Những nhân vật nổi tiếng thế giới “cầm tinh con trâu”

Những người sinh năm Sửu thường chăm chỉ, cần mẫn, nhưng đôi lúc họ được cho là có tính khí thất thường và khi không thể kiềm chế cũng trở nên đáng sợ.
Hình tượng con trâu trong 12 con giáp Đến Phố Cổ Hà Nội xem giai thoại về con trâu trong đời sống người Việt

Theo quan niệm của Phương Đông, trâu là con vật chăm chỉ, cần cù, Những người sinh năm Sửu cũng có đặc điểm như vậy.

Ngoài sự chăm chỉ, cần mẫn, người tuổi Sửu có thường có tính cách khảng khái, trầm tĩnh, thường là người hiền lành, thích sự bình yên, không ham nơi xô bồ, cạnh tranh.

Phần lớn người tuổi Sửu thông minh, thường dựa vào học vấn của mình mà làm nên sự nghiệp. Họ luôn xuất hiện với ngoại hình chỉn chu, thái độ điềm đạm. Người tuổi Sửu vì vậy thường được quý mến và để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt mọi người.

Một nét tính cách khác được xem là “điểm trừ” của những người sinh năm Sửu là bảo thủ, cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Đôi khi nổi nóng, họ có thể trở nên hung dữ và đáng sợ.

Dưới đây là phác họa một số nhân vật nổi tiếng trên thế giới sinh năm Sửu:

Barack Obama (1961, Tân Sửu)

Barack Obama là tổng thống thứ 44 của nước Mỹ với 2 nhiệm kỳ 2009-2013 và 2013-2017. Trước đó ông là Thượng nghị sỹ bang Ollinois.

Barack Obama. Ảnh: Thư viện tổng thống Obama
Barack Obama. Ảnh: Thư viện tổng thống Obama

Barrack Obama là tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Nhiệm kỳ đầu tiên của ông tập trung vào việc đối phó với khủng hoảng kinh tế, ký ban hành nhiều dự luật quan trọng trong việc kích thích kinh tế. Chương trình chăm sóc sức khỏe Obamacare là một trong những dấu ấn quan trọng trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông Obama. Ông cũng là tổng thống đương nhiệm đầu tiên ủng hộ kết hôn đồng giới. Năm 2009, ông được trao giải Nobel Hòa Bình.

Về chính sách ngoại giao, ông Obama tìm cách khôi phục lại quan hệ với Nga, đặc biệt là Hiệp ước NEW START ký năm 2011. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Mỹ với Nga cũng xuống mức thấp kể từ sau Chiến tranh Lạnh khi ông Putin trở lại nắm quyền Tổng thống Nga năm 2012.

Ông Obama cũng là người ra lệnh tiến hành các chiến dịch quân sự ở Libya nhằm hỗ trợ việc lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, chấm dứt can dự quân sự ở Iraq và ra lệnh tiến hành chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, can thiệp Syria với mục tiêu chống khủng bố. Thỏa thuận hạt nhân đa phương với Iran, bình thường hóa quan hệ với Cuba, giảm quân ở Afghanistan và ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là những di sản đáng chú ý của ông Obama.

Trong nhiệm kỳ thứ 2, ông Obama ủng hộ mạnh mẽ vấn đề kiểm soát súng đạn sau vụ xả súng đẫm máu ở trường tiểu học Sandy Hook.

Magaret Thatcher (1925, Ất Sửu)

Magaret Thatcher là nữ thủ tướng đầu tiên của Anh. Ảnh: USA Today
Magaret Thatcher là nữ thủ tướng đầu tiên của Anh. Ảnh: USA Today

Magaret Thatcher là nữ thủ tướng đầu tiên của Anh, còn được biết đến với biệt danh “người đàn bà thép”. Khi đương chức, các chính sách của bà nổi tiếng với tên gọi “Chủ nghĩa Thatcher”, nhấn mạnh vào đơn giản hóa thủ tục, thị trường tự do và tư nhân hóa các công ty thuộc sở hữu của nhà nước. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, tỷ lệ ủng hộ đối với chính phủ của bà không cao do tỷ lệ thất nghiệp cao cùng với suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, chiến thắng trong cuộc chiến Falklands năm 1982 với Argentina đã làm gia tăng ảnh hưởng của bà trong cuộc bầu cử vào năm sau đó.

Sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 năm 1987, quan điểm của bà về Cộng đồng châu Âu đã gây chia rẽ trong nội các. Bà buộc phải từ chức năm 1990 do sức ép từ các thành viên cấp cao trong đảng Bảo thủ. Bà qua đời năm 2013 vì đột quỵ.

Thái tử Saudi Arabia Mohammad bin Salman (1985, Ất Sửu)

Ảnh: Deccan Herald
Ảnh: Deccan Herald

Mohammad bin Salman trở thành Thái tử Saudi Arabia năm 2017 và được “ngầm” coi là người cầm quyền thực sự ở nước này do Quốc vương Salman đã nhiều tuổi. Ông được đánh giá cao về những cải cách, trong đó có việc nới lỏng những bộ luật hạn chế đối với việc phụ nữ, cũng như nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế Saudi Arabia để giảm sự phụ thuộc vào doanh thu từ dầu mỏ.

Ông vấp phải sự chỉ trích của quốc tế vì sự can thiệp vào Yemen, vụ sát hại nhà báo Jamal Khasoggi ở lãnh sự quán Saudo tại Thổ Nhĩ Kỳ và leo thang các bất đồng ngoại giao với các nước láng giềng.

Benjamin Netanyahu (1949, Kỷ Sửu)

Benjamin Netanyahu sinh năm 1949 tại Tel Aviv, là thủ tướng đầu tiên của Israel sinh ra sau khi Nhà nước Israel được thành lập.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: NBC News
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: NBC News

Ông được bầu làm thủ tướng 4 lần và là thủ tướng duy nhất trong lịch sử Israel đắc cử 3 lần liên tiếp.

Ông Netanyahu giữ chức thủ tướng lần đầu tiên từ tháng 6/1996 đến tháng 7/1999. Sau thất bại trong cuộc bầu cử năm 1999, ông Netanyahu tạm thời rút lui khỏi chính trường. Thời Thủ tướng Sharan, ông Netanyahu từng đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Tài chính (2003-2005).

Ông Netanyahu trở lại cuộc đua vào ghế Thủ tướng Israel năm 2009 và giữ chức vị này cho tới nay.

Joko Widodo (1961, Tân Sửu)

Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: KT
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: KT

Joko Widodo là Tổng thống đương nhiệm của Indonesia (từ 2014 đến nay). Ông xuất thân từ một gia đình nghèo. Cha ông và chính bản thân ông là thợ mộc, chuyên sản xuất bàn ghế. Ông tham gia công đoàn các nhà kinh doanh vừa và nhỏ, rồi tham gia Đảng Dân chủ Indonesia của bà Megawati Sukarnoputri, con gái ông Sukarno, tổng thống đầu tiên của Indonesia.

Trước khi trở thành Tổng thống, ông Widodo là thị trưởng Surakarta từ 2005-2012 và Thống đốc Jakarta từ 2012-2014. Ông là tổng thống đầu tiên của Indonesia không nổi lên từ giới tinh hoa chính trị hay tướng lĩnh quân đội nước này. Chiến thắng của ông phản ánh mong muốn của cử tri Indonesia về nhà lãnh đạo mới và không tham nhũng.

António Guterres (1949, Kỷ Sửu)

António Guterres là Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres. Ảnh: UN
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres. Ảnh: UN

Ông António Guterres làm công việc giảng dạy trước khi tham gia đảng Xã hội năm 1972 và bắt đầu sự nghiệp chính trị. Ông trở lãnh đạo đảng Xã hội Bồ Đào Nha năm 1992 và dẫn dắt đảng này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1995, sau đó ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng.

Trong nhiệm kỳ thứ nhất, tỷ lệ ủng hộ ông Guterres khá cao. Tuy nhiên, nhiệm kỳ thứ hai của ông lại không mấy thành công, đặc biệt là sau thảm họa cầu Hintze Ribeiro năm 2001. Ông từ chức năm 2002.

Năm 2005, ông được bầu làm Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn và giữ chức vụ này tới năm 2015. Năm 2017, ông được bầu làm Tổng thư ký Liên Hợp Quốc./.

Theo Hoàng Phạm/vov.vn

https://vov.vn/the-gioi/ho-so/nhung-nhan-vat-noi-tieng-the-gioi-cam-tinh-con-trau-836487.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

(LĐTĐ) Kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri

Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri

(LĐTĐ) Theo AP, đến thời điểm 11h45 (giờ Việt Nam), ông Trump có 230 phiếu đại cử tri, trong khi bà Harris được 205 phiếu.
Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm

Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm

(LĐTĐ) Hơn 10 năm sau khi MH370 mất tích, Malaysia sắp khởi động lại cuộc tìm kiếm dựa trên một đề xuất "đáng tin cậy" chỉ ra khu vực cần tìm là phía nam Ấn Độ Dương.
Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?

Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?

(LĐTĐ) Cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 là cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử, với tổng số tiền đóng góp lên tới 15,9 tỷ USD.
Ông Donald Trump giành chiến thắng ở các bang Florida, Texas

Ông Donald Trump giành chiến thắng ở các bang Florida, Texas

(LĐTĐ) Các bang Mỹ đang tiến hành kiểm phiếu, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng ở bang Florida và Texas.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đang dẫn đầu

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đang dẫn đầu

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 6/11 (giờ Hà Nội) ông Donald Trump đang được 101 phiếu đại cử tri, còn bà Kamala Harris được 52 phiếu.
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng

Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng

(LĐTĐ) Bão nhiệt đới Trami đã trút mưa lớn trên khắp các hòn đảo chính của Philippines, gây ra lũ lụt trên diện rộng ảnh hưởng đến khoảng 150.000 người khi chính phủ đóng cửa hầu hết các hoạt động.
Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024

Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024

(LĐTĐ) Hội nghị về chương trình Erasmus+ (Erasmus+ Day) được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 22 và 23 tháng 10, với sự phối hợp giữa Phái đoàn Liên minh châu Âu (EUDEL) tại Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas

Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas

Trong một thông điệp gửi tới hàng chục bộ trưởng ngoại giao trên khắp thế giới, Bộ trưởng Ngoại giao Israel, ông Israel Katz, xác nhận rằng thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar đã bị giết. Ông là quan chức Israel đầu tiên công khai xác nhận điều này.
Xem thêm
Phiên bản di động