Những “bóng hồng” thổi hồn làng nghề Hà Nội

(LĐTĐ) Họ là những nữ nghệ nhân không chỉ mang trong mình ước mơ giữ lửa nghề truyền thống, mà còn mang khát vọng đưa những sản phẩm làng nghề vươn cao, vươn xa ra khu vực và thế giới. Họ là những đóa hoa rực rỡ của làng nghề Thủ đô Hà Nội.
Quảng bá, kích cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội Chiêm ngưỡng dàn cây cảnh độc lạ tham gia Lễ hội sinh vật cảnh Thủ đô năm 2022

Bền bỉ giữ lửa làng nghề

Xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm nổi tiếng với làng nghề dát vàng, bạc quỳ. Đầu năm 2021, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chính thức công nhận nghề thủ công truyền thống quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Những “bóng hồng” thổi hồn làng nghề Hà Nội
Nghệ nhân Phan Thị Thuận là nghệ nhân đầu tiên dệt thành công lụa tơ sen ở Việt Nam.

Năng động, sáng tạo và say mê nghề truyền thống của làng, nghệ nhân trẻ Hoàng Thị Anh, chủ cơ sở dát vàng Phương Nam đã và đang góp phần gìn giữ nghề truyền thống quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ.

Nghề làm vàng, bạc quỳ rất tinh xảo, đòi hỏi người thợ kiên trì, cẩn thận, tinh tế từ việc xây lò kín, làm mực “lướt” quỳ, đánh quỳ. Để tạo ra được một sản phẩm chất lượng như dát một pho tượng, người thợ ngoài sự cẩn thận, tỉ mỉ thì trước khi làm phải tìm hiểu kỹ về sản phẩm để từ đó có phương án làm tốt nhất.

Từ sự đam mê nghề truyền thống, nghệ nhân Hoàng Thị Anh luôn tự tìm tòi, học hỏi những người thợ đi trước, tích lũy kinh nghiệm từ thực tế các sản phẩm, công trình. Với việc xây dựng được đội ngũ thiết kế hỗ trợ từ khâu lên ý tưởng, đồ họa và thi công lành nghề, cơ sở của nghệ nhân Hoàng Thị Anh ngày càng phát triển.

Cùng với đó, nghệ nhân còn truyền dạy nghề cho hơn 100 người cùng có chung niềm yêu nghề truyền thống. Với sự nỗ lực của mình, năm 2018, nghệ nhân Hoàng Thị Anh được Hội Nghiên cứu khoa học về Đông Nam Á, Việt Nam trao tặng Bằng chứng nhận danh hiệu “Nghệ nhân làng nghề truyền thống Việt Nam”. Năm 2021, được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội”.

Tới làng tranh sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội), không khó để tìm đến cơ sở sản xuất của nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi. Gần 50 năm gắn bó với nghề sơn mài, đến nay, nhiệt huyết, tình yêu nghề ở nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi chưa khi nào vơi bớt. Bà sinh ra trong gia đình theo nghề sơn mài truyền thống nên ngay từ nhỏ đã có cơ hội tiếp xúc với các kỹ thuật, cách làm tranh sơn mài. Năm 16 tuổi, bà vào hợp tác xã học làm tranh và theo nghề một cách bài bản. Năm 2003, khi tích lũy được một chút kinh nghiệm, bà Hồi quyết định mở xưởng riêng, tự mình làm chủ. Chặng đường “khởi nghiệp” ấy không hề dễ dàng, nhiều lần lao đao, khó khăn.

Bây giờ nhắm mắt lại nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi cũng có thể hình dung, miêu tả sinh động quy trình sản xuất tranh sơn mài với hơn 20 công đoạn rất tỉ mỉ, kỳ công như lựa chọn, xử lý cốt gỗ, sơn và mài nhiều lớp, nhiều lần, trang trí bạc, vỏ trứng…

Cũng vì đem cả tâm huyết và tình yêu vào tranh nên mỗi sản phẩm, nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi làm ra đều rất tinh xảo, chi tiết, mang đậm dấu ấn cá nhân. Với những giá trị đem lại cho xã hội, năm 2006, bà trở thành một trong bốn người đầu tiên của làng nghề được công nhận danh hiệu nghệ nhân. Người dân trong làng vẫn ví von và gọi bà là “người giữ lửa nghề sơn mài Hạ Thái”.

Bây giờ khi ở cương vị Chủ tịch Hội Sơn mài Hạ Thái, nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi không chỉ làm nghề, tiên phong áp dụng các kỹ thuật mới vào làm tranh sơn mài, mà còn tích cực phối hợp cùng địa phương đào tạo, truyền nghề cho thế hệ trẻ, với ước muốn phát triển làng nghề quê hương.

Khát khao đưa làng nghề cất cánh

Chỉ sau 8 năm theo nghề, chị Nguyễn Thị Hân thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội được tặng danh hiệu “Nghệ nhân mây tre đan” và là một trong những nghệ nhân có tuổi đời, tuổi nghề trẻ nhất ở làng Phú Vinh nhận được danh hiệu này. Bởi lẽ tuổi trẻ, sự ham học hỏi và sáng tạo đã giúp chị có được bước đi nhanh chóng, “uốn” những sợi mây, thanh tre vốn cứng cáp, chắc chắn thành sản phẩm trang sức, phụ kiện thời trang đẹp mắt và mềm mại.

Chị đã kết hợp mây với gốm và thuyết phục chồng bằng ý tưởng về một bình gốm sẽ được chế tác làm hai phần. Phần trên tráng lớp men màu nâu pha vàng, phần dưới để nguyên lớp đất nung và chìm vào trong. Đây sẽ là nơi mây và gốm hội tụ, tùy theo kiểu dáng của bình mà chế tác.

Chấp nhận không ít thất bại, phải bỏ đi một số mẫu mã không bảo đảm chất lượng, cuối cùng, họ gặt hái được trái ngọt khi “kết duyên” thành công giữa mây và gốm. Những chiếc bình gốm được đan mây bên ngoài trang trí mang lại vẻ đẹp mới, hội tụ tinh hoa của nghề truyền thống, được người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá cao, dành Huy chương Vàng tại Hội chợ làng nghề và thi sản phẩm thủ công Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.

Luôn nắm bắt nhu cầu thị trường để đầu tư công sức, sáng tạo ra sản phẩm mới, nữ nghệ nhân vẫn nhiều trăn trở với sự phát triển của làng nghề. Bởi để mỗi làng nghề được phát triển, chỉ phụ thuộc vào đôi bàn tay nghệ nhân thôi là chưa đủ.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hân bày tỏ: “Tôi mong muốn nghĩ tới làng nghề, là người ta nghĩ ngay tới một điểm hẹn, một nơi du lịch trải nghiệm. Ngày nay, điều đó không phải hữu xạ tự nhiên hương mà có. Hy vọng rằng, qua những chương trình tôn vinh làng nghề, tôn vinh nghệ nhân, sẽ có thêm nhiều sự chung tay vào cuộc giúp đỡ của chính quyền địa phương và các ngành chức năng để đưa làng nghề lên một tầm cao mới, nơi mà mỗi nghệ nhân, mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch, có như vậy làng nghề mới có thể cất cánh bay xa”.

Cũng với khát khao để sản phẩm làng nghề “cất cánh”, nghệ nhân Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức) là 1 trong 9 “Công dân ưu tú” của Thủ đô năm 2021. Đau đáu những năm giá tằm rớt thê thảm, bán không ai mua, bà Thuận quyết đi tìm đầu ra cho tơ tằm. Bà làm thành một quy trình sản xuất khép kín, ở đó, tự con tằm sẽ dệt tơ thành các thành phẩm rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Năm 2012, bà Thuận chính thức trình làng sản phẩm và phương pháp lần đầu tiên chăn tơ do tằm tự dệt. Sản phẩm đã được Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen và đạt giải Nhất với giải pháp sáng tạo mền bông tơ tằm do con tằm tự dệt năm 2015.

Từ sản phẩm này, bà đã cho ra đời nhiều tấm mền chăn, các loại gối chất lượng cao, có mặt ở những thị trường như Nhật, Thái, Đức, Bỉ, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út...

Dạy tằm dệt cửi thành công, bà tiếp tục “bắt sen nhả tơ”. Từ đầu năm 2017, bà Thuận bắt tay vào nghiên cứu lụa tơ sen. Công đoạn tạo tơ sen còn khó khăn gấp bội nhưng bà đã hoàn toàn làm được chỉ thêu từ tơ sen. Từ tơ sen đó đã thêu vào áo thành bông hoa sen hoặc thêu khăn quàng cổ. Lụa tơ sen ngay lập tức tạo được tiếng vang. Năm 2019, lụa tơ sen vinh dự được lựa chọn là sản phẩm quà tặng Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản.

Còn rất nhiều những nghệ nhân của làng nghề Thủ đô mà chúng ta không thể kể hết những cống hiến đầy sáng tạo của họ. Họ là những nữ nghệ nhân không chỉ mang trong mình ước mơ “giữ lửa” nghề truyền thống, mà còn mang khát vọng đưa những sản phẩm làng nghề vươn cao, vươn xa ra khu vực và thế giới.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Chương Mỹ còn 12 thôn xóm bị ngập, hơn 700 hộ dân bị ảnh hưởng

Huyện Chương Mỹ còn 12 thôn xóm bị ngập, hơn 700 hộ dân bị ảnh hưởng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ (Hà Nội), đến 16h ngày 3/8, mực nước tại sông Bùi đã giảm xuống còn 6,40m (giảm 0,07m so với thời điểm 7h ngày 3/8), dưới mức báo động 2.
Nhiều địa phương tăng cường tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy

Nhiều địa phương tăng cường tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, nhiều huyện ngoại thành Hà Nội đã tích cực tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đến mọi tầng lớp nhân dân.
Nghỉ từ 1/7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới?

Nghỉ từ 1/7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới?

(LĐTĐ) Từ 1/7/2024, lương hưu sẽ tăng 15% cho những người nghỉ hưu trước ngày này. Đối với người nghỉ hưu sau 1/7/2024, mức hưởng lương hưu sẽ được tính như thế nào?
Nữ xạ thủ Trịnh Thu Vinh gửi lời xin lỗi người hâm mộ khi bị loại đáng tiếc tại Olympic Paris 2024

Nữ xạ thủ Trịnh Thu Vinh gửi lời xin lỗi người hâm mộ khi bị loại đáng tiếc tại Olympic Paris 2024

(LĐTĐ) Chiều nay (3/8), nữ xạ thủ Trịnh Thu Vinh đã bước vào thi đấu chung kết nội dung 25m súng ngắn thể thao Olympic Paris 2024. Dù rất nỗ lực, vượt qua thành tích của ngày hôm qua nhưng Vinh vẫn bị loại sau lượt bắn thứ năm.
Sơn Tây: Sôi nổi liên hoan nghệ thuật “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng"

Sơn Tây: Sôi nổi liên hoan nghệ thuật “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng"

(LĐTĐ) Ngày 2/8, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao Sơn Tây, Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng” chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), kỷ niệm 555 năm danh xưng “Sơn Tây” (1469 - 2024), 100 năm thành lập Thị xã (1924 - 2024) và 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (3/8/1954 - 3/8/2024).
Hội LHPN thành phố Vinh đưa tín dụng chính sách đến với hội viên

Hội LHPN thành phố Vinh đưa tín dụng chính sách đến với hội viên

(LĐTĐ) Thông qua hoạt động ủy thác vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Vinh đã giúp hàng nghìn phụ nữ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ thoát nghèo, giải quyết việc làm, học sinh - sinh viên, nước sạch – vệ sinh môi t
Đưa đoạn trên cao Dự án Nhổn - Ga Hà Nội vào vận hành thương mại

Đưa đoạn trên cao Dự án Nhổn - Ga Hà Nội vào vận hành thương mại

(LĐTĐ) Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) thông tin, chiều 2/8, tại Depot - Nhổn, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (gọi tắt là Hội đồng) đã tiến hành kiểm tra hiện trường và tổ chức cuộc họp đánh giá kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (Dự án).

Tin khác

Huyện Chương Mỹ còn 12 thôn xóm bị ngập, hơn 700 hộ dân bị ảnh hưởng

Huyện Chương Mỹ còn 12 thôn xóm bị ngập, hơn 700 hộ dân bị ảnh hưởng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ (Hà Nội), đến 16h ngày 3/8, mực nước tại sông Bùi đã giảm xuống còn 6,40m (giảm 0,07m so với thời điểm 7h ngày 3/8), dưới mức báo động 2.
Nhiều địa phương tăng cường tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy

Nhiều địa phương tăng cường tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, nhiều huyện ngoại thành Hà Nội đã tích cực tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đến mọi tầng lớp nhân dân.
Sơn Tây: Sôi nổi liên hoan nghệ thuật “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng"

Sơn Tây: Sôi nổi liên hoan nghệ thuật “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng"

(LĐTĐ) Ngày 2/8, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao Sơn Tây, Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng” chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), kỷ niệm 555 năm danh xưng “Sơn Tây” (1469 - 2024), 100 năm thành lập Thị xã (1924 - 2024) và 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (3/8/1954 - 3/8/2024).
Chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, giảm thiểu tối đa thiệt hại

Chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, giảm thiểu tối đa thiệt hại

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, giảm thiểu tối đa thiệt hại, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đề nghị các địa phương, đơn vị theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tai; tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra theo yêu cầu.
Huyện Chương Mỹ chủ động triển khai phương án chống lũ, đảm bảo cứu trợ đời sống nhân dân

Huyện Chương Mỹ chủ động triển khai phương án chống lũ, đảm bảo cứu trợ đời sống nhân dân

(LĐTĐ) Để ứng phó, khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 2, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành của huyện chủ động triển khai phương án đảm bảo cứu trợ đời sống cho nhân dân, triển khai công tác đảm bảo vệ sinh môi trường; hỗ trợ khám chữa bệnh, thuốc men và thiết bị y tế…
Bàn giao Nhà tình nghĩa cho hộ cận nghèo huyện Thanh Oai

Bàn giao Nhà tình nghĩa cho hộ cận nghèo huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2024) và 19 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2024), Công an huyện Thanh Oai phối hợp với chính quyền xã Thanh Cao tổ chức khánh thành và bàn giao Nhà tình nghĩa cho gia đình chị Nguyễn Thị Mai, trú tại thôn Thanh Giang, xã Thanh Cao.
Chương Mỹ nỗ lực đảm bảo cứu trợ đời sống cho nhân dân vùng ngập úng

Chương Mỹ nỗ lực đảm bảo cứu trợ đời sống cho nhân dân vùng ngập úng

(LĐTĐ) Để phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra, nước rút đến đâu, cán bộ cùng nhân dân các xã trên địa bàn huyện Chương Mỹ thực hiện tổng vệ sinh môi trường đến đó. Đặc biệt, cả hệ thống chính trị huyện Chương Mỹ đã và đang tích cực dồn lực đảm bảo cứu trợ đời sống cho nhân dân vùng ngập úng.
138,3ha diện tích hoa màu tại huyện Thạch Thất bị ngập trắng

138,3ha diện tích hoa màu tại huyện Thạch Thất bị ngập trắng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thạch Thất tính đến 16h ngày 2/8, tổng diện tích hoa màu tại huyện bị ngập trắng không có khả năng phục hồi là 138,3ha.
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho người lao động huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho người lao động huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt

(LĐTĐ) Chiều 2/8, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã trực tiếp đến thăm, động viên, trao hỗ trợ cho các Công đoàn cơ sở và đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ.
Huyện Mỹ Đức tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích trong Hội thi về phòng cháy, chữa cháy

Huyện Mỹ Đức tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích trong Hội thi về phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Chiều 2/8, UBND huyện Mỹ Đức tổ chức Hội nghị tổng kết Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động