Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực nhà ở

Nhằm đảm bảo quyền sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng và giao dịch về nhà ở, Luật Nhà ở 2014 đã quy định chi tiết về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực nhà ở.
Chi tiết thủ tục mua nhà ở xã hội mới nhất Kiến nghị tháo gỡ khăn cho nhà ở thương mại và nhà ở xã hội

Căn cứ vào Điều 6 Luật Nhà ở 2014, 13 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực nhà ở bao gồm:

1. Xâm phạm quyền sở hữu nhà ở của Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

2. Cản trở việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về sở hữu, sử dụng và giao dịch về nhà ở của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

3. Quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở không theo quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt.

4. Xây dựng nhà ở trên đất không phải là đất ở; xây dựng không đúng tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích đối với từng loại nhà ở mà Nhà nước có quy định về tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở. Áp dụng cách tính sai diện tích sử dụng nhà ở đã được luật quy định trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở.

Ảnh: Quang Duy
Luật Nhà ở 2014 quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực nhà ở. Ảnh: Quang Duy

5. Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư.

6. Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp so với quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở và nội dung dự án đã được phê duyệt, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng.

7. Sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc tiền mua nhà ở trả trước cho phát triển nhà ở.

8. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở ủy quyền hoặc giao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, góp vốn hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện ký hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở, hợp đồng đặt cọc các giao dịch về nhà ở hoặc kinh doanh quyền sử dụng đất trong dự án.

9. Thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở không đúng quy định.

10. Cải tạo, cơi nới, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý mà không được chủ sở hữu đồng ý.

11. Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ.

12. Sử dụng nhà ở riêng lẻ vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, sinh hoạt của khu dân cư mà không tuân thủ các quy định của luật về điều kiện kinh doanh.

13. Báo cáo, cung cấp thông tin về nhà ở không chính xác, không trung thực, không đúng quy định hoặc không đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phá hoại, làm sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu về nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Theo Khương Duy/laodong.vn

https://laodong.vn/bat-dong-san/nhung-hanh-vi-bi-nghiem-cam-trong-linh-vuc-nha-o-915892.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

(LĐTĐ) Những đứa trẻ trong độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn, thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật có tính chất côn đồ, manh động… gây nhiều nỗi lo, bức xúc trong mỗi gia đình và toàn xã hội. Ngăn chặn xu hướng trẻ hóa tội phạm trước hết cần sự quan tâm đặc biệt từ gia đình.
LĐLĐ huyện Thường Tín: Chú trọng đổi mới phương thức hoạt động

LĐLĐ huyện Thường Tín: Chú trọng đổi mới phương thức hoạt động

(LĐTĐ) Những năm qua, các cấp Công đoàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thường xuyên đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, tích cực chăm lo xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Xuân rơi trên đóa xoan mềm

Xuân rơi trên đóa xoan mềm

(LĐTĐ) Một ngõ vắng quanh co trầm thấp. Dải rêu xanh mọc dọc ngang hai bên bờ tường bằng gạch mun đã cũ. Tôi bước thật nhẹ trên con đường rơi đầy hoa xoan tím. Chùm hoa nhỏ, cánh li ti, mỏng manh nghiêng phai giữa lối. Một làn gió qua, muôn cánh hoa bay, rơi rơi giữa không trung một khoảng trời mơ tím. Chợt thấy lòng mềm đi, bình yên như cây cỏ.
Nhiều giải pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh

Nhiều giải pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình hình tội phạm cũng như vi phạm pháp luật diễn ra ngày càng phức tạp và có chiều hướng len lỏi vào các trường học. Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong nhà trường, thành phố Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Phát huy vai trò của Công đoàn trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Nhận thức rõ việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại nơi làm việc là một trong những yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ sức khỏe cho người lao động và ổn định sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, các cấp Công đoàn đã tích cực tham gia thực hiện công tác đảm bảo ATVSLĐ bằng nhiều cách làm thiết thực, hiệu quả.
Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

(LĐTĐ) Chợ truyền thống là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nhiều chợ đã xuống cấp, không bảo đảm quy chuẩn xây dựng, quy chuẩn phòng cháy chữa cháy, không đáp ứng tiêu chí đô thị… Bài toán cải tạo, xây dựng chợ không phải là mới nhưng vẫn là khó giải khi chưa thể hài hòa hết lợi ích của các bên.
Để Trường Sa thêm xanh

Để Trường Sa thêm xanh

(LĐTĐ) Giữa trùng khơi bốn bề sóng vỗ, là màu xanh mướt mắt của những cây bàng vuông, cây phong ba, cây tra... làm dịu đi cái khắc nghiệt của nắng, gió. Mỗi cây trên đảo gắn với một phần đời cán bộ chiến sĩ; lớn lên bằng trách nhiệm và yêu thương của những người lính trên quần đảo Trường Sa.

Tin khác

Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hồng Phúc (Khu Công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) hỏi: Người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như thế nào khi chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động? Nếu bị phạt, mức phạt sẽ là bao nhiêu?
Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là căn cứ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lên đất thổ cư.
Tội làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị xử lí thế nào?

Tội làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị xử lí thế nào?

(LĐTĐ) Tội làm giả hồ sơ để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lí nghiêm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe cho mỗi lần vi phạm

Sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe cho mỗi lần vi phạm

(LĐTĐ) Dự kiến, người lái xe vi phạm phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe và trong thời hạn 12 tháng, khi chưa bị trừ hết điểm thì được phục hồi đủ 12 điểm...
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia lễ hội

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia lễ hội

(LĐTĐ) Các vi phạm về tổ chức lễ hội được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP. Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định; nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội...
Sử dụng xe công đi lễ hội trái quy định bị phạt đến 20 triệu đồng

Sử dụng xe công đi lễ hội trái quy định bị phạt đến 20 triệu đồng

(LĐTĐ) Đầu năm mới, nhiều người tranh thủ đi lễ hội, vừa du xuân, vừa cầu mong một năm mới bình an. Nhưng nếu sử dụng xe công để đi lễ hội không theo phân công của cơ quan có thẩm quyền thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt.
Chơi bài ăn tiền là vi phạm pháp luật

Chơi bài ăn tiền là vi phạm pháp luật

(LĐTĐ) Trong dịp Tết, người dân chỉ nên chơi tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, cờ thế… mang tính chất giải trí, không kèm theo được, mất lợi ích vật chất, để tránh vi phạm pháp luật.
Phạt đến 3 triệu đồng nếu ép người khác uống rượu bia dù vui Tết

Phạt đến 3 triệu đồng nếu ép người khác uống rượu bia dù vui Tết

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, người dân vẫn thường có thói quen sum vầy, cùng nhau ăn uống, đón năm mới. Trong dịp này, không ít người vì cả nể mà bị ép uống rượu, bia.
Đi làm dịp Tết Nguyên đán, người lao động được hưởng 400% tiền lương

Đi làm dịp Tết Nguyên đán, người lao động được hưởng 400% tiền lương

(LĐTĐ) Nếu người lao động làm thêm giờ trong ngày Tết Nguyên đán, tính cả tiền lương của ngày hôm đó thì người lao động làm việc ban ngày sẽ được hưởng 400% tiền lương của ngày làm việc bình thường, còn làm việc vào ban đêm sẽ được hưởng 490% tiền lương của ngày làm việc bình thường.
4 phương pháp định giá đất

4 phương pháp định giá đất

(LĐTĐ) Chính phủ vừa ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP quy định về giá đất trong đó nêu 4 phương pháp định giá đất gồm: So sánh, thu nhập, thặng dư và hệ số điều chỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động