Những người “gác cổng” hệ thống Y tế Thủ đô - Kỳ 2: Dấu ấn những bước chân không mỏi

Là tuyến đầu và là “người gác cổng” của hệ thống Y tế, đội ngũ cán bộ y tế cơ sở vẫn từng ngày, từng giờ bám sát địa bàn, ngày càng phát huy vai trò của mình với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Những bước chân không mỏi của họ đã và đang góp phần nhân lên sức mạnh, niềm tin để chúng ta chiến đấu và chiến thắng đại dịch Covid-19.
Những người “gác cổng” hệ thống Y tế Thủ đô - Kỳ 1: “A lô! Y tế xã, phường xin nghe!”

Tạo “lá chắn” ngăn ngừa dịch bệnh

Mạng lưới y tế cơ sở là tuyến trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản. Đặc biệt, khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường thì tuyến y tế cơ sở càng phát huy vai trò của mình trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân... Nghe qua thì tưởng chừng đơn giản, nhưng chứng kiến công việc của những nhân viên tại các trạm y tế phường, xã, thị trấn mới thấy khối lượng công việc mà họ phải đảm nhận trong thời kỳ dịch bệnh là quá tải so với số nhân lực hiện có.

Những người “gác cổng” hệ thống Y tế Thủ đô - Kỳ 2: Dấu ấn những bước chân không mỏi
Nhân viên y tế tại Trạm Y tế phường Trần Hưng Đạo kiểm tra sức khoẻ cho người dân.

Sát cánh với đồng nghiệp trên trận tuyến phòng, chống dịch Covid-19, những ngày này, chị Phạm Thị Mai Hoa - Phó Trạm trưởng Trạm Y tế phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) vẫn tiếp tục căng mình làm việc, bám sát địa bàn, nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tối đa việc lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. Trong suốt gần 2 năm dịch Covid-19 xuất hiện, chị Hoa và các đồng nghiệp tại Trạm đã có rất nhiều đêm không ngủ được.

Hơn 26 năm công tác tại Trạm Y tế phường Trần Hưng Đạo, chị Hoa cảm nhận, chưa khi nào công tác phòng, chống dịch lại yêu cầu sự cấp bách, quyết liệt như hiện nay. Một mặt, nhân viên y tế vừa sẵn sàng trực tiếp tham gia công tác chống dịch tại địa phương, mặt khác vẫn phải đảm bảo công tác chăm lo sức khỏe, tiêm chủng… cho người dân trên địa bàn.

Từ khi dịch bệnh Covid-19 xâm nhập vào Việt Nam, cán bộ y tế tuyến cơ sở phải trực dịch 24/24, thay nhau trực tại cơ quan, bám sát địa bàn. Chuyện đi sớm, về khuya là chuyện thường xuyên diễn ra. Thậm chí, có những thời điểm, mọi liên hệ với gia đình đều phải qua điện thoại. Chị Hoa cho rằng khó khăn lớn nhất đối với cán bộ y tế trên địa bàn hiện nay là lực lượng mỏng, địa bàn rộng nên công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo tốt chăm sóc sức khỏe của người dân là vô cùng khó khăn.

“Hiện nay, Trạm Y tế phường Trần Hưng Đạo có 6 cán bộ, được giao quản lý 12 khu dân cư trên địa bàn. Mỗi người chia nhau quản lý 2 khu dân cư, làm nhiệm vụ kiểm tra, rà soát chặt chẽ những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm. Họ đang từng ngày tận tụy “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” tuyên truyền, xử lý, kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Họ luôn sẵn sàng lao vào cuộc chiến chống giặc Covid-19 không ngừng nghỉ để bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, các hoạt động như tiêm chủng, khám, tư vấn sức khỏe cho người dân vẫn được diễn ra song song”, chị Hoa cho biết.

Có thể thấy, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, công tác phòng, chống dịch đang được đội ngũ cán bộ y tế các cấp trên địa bàn toàn Thành phố đẩy mạnh thực hiện với những cách làm chủ động, tích cực. Trong đó, vai trò của hệ thống y tế cơ sở đã được phát huy hiệu quả. Theo Trạm trưởng Trạm Y tế phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) Nguyễn Hữu Giáp: Y tế cơ sở có ba nhiệm vụ chuyên môn cơ bản là công tác dịch tễ, công tác lấy mẫu xét nghiệm và tiêm chủng. Đây là 3 nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19 của địa phương. Đồng thời, Trạm Y tế sẽ thực hiện theo chỉ đạo của Trung tâm Y tế quận và của Ủy ban nhân dân quận.

Những người “gác cổng” hệ thống Y tế Thủ đô - Kỳ 2: Dấu ấn những bước chân không mỏi
Nhân viên y tế Trạm Y tế phường Mễ Trì lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 trong cộng đồng.

Song song với công tác chuyên môn, trong thời gian thực hiện giãn cách, Trạm Y tế phường Mễ Trì còn tham gia công tác phòng, chống dịch tại các chốt kiểm soát dịch. “Vừa để kiểm soát người ra, vào; kiểm soát sự di biến động của người dân. Đặc biệt, trong quá trình làm nhiệm vụ tại các chốt, chúng tôi còn phát hiện một số trường hợp có biểu hiện sốt, nghi ngờ… và tham gia xử lý”, Trạm trưởng Trạm Y tế Mễ Trì chia sẻ.

Bên cạnh đó, Trạm Y tế phường còn tham gia phối hợp cùng các đơn vị tại địa phương quản lý vùng xanh… Trên tinh thần, mỗi ngõ xóm, mỗi tổ dân phố là một “pháo đài chống dịch” để duy trì những thành quả trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn suốt thời gian qua.

Tuy nhiên, công việc nhiều, thời gian triển khai gấp, trong khi lực lượng hạn chế cũng gây nhiều áp lực cho nhân viên y tế tại đơn vị. Theo anh Giáp, hiện Trạm Y tế phường Mễ Trì có 8 nhân lực chính, vừa qua Sở Y tế Hà Nội mới bổ sung thêm 5 nhân viên y tế từ các bệnh viện hỗ trợ. Tuy nhiên, những nhân lực bổ sung này chỉ hỗ trợ trong công tác tiêm chủng, còn về quản lý dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm thì nhân viên Trạm vẫn phải thực hiện.

Với 8 nhân lực tại Trạm Y tế phường Mễ Trì không đáp ứng đủ để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ đột xuất. “Đơn cử, có thời điểm, Trạm vừa phải điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và cả tiêm chủng. Riêng công tác tiêm chủng, để vận hành 1 dây chuyền tiêm cần 5 nhân viên y tế, trong khi cả Trạm có 8 nhân viên chỉ vận hành được 1,5 dây chuyền. Với số lượng nhân viên y tế mỏng như vậy sẽ không đảm bảo công tác tiêm chủng và nếu làm việc căng sức sẽ không đảm bảo sức khoẻ cho anh, em, vậy nên chúng tôi rất cần sự hỗ trợ từ y tế tuyến trên”, anh Giáp cho biết.

May mắn, trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn phường luôn có cả hệ thống chính trị tại địa phương cùng vào cuộc. Vừa qua, trên địa bàn phường Mễ Trì đã tiến hành sàng lọc 3.460 mẫu xét nghiệm tại các khu vực nguy cơ cao và đối tượng có nguy cơ. Trong đó, những đối tượng nguy cơ cao gồm: Shipper; nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch, Ban quản trị các toà nhà… để sàng lọc hết theo chỉ đạo của Thành phố.

Còn dịch bệnh là còn chiến đấu

Những ngày qua, dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp trên địa bàn Hà Nội khiến cho khối lượng công việc của nhân viên y tế cơ sở vô cùng vất vả. Một ngày làm việc của họ liên tục từ sáng đến tối, giữa trưa chỉ có một chút ít thời gian để nghỉ ngơi, ăn cơm. Khi mặc bảo hộ, nước cũng không dám uống vì phải hạn chế đi vệ sinh. Cường độ làm việc nhiều, thời tiết nắng nóng, thêm bảo hộ chật chội, vậy mà từ khâu xử lý môi trường đến lấy mẫu bệnh phẩm, ai cũng chiến hết mình vì mong “cuộc đua” truy vết F sớm về đích. Tối về, người mệt lả, nhưng cùng động viên nhau phải cố ăn lấy sức để ngày mai chiến tiếp.

Những người “gác cổng” hệ thống Y tế Thủ đô - Kỳ 2: Dấu ấn những bước chân không mỏi
Nhân viên y tế tại các trạm y tế tranh thủ thời gian cập nhập dữ liệu liên quan tới công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Vất vả là thế, nhưng đằng sau những lớp khẩu trang in hằn lên khuôn mặt, những bộ quần áo bảo hộ nóng bức đẫm ướt mồ hôi đã mặc trong nhiều giờ liền luôn là những nụ cười, là sự nhiệt huyết, sự tận tâm của họ với công việc. Họ những cán bộ y tế cơ sở đã và đang góp phần nhân lên sức mạnh, niềm tin để chúng ta chiến đấu và chiến thắng đại dịch Covid-19.

Có thể khẳng định, mạng lưới y tế cơ sở là tuyến trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ cơ bản. Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19, đội ngũ cán bộ y tế ở cơ sở vẫn từng ngày, từng giờ bám sát địa bàn, ngày càng phát huy vai trò của mình với vai trò giám sát, điều tra dịch tễ các đối tượng đi đến từ vùng dịch để có biện pháp xử lý kịp thời và phòng bệnh được tốt hơn.

Tại Trạm Y tế phường Văn Chương (quận Đống Đa), trong thời điểm này chúng tôi phải cố gắng liên lạc 3 lần mới có được cuộc trao đổi ngắn với chị Nguyễn Thị The - Trạm trưởng Trạm Y tế phường. Bởi, thời điểm này, phường Văn Chương đang phải tiến hành cách ly y tế với hơn 1.400 hộ với gần 5.000 nhân khẩu. Cuộc trao đổi của chúng tôi liên tục bị gián đoạn bởi những cuộc gọi tư vấn khai báo y tế, báo cáo tình hình từ cơ sở.

Chị Nguyễn Thị The cho biết: “Hiện, trên địa bàn phường có các khu vực thực hiện cách ly y tế. Sau khi tiến hành rà soát, lập danh sách quản lý, chúng tôi phải phối hợp với gia đình, tổ dân phố thường xuyên theo dõi để nắm bắt tình hình và tuyên truyền các biện pháp phòng dịch tại cơ sở”.

Những người “gác cổng” hệ thống Y tế Thủ đô - Kỳ 2: Dấu ấn những bước chân không mỏi
Đoàn thanh niên cơ sở tham gia giúp sức cùng nhân viên y tế cập nhập dữ liệu

Đây cũng chính là lý do, gần 10 ngày nay chị cùng đồng nghiệp chưa có một bữa ăn, giấc ngủ trọn vẹn, thậm chí chưa được về nhà. Từ hôm dịch bùng phát trên địa bàn phường, không chỉ ngày nghỉ mà ban đêm, Trạm cũng phải bố trí người trực thường xuyên để tiếp nhận, hỗ trợ khai báo y tế. Có lúc vừa bưng bát cơm lên, nhận điện thoại đã phải đi ngay.

Bên cạnh đó, cùng hàng nghìn đối tượng đang được theo dõi y tế tại nhà, cán bộ, nhân viên trạm y tế phường cũng không kém phần tất bật. Ngoài việc theo dõi sức khỏe cho số người này, nhân viên y tế còn phải đến tận nhà dân tuyên truyền các biện pháp phòng dịch; lập kế hoạch tiêm chủng cho người dân.

Trên đây chỉ là số ít những gương mặt, những câu chuyện trong số hàng trăm, hàng ngàn nhân viên y tế xã, phường trên địa bàn Thủ đô đang hàng ngày, hàng giờ nỗ lực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Những bước chân không mỏi của đội ngũ cán bộ y tế cơ sở trong những ngày nắng nóng, hay ngày mưa như trút vẫn lặng lẽ mỗi ngày để làm nhiệm vụ với một quyết tâm cao là còn dịch bệnh là còn chiến đấu và nỗ lực không ngừng nghỉ vì sự an toàn của cộng đồng.

"Công tác phòng, chống dịch kéo dài suốt thời gian qua, nên Trạm Y tế phường Mễ Trì phải huy động toàn bộ lực lượng căng mình làm việc. Nhân viên y tế phải làm ngày, làm đêm và tối vẫn phải luân phiên trực cả về chuyên môn và dịch tễ (2 người/buổi). Có thời gian dịch căng thẳng, nhiều người làm việc với tần suất 12 tiếng trong ngày, thậm chí có hôm lên tới 16 tiếng trong ngày. Khái niệm thứ Bảy, Chủ Nhật, hay nghỉ lễ với nhân viên y tế thời điểm này quả là điều xa xỉ...", - anh Nguyễn Hữu Giáp - Trạm trưởng Trạm Y tế phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) chia sẻ.

(Kỳ cuối: Cần đãi ngộ xứng đáng với nhân viên y tế cơ sở)

Kim Tiến - Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Năm 2025, thành phố Vinh quyết tâm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để chỉnh trang, làm mới các tuyến đường trung tâm. Thế nhưng một số công trình có thể bị ảnh hưởng đến tiến độ trong năm nay.
Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Từ những bất cập về thu nhập đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, trao đổi với phóng viên, nhiều người lao động kiến nghị, nên chăng cần xem xét lại tiêu chí về thu nhập - giá cả với những người đang làm việc, sinh sống tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo hướng “mở biên độ” thu nhập lên cao hơn so với mức cứng 15 triệu đồng/tháng như quy định hiện hành.
Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Sáng 4/4, Công an phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa trao trả lại tài sản thất lạc cho người dân.
Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Để phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” có được những kết quả đáng ghi nhận trong năm vừa qua, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã liên tục đổi mới trong công tác chỉ đạo triển khai tới các Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Các cấp Công đoàn huyện Thạch Thất đã và đang triển khai hiệu quả phong trào văn hóa, thể thao trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”. Qua đó, nâng cao đời sống tinh thần, tăng cường đoàn kết, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và phát triển toàn diện cho người lao động.

Tin khác

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Sáng 4/4, Công an phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa trao trả lại tài sản thất lạc cho người dân.
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia. Từ ngày 21 đến ngày 28/4, thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trước đó, các em có 4 ngày để đăng ký thử.
Không có xét tuyển sớm, bảo đảm học sinh tập trung tối đa cho việc học tập

Không có xét tuyển sớm, bảo đảm học sinh tập trung tối đa cho việc học tập

Liên quan đến công tác tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, toàn hệ thống đã thống nhất không có xét tuyển sớm, bảo đảm các học sinh tập trung tối đa cho việc học tập.
3 chính sách giáo dục chuẩn bị có hiệu lực thi hành

3 chính sách giáo dục chuẩn bị có hiệu lực thi hành

Từ tháng 4/2025, 3 chính sách giáo dục sẽ chính thức có hiệu lực, liên quan đến kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đổi với sinh viên sư phạm và chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học.
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý I, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. Tiến sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tham dự và chủ trì hội nghị.
Tổ chức thi thử các môn thi tốt nghiệp THPT trên tinh thần tự nguyện, phù hợp điều kiện thực tế

Tổ chức thi thử các môn thi tốt nghiệp THPT trên tinh thần tự nguyện, phù hợp điều kiện thực tế

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu việc tổ chức thi thử các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) cấp trường/cấp tỉnh (nếu có) cần phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, trên tinh thần tự nguyện đăng ký tham gia của học sinh, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định.
Hào hùng chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng” tại Đà Nẵng

Hào hùng chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng” tại Đà Nẵng

Được dàn dựng công phu, với những tiết mục nghệ thuật được đặc biệt chọn lọc và trình diễn bởi các nghệ sĩ tên tuổi, chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng” diễn ra tối 28/3 tại Nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng) đã thực sự ghi một dấu ấn sâu đậm, chạm đến trái tim và thổi bùng lên trong mỗi khán giả lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Các địa phương tiếp tục tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm

Các địa phương tiếp tục tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 1479/BGDĐT-GDPT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường thực hiện Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.
Xem thêm
Phiên bản di động