Nỗ lực đảm bảo điện phục vụ người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Những ngày qua, nhiều nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phải chịu cảnh bị cắt điện trong nhiều giờ. Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt, không có điện, cuộc sống của một bộ phận người dân trở nên vất vả, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nhiều. Trước thực trạng này, Bộ Công Thương, ngành Điện đã có nhiều giải pháp để đảm bảo điện phục vụ nhân dân.
Cây sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của ngành điện Công nhân ngành Điện Hà Nội: Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Thời tiết nắng nóng cao độ, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhất là các thiết bị làm mát như điều hoà, quạt hơi nước... Qua app theo dõi về tình hình sử dụng điện hằng ngày, bà Cao Thị Quyên ở phường Quang Trung, quận Hà Đông (Hà Nội) đã thấy rõ số điện gia đình dùng tăng cao hơn nhiều, mỗi ngày gia đình bà sử dụng 1-2 điều hòa cùng các thiết bị điện như tủ lạnh, quạt, bếp đun nấu, đèn chiếu sáng… đã tiêu tốn 40-43 kW điện/ngày. So với trước thời điểm nắng nóng thì tăng gấp hai lần. “Gia đình tôi cũng luôn nhắc nhở con cháu tắt các thiết bị khi không cần thiết, ban ngày các con đi làm, hai ông bà với 3 cháu ở nhà chỉ sử dụng 1 điều hòa, tối ngủ thì gia đình 7 người nên phải sử dụng 2 điều hòa. Tôi đã hạn chế giặt quần áo bằng máy, không rửa bát bằng máy để giảm bớt thiết bị sử dụng điện”, bà Quyên cho hay.

Nỗ lực đảm bảo điện phục vụ người dân, doanh nghiệp
Cán bộ, nhân viên ngành Điện Hà Nội nỗ lực đảm bảo an toàn cấp điện cho người dân Thành phố

Mặc dù khu vực sinh sống của gia đình bà Quyên chưa bị cắt điện, nhưng gia đình bà Quyên cũng như nhiều hộ gia đình tại đây cũng đã có ý thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Từ hộ gia đình, các doanh nghiệp, cơ quan hành chính đều sử dụng tăng cao nên theo Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) tính chung toàn thành phố, lượng điện tiêu thụ trong tháng 5 đã tăng 22,5% so với bình quân tháng 4. Cụ thể, lượng điện tiêu thụ trung bình ngày trên toàn thành phố tháng 3 là 58.336 triệu kWh, tháng 4 là 61.542 triệu kWh thì tháng 5 là 75.406 triệu kWh…

Những ngày qua, ghi nhận mức tiêu thụ điện liên tục tăng cao, khiến các thiết bị trên lưới điện liên tục vận hành trong tình trạng đầy tải, thậm chí quá tải, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các sự cố cục bộ, nguy cơ cháy nổ cũng sẽ tăng cao so với bình thường. Để đảm bảo an toàn vận hành hệ thống điện, một số khu vực trên địa bàn Hà Nội đã phải ngừng, giảm cung cấp điện khẩn cấp. Không có điện, nhiều hộ dân trên địa bàn Thành phố đã phải chống chọi với sự nóng nực và sinh hoạt khó khăn; trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, nhiều hợp đồng bị trễ hạn với khách nên phải tổ chức làm tăng ca đêm thì lại bị phát sinh chi phí tăng gấp đôi (lương, hỗ trợ ăn uống…) trong khi năng suất làm đêm chỉ bằng 50-70% ban ngày. Bên cạnh đó, hiện nay hệ thống máy móc chủ yếu là công nghệ tự động hóa, việc vận hành liên tục mà bị ngắt quãng do mất điện cũng dẫn đến báo lỗi, doanh nghiệp phải sửa chữa, cài đặt lại, mất thời gian và tăng chi phí.

Trước thực trạng khó khăn của ngành Điện, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ đầu tháng 6 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và nỗi khổ của người dân do sự bất tiện của việc mất điện gây ra. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, từ tháng 5 đến nay, tình trạng nắng nóng kỷ lục trên cả nước, diễn biến phức tạp, kéo dài dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt. Trong khi nước về các hồ thủy điện ở phía Bắc thấp, gây ảnh hưởng đến việc cung ứng điện cho mùa khô năm 2023. Ngoài ra, nguồn than nhập khẩu về chậm hơn so với nhu cầu cung ứng cho sản xuất điện. Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện mức cao nhất, đặc biệt là trong giai đoạn ngắn hạn. Bộ Công Thương thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng với các giải pháp quyết liệt khẩn trương, đảm bảo cung ứng điện trong mùa nắng nóng.

Những ngày cuối tháng 6/2023, dự báo miền Bắc tiếp tục đối mặt với nắng nóng kéo dài trong gần 2 tuần liên tục, dự kiến phụ tải miền Bắc và hệ thống điện Quốc gia sẽ tiếp tục có thể còn tăng cao hơn trong các ngày tới. Để tránh quá tải cục bộ gây gián đoạn việc cung cấp điện, EVN Hà Nội cũng khuyến cáo người dân, các cơ quan, công sở, cơ sở kinh doanh sản xuất... cùng chung tay sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết và hạn chế sử dụng các thiết bị có công suất lớn vào các khung giờ cao điểm của hệ thống điện, từ 11h30 - 14h30 và từ 20h - 22h hàng ngày.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chỉ ra 3 giải pháp chính, trong đó nhấn mạnh đảm bảo và tăng cường công tác vận hành, vận hành hệ thống điện sẵn có và đảm bảo việc cung cấp nhiên liệu để phục vụ sản xuất điện. Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị điện lực tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ mà Thủ tướng và Chính phủ giao để đảm bảo cung ứng điện mùa khô năm 2023. Đồng thời rà soát công tác vận hành hệ thống điện, chỉ đạo các đơn vị phát điện chuẩn bị tư liệu sẵn sàng phục vụ cho phát điện…

Về giải pháp tiết kiệm điện, không phải khi thiếu điện mới tiết kiệm điện mà đây là chính sách xuyên suốt từ trước đến nay, đặc biệt việc này có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Hiện nay đã có 55/63 UBND các tỉnh, thành ban hành văn bản chỉ đạo tiết kiệm điện trên địa bàn. Kết quả sản lượng điện tiết kiệm điện hàng ngày khoảng 20 triệu kWh/ngày, tương đương 2,5% sản lượng điện tiêu thụ. Đối với các dự án điện gió, điện mặt trời không nằm trong quy hoạch, vừa qua Thủ tướng đã phê duyệt Quy hoạch điện VIII, trong đó chỉ nêu tổng công suất điện gió, điện mặt trời sẽ phát triển đến năm 2030. Trong quy hoạch không nêu cụ thể dự án điện. Bộ Công Thương đang xây dựng quy hoạch theo nhiệm vụ được Thủ tướng giao. Trong đó sẽ cụ thể hoá quy mô công suất điện, tiến độ các dự án theo từng địa phương.

Tuy nhiên, những dự án không nằm trong quy hoạch là dự án gặp một số vấn đề, Bộ Công Thương đã có văn bản hướng dẫn giải quyết vấn đề này. Căn cứ Luật giá, Luật Điện lực làm cơ sở cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và chủ dự án đàm phán giá điện. Việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án là cần thiết, tuy nhiên, ngoài vấn đề cơ chế giá điện, các dự án phải tuân thủ quy định pháp luật. Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN và các tỉnh hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Ông Đỗ Thắng Hải hy vọng các dự án không nằm trong quy hoạch sớm khắc phục được khó khăn, vướng mắc để đưa điện hoà vào mạng lưới, đảm bảo điện cho sản xuất, cũng như đời sống nhân dân.

Tuấn Minh

Nên xem

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

(LĐTĐ) Luật Công đoàn (sửa đổi) vẫn quy định kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp... đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Các bến xe tại TP.HCM lên kế hoạch phục vụ đi lại dịp Tết Ất Tỵ 2025

Các bến xe tại TP.HCM lên kế hoạch phục vụ đi lại dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Các bến xe tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang lên kế hoạch phục vụ hành khách trong 20 ngày cao điểm trước và sau Tết Nguyên đán Tết Ất Tỵ 2025.
Giá xăng dầu hôm nay (27/11): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay (27/11): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc

(LĐTĐ) Hôm nay (27/11), giá dầu thế giới tiếp đà giảm của phiên giao dịch nhiều biến động, sau khi Israel đồng ý thỏa thuận ngừng bắn với Lebanon, làm giảm mức rủi ro của dầu. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,69 USD/thùng, giảm 0,35%; giá dầu Brent ở mốc 72,74 USD/thùng, giảm 0,38%.
HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC

HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC

(LĐTĐ) HDBank vừa chính thức hợp tác với PwC, trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam triển khai toàn diện dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững.”
Hơn 400 tiểu sành, hài cốt được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước

Hơn 400 tiểu sành, hài cốt được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước

(LĐTĐ) Tính đến thời điểm hiện tại, trong số 408 tiểu sành, hài cốt được phát hiện trong thời gian gần đây, địa phương đã xác định có 354 hài cốt. Số tiểu sành, hài cốt này được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước và cải tạo mặt đường tại khu vực ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội).
Triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động

Triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Năm 2024, các đơn vị trong Cụm thi đua số 4 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội (gồm LĐLĐ các huyện: Phúc Thọ, Ba Vì, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai) đã triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động.
Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu đạt tỷ lệ 90% trở lên

Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu đạt tỷ lệ 90% trở lên

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3908/UBND-KGVX về triển khai tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu (Td) trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Tiếp sức cho doanh nghiệp

Tiếp sức cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành. Trong đó, các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng có sự hồi phục đáng kể, cùng với các gói tín dụng ưu đãi cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu vay vốn.
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thương mại điện tử được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành “sân chơi tỷ đô” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, buộc các doanh nghiệp phải bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số…
Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024

Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024

(LĐTĐ) Tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vào ngày 15/11, Vạn Phúc City đã nhận cú đúp giải thưởng khi được vinh danh ở 2 hạng mục là "Best Waterfront Township Development - dự án phát triển khu đô thị ven sông tốt nhất" và "Best Township Masterplan Design - dự án Khu đô thị có thiết kế quy hoạch tốt nhất".
Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ

Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ

(LĐTĐ) Để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng, thành phố Hà Nội đã giao Sở Công Thương chủ trì, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, Hà Nội đã đưa ra những cam kết và khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó, phấn đấu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố.
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(LĐTĐ) Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp ở Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm đến việc chuyển đổi số, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Điều này được cụ thể hóa khi có đến 45% doanh nghiệp Hà Nội đã có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp ở Hà Nội hiệu suất thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?

Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?

(LĐTĐ) Để tránh trường hợp ra đến sân bay, cửa khẩu mới biết mình nợ thuế và bị cơ quan thuế tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế khuyến cáo, người nộp thuế nên thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế của mình để có kế hoạch nộp thuế đúng hạn, không để tình trạng nợ thuế dây dưa, kéo dài.
Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai

Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai hy vọng, Hiệp hội doanh nghiệp Đức sẽ tiếp tục là cầu nối hiệu quả, giới thiệu các đối tác Đức đến tìm hiểu, kinh doanh và đầu tư cũng như các tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa tại tỉnh Đồng Nai.
Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội

Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội

(LĐTĐ) Việc tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra cơ hội lớn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tận dụng cơ hội từ FTA mới chỉ diễn ra với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, còn doanh nghiệp nội, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tận dụng thời cơ còn hạn chế. Vì thế, để hỗ trợ doanh nghiệp, theo các chuyên gia, cần thiết có những chương trình hỗ trợ riêng cho từng thị trường, từng hiệp định.
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Xem thêm
Phiên bản di động