Những “cánh én” mang mùa xuân về phương Nam

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và theo tiếng gọi của con tim, hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã lên đường “chi viện” thành phố Hồ Chí Minh với tâm lý bước tới tâm dịch là bước vào trận chiến. Dù xác định trước đây sẽ là chuyến công tác vất vả, cận kề hiểm nguy… và cũng chưa hẹn ngày về, nhưng ai cũng mong muốn sẽ là "những mảnh ghép nhỏ" góp vào bức tranh lớn trong công cuộc đẩy lùi dịch Covid-19, sớm đưa cuộc sống bình yên trở lại với người dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Xuất hiện trạm "ATM Oxy" cứu người tại thành phố Hồ Chí Minh Ưu tiên vắc xin cho thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh có nhiều khu công nghiệp

Ở đâu nhân dân cần chúng tôi sẽ có mặt

Những ngày qua, dịch Covid-19 ở các tỉnh phía Nam nhất là ở tâm dịch thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp. Được biết, nhờ sự nỗ lực của Thành phố và sự chi viện của cả nước, nên hoạt động kiểm soát và khống chế dịch bệnh đang được tích cực thực hiện, nhưng sự phát tán của vi rút SARS-CoV-2 vẫn còn, công tác điều trị gặp khó khăn và quá tải.

Những “cánh én” mang  mùa xuân về phương Nam
Cán bộ, nhân viên Bệnh viện Bạch Mai tiễn đoàn công tác lên đường chi viện thành phố Hồ Chí Minh.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến khó lường, hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ Y tế, hàng trăm y, bác sĩ, kỹ thuật viên các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như: Bệnh viện E, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai… đã lên đường vào thành phố Hồ Chí Minh tiếp sức công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, đồng thời xây dựng và vận hành bệnh viện dã chiến.

Đội quân tinh nhuệ này sẽ “chia lửa” với các đồng nghiệp ở hai “chiến trường” điều trị bệnh nhân Covid-19 khốc liệt nhất là Bệnh viện Hồi sức Covid-19 thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện dã chiến ở Thành phố Thủ Đức với một tâm huyết khi nào thành phố Hồ Chí Minh chiến thắng dịch bệnh mới trở về. Họ cũng như hàng nghìn cán bộ y tế khác đã kiên trì bám trụ tại các tâm dịch suốt nhiều tháng qua, sẵn sàng dốc hết sức lực vì sự an toàn của người dân, vì sự hồi sinh của người bệnh.

Chia sẻ trước chuyến công tác đặc biệt, Tiến sĩ Phan Thảo Nguyên, Trưởng Khoa Nội tim mạch người lớn, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E, trưởng đoàn công tác của Bệnh viện cho biết: Bệnh viện E gồm 45 y, bác sĩ lên đường vào thành phố Hồ Chí Minh tiếp sức điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến quận 9. Các thầy thuốc này hiện đang công tác tại nhiều khoa như: Tim mạch, Gây mê hồi sức, Ngoại tim mạch... Trước đó, các y, bác sĩ đã chuẩn bị kiến thức y khoa, cập nhật và bổ sung quy định, phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19 thông qua các buổi tập huấn của Bệnh viện, Bộ Y tế. “Ngay khi nhận được thông tin Bệnh viện sẽ chi viện cho thành phố Hồ Chí Minh chống dịch, đã có 200 y, bác sĩ tình nguyện của bệnh viện đăng ký tham gia, trong đó có rất nhiều người trẻ. Ai cũng mong muốn sẽ là "những mảnh ghép nhỏ" góp vào bức tranh lớn trong công cuộc đầy lùi dịch Covid-19, sớm đưa cuộc sống bình yên trở lại với người dân thành phố Hồ Chí Minh”.

Được biết, trong lần chi viện này, có những người đã từng trải qua nhiều mặt trận điều trị khốc liệt, có những người lần đầu tiên dấn thân vào điểm nóng. Tham gia chi viện cho thành phố Hồ Chí Minh đợt này là lần thứ 3 bác sĩ Trần Hoàng Long, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai xung phong vào tâm dịch. “Dù xác định trước, chuyến công tác này sẽ thực sự cam co và áp lực, bởi yếu tố nguy cơ cao, số ca mắc lên tới hàng nghìn ca mỗi ngày. Và thời tiết thành phố Hồ Chí Minh mùa hè cũng rất nóng, nhưng điều đó không làm chúng tôi chùn bước. Bởi chúng tôi luôn xác định, ở đâu nhân dân cần chúng tôi sẽ có mặt. Thậm chí, chúng tôi xác định sẽ chăm sóc bệnh nhân thay cho cả người nhà của họ”, bác sĩ Trần Hoàng Long bộc bạch.

Tương tự, chia sẻ trước giờ lên đường nam tiến, Thạc sĩ Ngô Đức Hùng, Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai một trong những bác sĩ đã có mặt ở hầu khắp các mặt trận chống dịch từ Hải Dương, Bắc Giang… chia sẻ: “Bất kể nơi nào có dịch đều có quân của Trung tâm cấp cứu A9 và các nhân viên y tế của Bệnh viện Bạch Mai. Dịch Covid-19 đã bước sang năm thứ 2, bước sang làn sóng thứ 4, chưa bao giờ chúng ta phải đối mặt với làn sóng lớn như lần này. Theo lời kêu gọi của Bộ Y tế và Bệnh viện, chúng tôi sẵn sàng lên đường, tiếp tục làm nhiệm vụ vì sức khoẻ của nhân dân”.

Xây dựng và vận hành bệnh viện dã chiến

Đoàn bác sĩ của các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô vào tiếp sức thành phố mang tên Bác, ngoài nhiệm vụ hỗ trợ công tác điều trị còn có nhiệm vụ khảo sát để xây dựng và vận hành bệnh viện dã chiến hồi sức cấp cứu với quy mô 500 giường. Để đảm đương nhiệm vụ này, vừa qua đã có thêm gần 200 cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai lên đường chi viện cho thành phố Hồ Chí Minh. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Tại đầu cầu thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện dã chiến số 16 đóng tại Quận 7 là địa bàn tác chiến của Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện dã chiến số 16 có qui mô 3.000 giường. Trong đó, Bệnh viện Bạch Mai sẽ tập trung hỗ trợ chuyên môn cho 500 giường hồi sức tích cực, điều trị cho 500 bệnh nhân nặng và thở máy.

Những “cánh én” mang  mùa xuân về phương Nam
Cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai tham gia chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh.

Để vận hành cho Bệnh viện dã chiến số 16, toàn bộ trang thiết bị từ Bệnh viện tâm thần Bắc Giang - nơi trước đó dùng để điều trị bệnh nhân Covid, với hơn 100 giường điều trị tích cực đã được vận chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, còn có 3 xe X.quang di động đã từng theo Bệnh viện Bạch Mai chống dịch các nơi đã vào Thành phố mang tên Bác để đảm bảo cho việc di chuyển bệnh nhân và lắp đặt máy móc sao cho hiệu quả nhất.

Với vai trò là trưởng đoàn công tác của Bệnh viện tham gia chi viện cho thành phố Hồ Chí Minh chống dịch, Giáo sư Nguyễn Quang Tuấn cho biết: “Công tác điều trị cho bệnh nhân Covid-19 khác hoàn toàn so với công tác chuyên môn hàng ngày. Nhân viên y tế sẽ mặc quần áo bảo hộ làm việc trong điều kiện thời tiết nóng, không điều hòa. Do vậy, công việc sẽ hết sức vất vả. Tất cả mọi người đều chưa biết ngày nào trở lại Hà Nội”. Đồng thời, Giáo sư Nguyễn Quang Tuấn nhấn mạnh, các nhân viên y tế khi tham gia chống dịch phải đảm bảo an toàn cho bản thân trong quá trình chăm sóc bệnh nhân Covid-19. Bởi sức khỏe là điều kiện số một, điều kiện tiên quyết để thành công trong công cuộc chống và dập dịch ở thành phố Hồ Chí Minh.

Với tình hình dịch bệnh ở phía Nam đang hết sức phức tạp như hiện nay, việc tăng cường các lực lượng y tế vào hỗ trợ cho thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết trong công tác phòng, chống dịch. Chia sẻ về vấn đề này, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Đội ngũ nhân viên y tế tại các địa phương có dịch, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh đã phải làm việc liên tục với cường độ cao trong nhiều ngày. Điều này khiến chất lượng công việc có thể giảm sút. Do vậy rất cần lực lượng thay thế, "đảo quân" để thầy thuốc được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động và tiếp tục lên tuyến đầu.

“Chúng ta biết rằng cuộc chiến chống dịch sẽ còn phải kéo dài thêm trong khoảng thời gian nữa, do vậy, việc phân bổ thời gian hợp lý và khoa học để đội ngũ thầy thuốc có thể chiến đấu lâu dài và đảm bảo chất lượng công việc là rất cần”, Giáo sư Trần Văn Thuấn cho biết.

Bên cạnh đó, việc mở ra các trung tâm hồi sức tích cực để điều trị các bệnh nhân nặng, bệnh nhân nguy kịch cũng đòi hỏi lượng nhân sự y tế rất lớn. Vào thời khắc khó khăn của dịch bệnh, chúng ta cần rất nhiều những thầy thuốc tình nguyện vào tâm dịch, cống hiến sức lực, tâm huyết, kinh nghiệm, lòng yêu đời – yêu người, cho công cuộc chống dịch chưa từng có trong tiền lệ. Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: “Chúng tôi thực sự cảm kích trước tinh thần tình nguyện của các y, bác sĩ, họ đã thể hiện trách nhiệm cao cả của người thầy thuốc trong tình hình dịch bệnh, sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng vì sức khỏe của cộng đồng”./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

(LĐTĐ) Chiều 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều người dân từ các địa phương trở về Hà Nội học tập, lao động. Theo ghi nhận của phóng viên vào cuối giờ chiều cùng ngày, mật độ giao thông tại các cửa ngõ ra - vào Hà Nội có đông hơn so với những ngày thường, tuy nhiên vẫn đảm bảo, thông thoáng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong.
Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chào mừng Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo, đảm bảo quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho lao động nữ, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân đề nghị các Công đoàn cơ sở tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.
Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân, hướng về người lao động. Các cấp Công đoàn thị xã cũng đã phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động, qua đó khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp của đội ngũ công nhân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tin khác

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

(LĐTĐ) Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tổ chức điều chuyển vắc xin giữa các địa phương và nỗ lực phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) để có thể sớm tiếp nhận vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

(LĐTĐ) Chiều 26/8, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 3.195 ca mắc Covid-19 (giảm 151 ca so với ngày trước đó). Ngoài ra, trong 24 giờ qua, số bệnh nhân nặng, phải thở ô xy tăng lên 162 ca (tăng 23 ca so với ngày trước đó) và không ghi nhận ca tử vong.
Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Công an tổ chức hội nghị về nhiệm vụ, giải pháp công tác phòng, chống dịch bệnh và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong Công an nhân dân. Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Công an, chủ trì hội nghị.
Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.04, BA.05… Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới đây đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, liều nhắc lại lần 2 (mũi 4).
Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Quyết định số 1226/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Y tế cho biết đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế nội địa (di chuyển nội địa, nơi công cộng, nhà hàng...) trong phòng, chống dịch Covid-19.
Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

(LĐTĐ) Theo Bộ Y tế, các cán bộ, nhân viên có liên quan đến công tác cấp "Hộ chiếu vắc xin" Covid-19, nếu để xảy ra các biểu hiện tiêu cực thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Dự kiến, đối tượng tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 là người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động