Những “làng đá” miền sơn cước
Bản tình ca miền sơn cước | |
Mù Cang Chải đẹp ngỡ ngàng mùa nước đổ |
Ý nghĩa độc đáo
Tục thờ thần đá không chỉ có ở tộc người Lô Lô sinh sống ở huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) diễn ra vào hàng năm, người Tày cũng có tục thờ thần đá nhưng không được tổ chức linh đình, kéo dài nhiều ngày. Trong khi dân tộc Lô Lô tiến hành thờ cúng vào tiết trời thanh minh tháng 3 hàng năm thì người Tày lại thờ cúng khi gia đình hay làng xóm có dịp lễ cúng tổ tiên, thổ công.
Việc thờ cúng “thần đá” cũng không cầu kỳ, nhiều đồ lễ mà chỉ cần một mâm cúng gồm rượu, gà hoặc vịt, tiền âm phủ thì có thể tiến hành lễ cúng, thậm chí cần một vài nhánh hương trầm dùng để tỏ lòng thành kính và biết ơn.
Bà Lục Thị Mạy (78 tuổi) ở xóm Pác Rằng, xã Phúc Sen (huyện Quảng Uyên) cho biết: “Không biết khi nào những hàng rào được mọi người xếp bằng đá nữa. Vì từ khi tôi sinh ra đã có những hàng rào đá khắp xóm làng. Tôi được nghe người già kể lại, hàng rào đá được dựng lên để bảo vệ nhà cửa, ruộng vườn.
Những hòn đá lại được nhặt và đào ở giữa những đám ruộng nương có nhiều đá, vì vậy vừa có thể mở rộng diện tích canh tác lại vừa có thể làm thành hàng rào cho đám lúa, ngô. Đối với người Nùng chúng tôi, đá như một linh hồn sống mãi mãi gắn bó với con người”.
Những ngôi nhà sàn làm bằng đá ở Khuổi Kỵ |
Có lẽ từ ngàn đời gắn bó với núi đá nên đồng bào Tày, Nùng trên vùng đất này có tín ngưỡng thờ đá. Nhiều người già còn quả quyết đá là khởi nguồn của sự sống và là trung tâm của vũ trụ. Đá thiêng liêng như một vị thần giúp che chở những khắc nghiệt của thiên nhiên. Đá được sử dụng rất nhiều trong sinh hoạt đời sống hàng ngày của người đồng bào dân tộc thiểu số; nhà được xây bằng đá, vách đá, móng được làm bằng đá hộc; chân tảng cũng được làm bằng đá và gia công lại; đá được sử dụng trong các công trình như hàng rào, đập nước, cối xay, bếp lò…
Có ý nghĩa linh thiêng nên người dân luôn coi đá như một phần trong cuộc sống. Tự bao giờ mái nhà sàn người Tày dựa lưng vào vách núi bên rừng già tạo nên phong cảnh đẹp hữu tình. Đường vào bản là hàng cây cổ thụ xếp thành hàng như một bờ rào khổng lồ, có cây mấy người ôm không xuể. Những năm khô hạn, ở đây vẫn có nước. Mưa lốc đổ xuống ầm ầm như thác nhưng lúa, ngô trên nương rẫy không trôi vì bên trên có rừng ngăn nước…
Cứ làm lễ xong có trời mưa gieo ngô, trồng lúa, chim chóc, thú rừng lại kéo về… Bởi thế, những bức tường đá đã phủ hoen màu thời gian vẫn vững chắc tồn tại, mà không ai phá cả. Thậm chí bất cứ ai khi đi ngang qua những bức tường đá, chứng kiến chúng chẳng may bị hư hỏng là bà con lại tự động nhặt đá lắp lại.
Nét đẹp chưa được khai phá
Nằm cách huyện Quảng Uyên khoảng 50km, xóm Khuổi Kỵ, xã Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh) cũng nổi tiếng bởi những ngôi nhà sàn được làm hoàn toàn bằng đá. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, giờ đây trong tâm thức người dân nơi đây “thần đá” vẫn gắn bó và tồn tại trong ý niệm của họ. Một cao niên ở làng Khuổi Kỵ cho biết, vào những năm 1594-1677, khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng để xây dựng thành quách để bảo vệ đất nước, những ngôi nhà sàn bằng đá đã được xây dựng nên như một “pháo đài” độc nhất vô nhị chỉ dành riêng cho những bậc quyền quý. Hiện Khuổi Kỵ có 14 căn nhà sàn bằng đá và để bảo tồn, phục dựng lại nó các cơ quan chức năng Cao Bằng phải tiêu tốn ngót 3 năm trời xếp đá. Mãi đến năm 2010 “làng đá” Khuổi Kỵ được hoàn thành với những nét kiến trúc độc đáo.
Tùy thuộc vào căn nhà sàn lớn hay nhỏ, thường là 3 gian - 2 chái và 1 gian - 2 chái, thì chuyện dựng nhà sàn gỗ của người Tày cũng cần ít nhất quãng thời gian 5 năm với hàng chục khối gỗ lớn, lạt, số lượng cột, kèo… Ở Khuổi Kỵ, khi dựng nhà sàn đá lại chú trọng hơn đến khâu lựa chọn đá và sắp xếp chúng. Chẳng hạn, để xếp được một bức tường bằng đá thì người thợ phải mất vài tháng, có khi gần một năm. Khi xếp đá đến độ cao khoảng 2,5m, người thợ sẽ tính đến chuyện đặt dầm gỗ, sau đó xếp những tấm ván hoặc tre để làm sàn, đồng thời chia cách tầng 1 và tầng 2.
Những viên đá được chọn để dựng nhà gần như có kích thước tương đồng và chúng sẽ được gắn kết với nhau bằng hỗn hợp vôi trộn cát. Cũng giống như người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, người Tày ở làng Khuổi Kỵ cũng có các hàng rào, đường đi lại hoàn toàn được làm bằng đá núi. Đáng chú ý, để xếp được những bức tường đã rất khó, nhưng để lên tầng cho ngôi nhà càng khó hơn. Khi xếp đá đến độ cao khoảng 2,5 mét, người thợ sẽ tính đến chuyện đặt những cây cột dài, thẳng làm kèo. Sau đó người ta xếp những tấm ván hoặc tre để rải làm nền, đồng thời chia cách tầng 1 và tầng 2.
Việc lên tầng cho ngôi nhà đá khó khăn ở chỗ, càng lên cao thì việc điều chỉnh độ chính xác càng phải tỷ mẩn hơn. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật thì sẽ khiến nhà đá bị siêu vẹo, dễ đổ. Chiều cao của nhà thường từ 7 - 8 mét. Giai đoạn cuối cùng trong việc dựng một ngôi nhà đá chính là lợp ngói âm dương. Loại ngói này sẽ giữ cho ngôi nhà đá mang đậm vẻ cổ kính. Bên cạnh đó, thay vì trồng cây gai hay chặt cây về dựng hàng rào như các nơi khác, bà con làng Khuổi Kỵ đã tận dụng đá tự nhiên để dựng lên những bức rào đá một cách kiên cố.
Từ thác Bản Giốc đi vào làng Khuổi Kỵ khoảng 2km trên đường vào động Ngườm Ngao. Ðây được xem như điểm nhấn văn hóa độc đáo nằm giữa 2 thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng của Cao Bằng. Quần thể làng Khuổi Kỵ trải rộng khoảng 10.000m2, dựa lưng vào núi đá, phía trước là khoảng đất rộng chừng 2.000m2 để trồng cây lương thực và dòng suối Khuổi Kỵ chạy qua phía trước làm cho ngôi làng trở nên đẹp khá ấn tượng. Bước chân vào làng, sự khác biệt hiện lên rõ ràng trong mắt du khách. Lối vào đi qua những con đường lát đá, kè đá 2 bên; tường bao được làm bằng đá; nhà được xây bằng đá; móng được làm bằng đá hộc; chân tảng kê cột cũng được làm bằng đá và gia công lại; cuộc sống đồng bào dân tộc nơi đây cũng thân thiện với đá, sử dụng chất liệu đá như cối xay, bếp, đập nước…Làng Khuổi Ky hiện có 14 căn nhà sàn bằng đá, trải rộng trong khuôn viên chừng 1ha, dựa lưng vào núi đá, mặt nhìn ra dòng suối Khuổi Kỵ. Có lẽ đây là một nét đặc sắc riêng của người Tày vùng Trùng Khánh, tương tự như nét tín ngưỡng tâm linh về đá của họ. Trong tâm thức của họ, đá được hình thành từ sâu trong lòng đất, trải qua điều kiện địa chất phức tạp và lâu dài; hấp thụ tinh hoa của đất trời, mang trong mình nguồn năng lượng và linh tính rất cao. |
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31