Nỗ lực giúp người lao động phòng tránh “tín dụng đen”
Phát biểu tham luận tại Đại hội Công đoàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 sáng 24/9, ông Hoàng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổ chức Tài chính vi mô CEP cho biết, do tác động của đại dịch Covid-19, điều kiện việc làm, thu nhập không ổn định, không có tiết kiệm dự phòng nên nhiều công nhân lao động đã vướng vào nạn “tín dụng đen”.
"Tín dụng đen tiếp cận, cho vay rất nhanh với lãi suất rất cao ẩn dưới danh nghĩa nhiều loại phí, từng bước bào mòn người đi vay, kèm các thủ đoạn đòi nợ phi pháp, khiến cho nhiều công nhân phải nghỉ việc, lâm vào tình trạng khốn quẫn. Tín dụng đen là nhân tố gây mất ổn định đời sống, việc làm của công nhân, lao động và an ninh trật tự xã hội nói chung", ông Hoàng Văn Thành nhận định.
Theo ông Hoàng Văn Thành, Đại hội Công đoàn TP.HCM lần thứ XII đã xây dựng Chương trình “Công đoàn TP.HCM đẩy mạnh hoạt động trợ vốn cho đoàn viên - người lao động, góp phần tham gia phòng chống tín dụng đen giai đoạn 2023 - 2028”. Đây là một trong những chương trình, giải pháp trọng tâm tại Đại hội Công đoàn TP.HCM lần thứ XII.
Ông Hoàng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổ chức Tài chính vi mô CEP phát biểu tham luận tại Đại hội Công đoàn TP.HCM lần thứ XII. |
Nhằm chung tay cùng Công đoàn TP.HCM thực hiện thành công chương trình này, qua đó phát huy sứ mệnh giảm nghèo, bền bỉ gắn bó cùng cùng công nhân - lao động trong hành trình vượt nghèo của Tổ chức Tài chính vi mô CEP, ông Hoàng Văn Thành cho biết, sẽ mở rộng phạm vi phục vụ cho công nhân - lao động thông qua việc thành lập thêm các Chi nhánh, phòng, điểm giao dịch, điểm tư vấn tại các địa phương, các khu công nghiệp, khu chế xuất, giúp công nhân - lao động dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Bên cạnh đó, CEP sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện quy trình và thủ tục, cải tiến sản phẩm tiết kiệm đoàn viên, giúp công nhân lao động thói quen tiết kiệm để dự phòng cho các rủi ro phát sinh, tránh vay “tín dụng đen”. Thực hiện chiều sâu dịch vụ phát triển cộng đồng, hỗ trợ hiệu quả cho công nhân, lao động thông qua các chương trình như “mái nhà CEP”, “học bổng CEP”, “hỗ trợ tài chính khẩn cấp”.
Nâng cao kiến thức tài chính, giúp người lao động phòng tránh “tín dụng đen” và quản lý hiệu quả tài chính cá nhân. Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông, kết hợp tuyên truyền tác hại “tín dụng đen”, chương trình giáo dục tài chính cho người lao động qua App CEP, kênh Zalo, Youtube của CEP. Xây dựng công cụ tính toán lãi suất và xác định mức vay phù hợp tích hợp trên web CEP, giúp công nhân chủ động lựa chọn phương án vay vốn phù hợp.
Tổ chức Tài chính vi mô CEP trao quà cho người lao động nghèo. Ảnh: CEP |
Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2023 - 2028, CEP hỗ trợ trên 1.4 triệu lượt công nhân lao động với tổng doanh số cho vay trên 50 nghìn tỷ đồng; huy động tiền gửi có kỳ hạn là 2.500 tỷ đồng; huy động tiết kiệm từ đoàn viên, người lao động là 1.200 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển cộng đồng cho 195.000 lượt công nhân lao động với tổng kinh phí 60 tỷ đồng; tổ chức cho 63.000 lượt công nhân tham gia các hoạt động phòng chống “tín dụng đen” và tư vấn tài chính cá nhân cho 76.000 công nhân.
Để thực hiện các mục tiêu trên, ông Hoàng Văn Thành đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam có chủ trương để LĐLĐ các cấp tham gia gửi tiền có kỳ hạn tại CEP, góp phần gia tăng nguồn vốn phục vụ công nhân, lao động. Cho phép áp dụng cơ chế đặc thù về quản lý tài chính đối với CEP trên cơ sở Luật các tổ chức tín dụng và văn bản pháp luật chuyên ngành. Kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sửa Luật, Thông tư, tạo hành lang pháp lý phù hợp với thực tiễn hoạt động tài chính vi mô.
Ngoài ra, LĐLĐ TP.HCM cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo Công đoàn các cấp, các đơn vị trực thuộc phối hợp và tích cực hỗ trợ CEP triển khai hoạt động đến người lao động; có cơ chế khuyến khích các cấp Công đoàn trực thuộc gửi tiền gửi có kỳ hạn tại CEP.
Theo ông Hoàng Văn Thành, trong 32 năm hình thành và phát triển, CEP đã hỗ trợ vốn vay cho 5,4 triệu lượt hộ gia đình công nhân - lao động nghèo tại TP.HCM, các tỉnh miền Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long với số tiền trên 83.000 tỉ đồng. Kịp thời hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn, hạn chế tình trạng vay tín dụng đen, từng bước ổn định cuộc sống và đi lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13