Những việc cần làm ngày Tất niên

Sau lễ cúng Táo quân, không khí Tết thật sự bắt đầu. Nhà nhà bận rộn dọn dẹp, sắm Tết và chuẩn bị cho lễ cúng Tất niên.
nhung viec can lam ngay tat nien Điều cần lưu ý khi cúng rằm tháng Chạp
nhung viec can lam ngay tat nien Độc đáo lễ cúng Rằm tháng Bảy của người Nùng ở Lạng Sơn
nhung viec can lam ngay tat nien Cách cúng Rằm tháng Bảy để vừa thành tâm vừa tiết kiệm
nhung viec can lam ngay tat nien Trong tháng cô hồn, người Việt kiêng kỵ gì?
nhung viec can lam ngay tat nien
Lễ cúng Tất niên thường được các gia đình tổ chức ngày 30 Tết. Ảnh: T.L

Mâm cỗ cúng Tất niên

Trước Tết Nguyên đán có lễ cúng Tất niên - một nghi lễ cổ truyền. Tùy điều kiện thời gian của từng gia đình mà tổ chức phù hợp vào các ngày trước đó là 27, 28, 29 Âm lịch và đa số các nhà thường làm vào chiều 30 Tết – khi con cháu đi làm ăn xa đã trở về sum vầy cùng gia đình. Ngày này ở các vùng quê, nhiều nhà còn “đụng” lợn, trâu, bò, mổ gà… để ăn Tết.

Thời điểm này, bàn thờ Phật, gia tiên cơ bản được bao sái sạch đẹp. Nhà cửa đã trang hoàng đào, mai, quất... Tất cả việc chuẩn bị cho một cái Tết đầm ấm, đoàn viên đã xong, tất cả mọi người tham dự bữa cơm Tất niên sum họp đông đủ chờ đón xuân sang.

Với người Việt, bữa cơm Tất niên là khoảnh khắc thiêng liêng để các thành viên gắn kết với nhau. Bữa cơm Tất niên cũng là dịp gặp gỡ bạn bè, anh em thân thuộc. Bữa cơm Tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời các Táo quân về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc.

Các cụ xưa quan niệm, càng đông đủ các thế hệ dự bữa cơm Tất niên chứng tỏ gia đình đó càng nhiều “phúc lộc”, may mắn.

Trên bàn thờ chiều 30 Tết phải có đầy đủ hương, đèn. Nén hương thơm theo quan niệm xưa là tượng trưng cho tinh tú, sự nối kết âm - dương.

Đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời (do đó luôn phải có hai cây đèn ở hai bên ban thờ).

Tùy tín ngưỡng vùng miền mà biện lễ, nhưng không thể thiếu mâm ngũ quả, gồm 5 loại quả khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc.

Bên cạnh đó là hoa, tiền mã giấy, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét)...

Cỗ mặn, hoặc cỗ chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, chế biến thơm ngon, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Mâm cỗ Tất niên phần nào nói lên sở thích của từng vùng miền. Cỗ Tất niên của người miền Bắc đều có gà luộc lá chanh và giò thủ. Cỗ tất niên ở miền Nam thường có tôm khô, củ kiệu, thịt kho nước dừa ăn chung với dưa giá.

Cỗ cúng Tất niên không có quy định chặt chẽ, tùy nhà mà biện lễ. Quan trọng là thành tâm, nghiêm cẩn, chứ không phải linh đình, rượu chè quá mức. Mọi người vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ, động viên nhau năm mới nỗ lực vươn lên trong bầu không khí đầm ấm, hòa thuận.

Nhiều cơ quan, nhóm hội, công ty cũng tổ chức cúng tất niên cuối năm để tạ ơn trời đất, thần linh… đã gia hộ cho công việc làm ăn năm qua suôn sẻ. Họ liên hoan, trò chuyện tổng kết chuyện vui buồn năm cũ cho qua, và những dự định mới mẻ cho năm mới.

Lễ tạ mộ

Ngày 30 Tết nhiều gia đình ở quê đi tạ mộ, rồi về nhà ăn bữa cơm Tất niên luôn. Tạ mộ là để con cháu cảm ơn thần linh, thổ địa khu vực có mộ phần (tương tự lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên, tiền chủ nơi nhà đang sống dịp cuối năm), đồng thời mời tổ tiên về ăn Tết.

Sáng 30 Tết, trong lúc phụ nữ chuẩn bị cỗ bàn thì nam phụ, lão ấu trong nhà mang hương hoa, vàng mã đi tạ mộ (chạp mộ). Lúc này mộ phần đã được con cháu ở gần sửa sang đẹp đẽ, mọi người chỉ việc bày hoa quả, thắp hương mời gia tiên về ăn Tết.

Theo hướng dẫn của chuyên gia Nguyễn Khắc Hiếu (Công ty TNHH kiến trúc phong thủy Việt Nam), lễ tạ mộ ở nghĩa trang có nơi thờ thần linh, thổ địa riêng thì phải bày lễ hai nơi và tùy địa phương mà có điều chỉnh thích ứng. Còn lễ tạ mộ truyền thống, cần sắm lễ hoa quả đơn giản (hương, nước, hoa tươi, trầu cau, hoa quả, thuốc lá, chè, rượu trắng (kèm chén đựng rượu 5 cái), nến cốc màu đỏ. Có thể dùng vàng mã, hoặc tùy vong linh mà dùng áo quần mã phù hợp cúng tiến. Nhưng không nên dùng nhiều vàng mã.

Nếu dâng cỗ mặn thì chỉ dâng ở miếu thần linh, trong đó có xôi, gà (giò hoặc trống thiến nguyên con bày trên xôi). Tuyệt đối không đặt cỗ mặn lên mộ phần.

Nghi lễ tạ mộ không cần làm linh đình, tốn kém. Cũng không nặng về hình thức, đốt vàng mã nhiều gây lãng phí.

Tạ mộ nên đi lúc tạnh ráo, ấm áp, có thể cho trẻ em đi theo để biết dần vị trí phần mộ, sau là tập cho trẻ kính trọng, hiếu đễ tổ tiên. Nhưng không nên đi tạ mộ quá sớm, khi sương chưa tan, hoặc chiều tối trời về đêm âm khí nặng nề không có lợi cho sức khỏe. Phụ nữ có thai, “đèn đỏ”, người yếu, trẻ em dưới 10 tuổi… không nên đi tạ mộ để tránh bị nhiễm âm khí, phong hàn… Không nên nô đùa, ngồi lên những ngôi mộ vì bị coi là bất kính.

Khi đi tạ mộ hãy quan tâm đến tất cả các cụ trong dòng họ, nên “thăm hỏi” các mộ phần xung quanh. Nếu có những ngôi mộ vô chủ cũng cần thắp cho “họ” nén hương.

Tạ mộ là cơ hội anh em nội tộc gặp mặt cuối năm tại nhà thờ họ để cúng lễ, dọn dẹp, trang hoàng… đón Tết. Tuỳ địa phương mà tạ mộ diễn ra mang tính chất gia đình nhỏ, hoặc đi theo dòng họ. Lưu ý người dân là không nên ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, lạnh bụng… Hãy để lại đồ cúng ở nghĩa trang cho người đói cần ăn, hoặc đem về thì cho người nghèo khó.

Lưu ý ngày cuối năm Sau bữa cơm

Tất niên, mọi người sửa soạn cúng Giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới. Hiện nay đã có một số nơi gộp cúng Tất niên và Giao thừa làm một, với nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.

Lưu ý cúng lễ là không nên cúng đồ giả. Nhiều người hay lấy câu “miễn thành tâm là được” để ngụy biện, khi thực hiện lại chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú trọng đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên.

Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.

Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa.

Ông Tam Nguyên, Công ty TNHH kiến trúc phong thủy Tam Nguyên

Theo Hà Dương/Gia đình và xã hội

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Chương trình "Gặp mặt trẻ em Thủ đô tiêu biểu vượt khó học tốt” được tổ chức thường niên là hoạt động có ý nghĩa thiết thực của thành phố Hà Nội nhằm động viên những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khích lệ tinh thần hiếu học của các em, động viên các em nỗ lực vươn lên thành con ngoan, trò giỏi.
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm

Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm

(LĐTĐ) Tháng 11 mang theo gió lạnh nhưng lại rất ấm áp với những kỷ niệm, niềm vui giản dị và sự kết nối tình thân. Hạnh phúc được là một hành trình khi có lòng biết ơn hiện tại và tận hưởng từng khoảnh khắc bình an.
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween

Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween

(LĐTĐ) Phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày này đã “khoác màu áo mới” với đa dạng các loại phụ kiện, đồ chơi độc lạ chào đón lễ hội hóa trang trong ngày cuối cùng của tháng 10.
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh

Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Vinh phối hợp cùng Trung tâm Đào tạo và Nâng cao năng lực phụ nữ thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức khóa học “Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ”.
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa

Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 26 - 27/10/2024, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024 với chủ đề "Bên nhau, mình là Nhà".
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo

Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), từ tháng 1/2021 - 10/2024, có khoảng 12.838 website tên miền bị lạm dụng, được sử dụng để vi phạm pháp luật; các tên miền quốc tế có tỷ lệ lạm dụng cao (81%).
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

(LĐTĐ) Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đã được thành phố Hà Nội và các địa phương đặc biệt chú trọng. Đến hết năm 2025, Hà Nội phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn triển khai các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao nâng cao sức khỏe tinh thần tại cộng đồng.
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung

Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung

(LĐTĐ) Theo chuyên gia khí tượng, nhiều khả năng do tương tác với không khí lạnh ở phía Bắc di chuyển vào phía Nam, khiến cho bão số 6 duy trì tương đối lâu trên biển trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng khu vực giữa và Nam Biển Đông hình thành một dải hội tụ nhiệt đới gây mưa kéo dài cho khu vực Trung Bộ; một số tỉnh có lượng mưa phổ biến từ 300-500mm trong vòng 3 ngày.
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số

(LĐTĐ) Sáng nay (25/10), Báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức Chương trình tư vấn chính sách, pháp luật về an sinh xã hội, quyền của đồng bào dân tộc thiểu số cho 200 đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Trong hai ngày (23-24/10/2024), đoàn công tác của Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Chữ thập đỏ 2 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn tổ chức các chương trình trao quà hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra trên địa bàn với tổng trị giá 217 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động