổi số và liên kết hợp tác

Sáng 29/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân Thủ đô năm 2024. Hội nghị diễn ra trực tiếp tại hội trường UBND thành phố Hà Nội, kết nối trực tuyến đến 18 điểm cầu tại các huyện, thị xã, thu hút sự tham dự của hơn 2.000 đại biểu, gồm nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, chủ trang trại, giám đốc hợp tác xã và nông dân tiêu biểu.

Đối thoại có chủ đề “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.

Nhiều chính sách đặc thù để hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp

Điều hành phần đối thoại giữa hội viên, cán bộ Hội nông dân, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, để chuẩn bị cho buổi đối thoại, Ban Thường vụ Hội Nông dân đã nhận được tổng cộng 68 câu hỏi, ý kiến, kiến nghị, đề xuất, trong đó có một số ý kiến trùng hợp, qua tổng hợp còn 35 ý kiến, kiến nghị thuộc 6 nhóm vấn đề liên quan đến chủ trương, định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn; các cơ chế, chính sách về đất đai; cơ chế chính sách về môi trường, an toàn thực phẩm; cơ chế hỗ trợ nông dân ứng dụng chuyển đổi số; hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác; hỗ trợ cán bộ, hội viên nông dân…

Nông dân Thủ đô phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân Thủ đô năm 2024.

Sau một buổi sáng làm việc với tinh thần khẩn trương, tích cực, thẳng thắn, cởi mở và trách nhiệm cao, Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với nông dân Thủ đô đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra.

Tại hội nghị có 12 kiến nghị trực tiếp của cán bộ hội, hội viên, nông dân; các ý kiến tập trung vào 3 nhóm vấn đề: các vấn đề liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn; các vấn đề liên quan ứng dụng chuyển đổi số và liên kết hợp tác trong sản xuất nông nghiệp; các vấn đề liên quan công tác bảo vệ môi trường nông thôn, xây dựng vùng sản xuất an toàn, xúc tiến thương mại và hỗ trợ nông nghiệp. Các kiến nghị đã được đại diện lãnh đạo các sở, ngành Thành phố chia sẻ, giải đáp, làm rõ ngay tại hội nghị.

Cụ thể, liên quan đến các câu hỏi của nông dân đối với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.

Với câu hỏi liên quan đến xúc tiến, tạo đầu ra cho sản phẩm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Đại cho biết, năm 2023 lần đầu tiên Hà Nội đã xuất khẩu nông sản đạt 1 tỷ USD, 6 tháng đầu năm 2024 thống kê cho thấy sản phẩm nông nghiệp của Thành phố xuất khẩu được hơn 800 triệu USD. Với đà này, chắc chắn năm 2024 Hà Nội sẽ xuất khẩu vượt kết quả năm 2023.

Nông dân Thủ đô phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị.

Ngoài sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề cũng xuất khẩu khá tốt. Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các tổ chức quốc tế đưa 2 làng nghề Vạn Phúc và Bát Tràng vào mạng lưới các làng nghề thủ công mỹ nghệ thế giới, mở ra hướng đi cho xuất khẩu sản phẩm.

Về những cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và khôi phục thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, một số ý kiến hội viên nông dân cho rằng còn thấp và đề nghị cần nâng mức hỗ trợ thêm, ông Nguyễn Xuân Đại đồng tình và cho rằng đúng là hiện nay nhiều chính sách hỗ trợ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do vướng các quy định của Trung ương. Hiện nay, Luật Thủ đô, Thành phố đã đưa vào rất nhiều các chính sách đặc thù để hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp cao hơn so với quy định của Trung ương…

Thay đổi để đáp ứng nhu cầu thời kỳ mới

Ghi nhận những đóng góp của giai cấp nông dân Thủ đô, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đánh giá, trong những năm qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng hàng hoá tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Nông dân Thủ đô phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại hội nghị.

Nông dân đã phát huy tốt hơn vai trò là chủ thể trong tham gia phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn có những thay đổi vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dần được nâng cao; an ninh trật tự xã hội ở nông thôn được đảm bảo.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần sỹ Thanh khẳng định: Thành ủy, HĐND, UBND và chính quyền địa phương các cấp thành phố Hà Nội luôn luôn coi trọng và đánh giá rất cao vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Người đứng đầu chính quyền Hà Nội nhấn mạnh, đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, giai cấp nông dân cần thích ứng với thời đại, không nằm ngoài xu thế này. Theo Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh, cần xây dựng một giai cấp nông dân Hà Nội mang bản sắc riêng, thể hiện tầm vóc Thủ đô.

Trước yêu cầu mới, đòi hỏi phải xây dựng nông dân Thủ đô khác biệt về tư duy và nhận thức. “Xưa chúng ta vẫn có suy nghĩ là nông dân nghĩ nhỏ, làm việc nhỏ nay nông dân phải nghĩ lớn và làm lớn. Nông dân Hà Nội sản xuất không chỉ để phục vụ thị trường khoảng 10 triệu dân của Thủ đô mà còn hướng tới thị trường toàn cầu”, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị.

Nông dân Thủ đô phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm
Đại diện nông dân Thủ đô nêu kiến nghị.

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cũng cho biết, định hướng đến năm 2030, nông nghiệp Hà Nội phải là nông nghiệp sạch, từ đất, nước đến không khí, và làm sạch môi trường, đặc biệt là các con sông. Hà Nội phải tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu nông sản và làng nghề Hà Nội.

Nông dân phải biết “thổi hồn” vào sản phẩm, phải có câu chuyện cho sản phẩm nông sản và làng nghề. Các sản phẩm phải có chứng nhận và phải xây dựng được thương hiệu “made in Ha Noi”.

Nông dân cần thực hiện sản xuất sạch, không còn tình trạng “rau hai luống, lợn hai chuồng”, mà phải “rau một luống, lợn một chuồng”, đồng thời giảm thiểu phát thải môi trường, từ đó xây dựng thương hiệu nông nghiệp và làng nghề đặc trưng của Hà Nội.

Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định sẽ có kế hoạch, chiến lược và tầm nhìn cụ thể tạo động lực cho phát triển nông nghiệp nông dân và nông thôn. Trong đó, phải làm tốt công tác quy hoạch và sẽ hỗ trợ nông dân trong vùng quy hoạch không để cung vượt cầu. Các cấp Hội nông dân cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương cũng cần vào cuộc để hỗ trợ nông dân.

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cũng bày tỏ mong muốn đến năm 2030, hội viên nông dân được hưởng đầy đủ bảo hiểm y tế và người nông dân có quyền nghỉ hưu như các tầng lớp khác, thay vì phải lao động đến cuối đời như trước đây.

Chủ tịch UBND Thành phố hứa sẽ đáp ứng tối đa nguyện vọng hợp lý, hợp tình để hỗ trợ nông dân; tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ nông dân và các cấp hội vươn lên. Nhà nước sẽ đóng vai trò hỗ trợ hiệu quả như “bà đỡ”, nhưng sự chủ động và trách nhiệm nằm ở chính người nông dân.

Nông dân Thủ đô phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh với đại diện Nông dân Thủ đô dự hội nghị.

Do đó, mỗi nông dân, mỗi làng nghề cũng cần có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu thời kỳ mới. Mỗi nông dân cần suy nghĩ mình là nông dân Thủ đô, phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm và những kết quả cụ thể.

Nông nghiệp, nông dân Thủ đô đạt nhiều kết quả quan trọng

Trước đó, báo cáo kết quả thực hiện Kết luận của Thường trực Thành ủy tại hội nghị Đối thoại với nông dân Thủ đô năm 2024, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Phạm Hải Hoa cho biết, thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Từ năm 2023 đến 2024, Hà Nội đã có 526.199 lượt hộ hội viên nông dân đăng ký Hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Qua bình xét có 326.110 lượt hộ đạt tiêu chuẩn, chiếm 62% so với số hội viên đăng ký. Tổ chức duy trì 206 Câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp cơ sở nhằm tạo diễn đàn cho nông dân giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, liên kết giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời thành lập và ra mắt “Câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” cấp Thành phố; chỉ đạo thành lập và ra mắt câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện tại Quốc Oai, Ba vì, Ứng Hòa, Thạch Thất.

Các cấp Hội cũng đã phối hợp tổ chức tập huấn kiến thức về kỹ năng thông tin, thị trường, khoa học, kỹ thuật công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến cho hơn 251.700 lượt cán bộ, hội viên nông dân; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hơn 53.800 lượt cán bộ, hội viên, nông dân...

Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới
Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới

Vận động, hướng dẫn thành lập mới được 792 tổ hợp tác với hơn 6.680 thành viên và 59 hợp tác xã với hơn 1.060 thành viên; hướng dẫn thành lập được 27 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề, nhân cấy nghề cho hơn 12.200 hội viên nông dân về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm, phát triển nghề tiểu tủ công nghiệp.

Năm 2023 và 2024, Hội đã kết nạp được 19.175 hội viên, nâng tổng số hội viên của Thành phố là 447.449 hội viên. Công tác xây dựng, quản lý quỹ Hội được tiếp tục triển khai hiệu quả. Tổng nguồn quỹ Hội đến nay đạt hơn74 tỷ đồng.

Về kết quả xây dựng, cụ thể hóa các Đề án, Hội Nông dân Thành phố đã cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo và tổ chức ký kết, triển khai các Chương trình phối hợp với các sở, ngành giai đoạn 2023 - 2028.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Hà Nội vẫn còn chưa tương xứng và chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô: quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, việc hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông dân còn hạn chế. Hoạt động của Hội Nông dân các cấp chưa phát huy hết được tiềm năng, sức sáng tạo của cán bộ, hội viên, nông dân; các cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành phố còn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyện vọng của nông dân...

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vì sao giá vàng thế giới giảm mạnh?

Vì sao giá vàng thế giới giảm mạnh?

(LĐTĐ) Sáng nay (6/12), giá vàng thế giới quay đầu giảm tới 0,77%, tương đương với mốc giảm gần 5 triệu đồng/lượng so với phiên trước.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/12: Ngày có mưa rải rác, nhiệt độ giảm nhẹ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/12: Ngày có mưa rải rác, nhiệt độ giảm nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 6/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm có mưa vài nơi, ngày có mưa rải rác. Gió đông đến Đông Bắc cấp 2-3.
Âm thanh làng chạm khắc gỗ Vân Hà

Âm thanh làng chạm khắc gỗ Vân Hà

(LĐTĐ) Hơn 300 năm với nghề chạm khắc gỗ thủ công, người dân tại làng nghề Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội vẫn cần mẫn tạo ra những sản phẩm độc đáo, phục vụ nhu cầu của khách hàng. Tiếng đục đẽo ở các xưởng đã trở thành âm thanh quen thuộc trong nhịp sống của người dân nơi đây. Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều người dân vẫn miệt mài gìn giữ nghề truyền thống cũng như tìm hướng đi mới để làng nghề không bị mai một trong dòng chảy cuộc sống hiện đại.
Kết nối đưa sản phẩm OCOP Nghệ An ra Thủ đô

Kết nối đưa sản phẩm OCOP Nghệ An ra Thủ đô

(LĐTĐ) Nghệ An là tỉnh đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm OCOP được xếp hạng từ 3 sao trở lên. Thời gian qua, Nghệ An tăng cường quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP đi các tỉnh, thành trong cả nước, nhất là tại Thủ đô Hà Nội.
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội

Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội

(LĐTĐ) Chương trình quảng bá du lịch “Đêm Trúc Bạch 2024” do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức vừa qua có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục khẳng định nỗ lực và vai trò của Thành phố đối với việc tập trung phát triển kinh tế đêm thông qua các sản phẩm du lịch, nhằm khai thác tiềm năng của Thủ đô một cách toàn diện và bền vững.
Nhìn những mùa đông qua

Nhìn những mùa đông qua

(LĐTĐ) Cơn gió lạnh lùa qua khe cửa lúc vừa tỉnh giấc làm ta bất chợt rùng mình. Bên ngoài trời cứ rả rích gieo xuống nhân gian những giọt nỉ non vô tận. Mây vần vũ làm cho rạng đông thêm chút thâm u. Tôi vội khoác hờ chiếc áo đứng co ro nơi hè nhà nhìn mùa đông bắt đầu gõ cửa. Hết nắng rồi đến mưa cho ta cảm nhận khúc chuyển giao của đất trời.
Tuyển sinh đại học năm 2025: Những điểm mới cần biết  về các kỳ thi riêng

Tuyển sinh đại học năm 2025: Những điểm mới cần biết về các kỳ thi riêng

(LĐTĐ) Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngành Giáo dục khi có lứa học sinh đầu tiên tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chính vì vậy, công tác tuyển sinh đại học dự kiến có nhiều thay đổi. Các kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh cũng có những điều chỉnh quan trọng để trở nên phù hợp hơn.

Tin khác

Hà Nội triển khai sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025

Hà Nội triển khai sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiêm túc theo chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và các bộ, ngành. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh: Khi đã có hướng dẫn đầy đủ, tư tưởng, nhận thức thông suốt thì tin tưởng hành động sẽ thành công.
Hà Nội sẽ hoàn thành tổng kết sắp xếp bộ máy trong tháng 12/2024

Hà Nội sẽ hoàn thành tổng kết sắp xếp bộ máy trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định với quyết tâm chính trị cao nhất để trong tháng 12/2024, Thành phố hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đề án quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công: Một năm nhìn lại

Đề án quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công: Một năm nhìn lại

Sau hơn một năm triển khai,“Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030” đã cơ bản đảm bảo tiến độ, chất lượng và đạt một số kết quả ấn tượng. Tuy vậy, bên cạnh những tích cực cũng cần đánh giá cụ thể hiệu quả của từng mảng công tác, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng, tiến độ thực hiện.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Triển khai ngay tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Triển khai ngay tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

(LĐTĐ) Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chỉ đạo tập trung vào 4 nhiệm vụ: Triển khai ngay tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để tổ chức ại hội Đảng các cấp từ cấp chi bộ; Tập trung cao độ trong công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; Chỉ đạo quyết liệt trong xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường.
Hà Nội triển khai đợt sinh hoạt chính trị về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hà Nội triển khai đợt sinh hoạt chính trị về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, chiều 4/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong quán triệt chuyên đề về “Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Nắm chắc tình hình cán bộ được quy hoạch nguồn nhân sự cấp ủy

Nắm chắc tình hình cán bộ được quy hoạch nguồn nhân sự cấp ủy

(LĐTĐ) Tại Hội nghị lần thứ 20 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, ngày 4/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết trình bày Tờ trình nội dung về Kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát năm 2025 của Thành ủy.
Quán triệt tinh thần tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Quán triệt tinh thần tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(LĐTĐ) Sáng 4/12, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 20 xem xét, quán triệt nhiều nội dung quan trọng.
“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

(LĐTĐ) Đối với công tác bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã quyết định triển khai dự án khẩn cấp; giao Sở Xây dựng chủ trì với các sở, ngành, ban quản lý dự án và các địa phương đẩy nhanh tiến độ dự án. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu đến 2/9/2025 phải hoàn thành, trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào. Quá trình thực hiện phải đặc biệt chú ý phương án bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái Hồ Tây bổ cập nước hồ về sông Tô Lịch.
Sáng nay (2/12), Hà Nội tổ chức Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024

Sáng nay (2/12), Hà Nội tổ chức Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 2-3/12, Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 với chủ đề: “Đô thị thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững” diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội.
Quán triệt, triển khai những định hướng của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quán triệt, triển khai những định hướng của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 284-KH/TU về triển khai đợt sinh hoạt chính trị “Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” trong toàn Đảng bộ Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động