Những câu chuyện đẹp về các cựu chiến binh
Cựu chiến binh tạo “sinh kế” cho người khuyết tật Người cựu chiến binh trách nhiệm với cộng đồng |
Đi đầu trong phát triển kinh tế
Nhớ lời Bác dạy “Thương binh tàn nhưng không phế”, cựu chiến binh Nguyễn Hồng Phong, sinh năm 1954, ở xã Phúc Lâm (huyện Mỹ Đức) đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển kinh tế, đào tạo nghề cho con em các thương, bệnh binh.
Hội Cựu chiến binh phường Láng Thượng xây dựng mô hình “Đoạn đường tự quản” đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. |
Năm 1971, khi tròn 17 tuổi, ông Nguyễn Hồng Phong lên đường nhập ngũ tại đơn vị Trung đoàn E12 của tỉnh Hà Tây (cũ). Sau đó, ông được điều động vào chiến trường Quân khu 5. Tháng 10/1975, ông Nguyễn Hồng Phong được phục viên là thương binh 1/4.
Sau khi về địa phương, phát huy phẩm chất của bộ đội cụ Hồ, cựu chiến binh Nguyễn Hồng Phong đã quyết tâm vượt đói nghèo, ông thành lập xưởng may. Đến nay, ông Nguyễn Hồng Phong đã mở và đào tạo nhiều lớp dạy nghề may miễn phí cho 200 lao động địa phương là người khuyết tật hoặc là con em của thương, bệnh binh. Đa số các học viên sau khi học nghề đã thành thạo và tham gia làm việc ở các công ty may với mức thu nhập ổn định. Nhiều học viên có vốn đã mở được cửa hàng may riêng.
Tương tự, cựu chiến binh Lê Văn Huệ, sinh năm 1962, trú tại thôn Long Phú, xã Hòa Thạch (huyện Quốc Oai), sau khi phục viên, cựu chiến binh Lê Văn Huệ quyết tâm phát triển kinh tế gia đình, làm giàu cho quê hương. Có thời điểm, gia đình ông Huệ nuôi tới 6.500 gà đẻ trứng và trồng nhiều loại cây ăn quả, tạo việc làm cho nhiều lao động. Thậm chí, ông còn đẩy mạnh phát triển trồng cây ăn quả, có thời điểm mô hình đã mang lại thu nhập lên tới 600 triệu đồng/năm.
Từng tham gia ở chiến trường Campuchia, cựu chiến binh Trần Nam Dương, trú tại thôn An Hiền, xã Hoàng Diệu (huyện Chương Mỹ) chia sẻ, tháng 2/1975, ông tình nguyện lên đường nhập ngũ theo lệnh tổng động viên của Tổ quốc. Đóng quân tại thị trấn Xuân Mai hơn một tháng thì đơn vị có lệnh chuyển vào miền Nam chiến đấu, rồi sang chiến trường Campuchia. Sau gần 7 năm trong quân ngũ, tháng 12/1982, ông được xuất ngũ trở về quê nhà với cấp bậc Chuẩn úy.
Với quyết tâm thoát nghèo, năm 2010, cựu chiến binh Trần Nam Dương triển khai phát triển mô hình trang trại tổng hợp trên diện tích 2ha thầu với địa phương. Ông đã đầu tư 400 triệu đồng để đào 2 ao nuôi cá. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, mỗi năm ông Trần Nam Dương lại đầu tư, xây dựng, phát triển trang trại thêm một chút với mô hình vừa trồng cây ăn quả vừa chăn nuôi. Khi trang trại đã ổn định, trung bình mỗi năm ông Dương thu về hơn 30 tấn cá. Xung quanh ao cá cựu chiến binh Trần Nam Dương trồng khoảng gần 2.000 cây ăn quả các loại. Trung bình mỗi năm trang trại của ông cho thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng.
Tiếp tục dựng xây cho quê hương tươi đẹp
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua nhiều cựu chiến binh đã gương mẫu đi đầu, hoạt động tích cực trong công tác dân vận. Nhờ đó, họ phát huy tối đa vai trò của mình trong tham gia giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
Tại phường Ngọc Lâm (quận Long Biên), nhắc đến cựu chiến binh Đặng Đình Chiến, cư dân trong khu vực ai nấy đều biết. Ông Chiến là Bí thư chi bộ Tổ dân phố 11. Tại đây, với vai trò gương mẫu đi đầu, cựu chiến binh Đặng Đình Chiến luôn nêu cao tinh thần “miệng nói tay làm”.
Khi quận Long Biên có dự án mở đường rộng 40m, kéo dài từ cầu Đông Trù nối với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Đoạn đường này đi qua địa bàn Tổ dân phố 11, có 34 hộ dân và một số cơ quan nằm trong diện giải phóng mặt bằng. Để người dân nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng, cựu chiến binh Đặng Đình Chiến đã cùng với cấp ủy và chi bộ chủ động vận động nhân dân giải phóng mặt bằng. Cá nhân ông Chiến đã đi từng nhà vận động các hộ gia đình là đảng viên, cựu chiến binh gương mẫu giải phóng mặt bằng trước. Chính nhờ sự cố gắng thầm lặng đó, dân cư trong tổ dân phố đều đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng.
Năm 2022, cựu chiến binh Đặng Đình Chiến đã vinh dự nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc đóng góp tích cực cho sự phát triển Thủ đô; Giấy khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Long Biên về những đóng góp xuất sắc trong công tác mặt trận.
Cựu chiến binh Lê Văn Huệ vượt qua khó khăn, nỗ lực phát triển kinh tế. |
Tương tự, suốt nhiều năm nay, cựu chiến binh Phạm Huy Thông, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Láng Thượng (quận Đống Đa) cũng phát huy tinh thần gương mẫu đi đầu trong các hoạt động. Ông Phạm Huy Thông là người đóng góp tích cực và xây dựng nên mô hình “Đoạn đường tự quản” trên địa bàn.
Theo tìm hiểu, trước đây, việc giữ gìn an ninh trật tự, nhất là an toàn giao thông trên địa bàn phường Láng Thượng rất phức tạp. Đã có thời kỳ, Công an thành phố Hà Nội xếp phường Láng Thượng là một trong những địa bàn trọng điểm cần phải tập trung lực lượng trấn áp tội phạm, lập lại an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Chứng kiến tình hình như vậy, cựu chiến binh Phạm Huy Thông đã cùng Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh, xây dựng mô hình “Đoạn đường tự quản” tại đường Láng. Mô hình đã giúp duy trì đường thông hè thoáng, an toàn giao thông, giải tỏa các điểm ùn tắc như Ngã tư Nguyễn Chí Thanh-Đường Láng, Cầu 361… Đồng thời, Hội Cựu chiến binh phường cũng phối hợp với Công an phường giải tỏa các điểm nóng về an ninh trật tự, tụ điểm ma túy mại dâm.
Những cựu chiến binh như Đặng Đình Chiến, Phạm Huy Thông, Lê Văn Huệ, Nguyễn Hồng Phong… đã cho thấy tinh thần không ngại gian khó, vươn lên trong cuộc sống. Họ xứng đáng là điển hình tiêu biểu của ý chí, tinh thần vượt khó vươn lên, là tấm gương sáng trong đời thường.
Hà Nội hiện có hàng chục nghìn cựu chiến binh. Trong chiến tranh, họ là những người xông pha nơi chiến trường, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhiều người bị thương, không ít người dù không bị thương nhưng lại bị nhiễm chất độc hóa học… Thế nhưng, thương tật do chiến tranh để lại vẫn không làm giảm ý chí phấn đấu vươn lên và khát vọng cống hiến cho quê hương của những người lính năm xưa. |
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59