Nhiều người dân tại thành phố Hồ Chí Minh chủ quan trong phòng dịch Covid-19

(LĐTĐ) Tỷ lệ tiêm vắc xin ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã đạt ở mức cao, kèm theo là những chính sách nới lỏng giãn cách xã hội của chính quyền địa phương, khiến cho không ít người dân có tâm lý chủ quan phòng dịch khi ra đường.
Tối 19/11: Tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 Thống nhất triển khai 3 ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Tiếp tục đoàn kết, đồng lòng vượt qua khó khăn của dịch Covid-19

Theo ghi nhận của phóng viên, trong nhiều ngày qua tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người dân đã bắt đầu xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch, không đeo khẩu trang khi ra đường và tập trung đông người tại các khu vực như công viên, phố đi bộ, khu vui chơi giải trí. Đây chính là dấu hiệu của “ảo tưởng miễn dịch cộng đồng” khi người dân cho rằng đã tiêm đủ liều vắc xin thì không còn lo bị nhiễm Covid-19.

Tuy nhiên, những số liệu về ca nhiễm mới tại thành phố Hồ Chính Minh từ đầu tháng 11 đến nay hoàn toàn chứng minh điều ngược lại, theo dữ liệu trên Cổng thông tin Covid-19 thành phố Hồ Chí Minh sáng 13/11 cho biết, gần 1 tuần nay số ca nhiễm mới liên tục vượt ngưỡng 1.000 ca/ngày, riêng ngày 12/11 ghi nhận thêm 1.388 ca nhiễm, nâng tổng số ca ghi nhận từ đợt dịch thứ 4 đến nay lên 434.248 ca.

Trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố Hồ Chí Minh sáng13/11, Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng cho biết, trong 7 ngày vừa qua, một số địa phương trên địa bàn thành phố có số F0 tăng cao, cụ thể là huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, thành phố Thủ Đức, quận 12, quận Gò Vấp. Ghi nhận trong 3 ngày gần đây, huyện Bình Chánh và Hóc Môn là 2 nơi có nhiều trường hợp dương tính Covid-19.

Nhiều người dân tại thành phố Hồ Chí Minh chủ quan phòng dịch
Nhiều người dân vẫn vô tư không đeo khẩu trang ngồi tán gẫu với nhau ở công viên Lê Thị Riêng, quận 10.

“Phân tích biểu đồ diễn tiến ca bệnh Covid-19 tại các quận, huyện, có thể thấy, số F0 tại Bình Chánh có chiều hướng tăng và đang đi ngang trong thời gian gần đây. Hóc Môn có giai đoạn đạt đỉnh cao và hiện tại có tín hiệu đi xuống. Riêng Bình Tân và Gò Vấp vẫn đang ở mức cao và nằm ngang. Các địa phương có số ca không cao nhưng có xu hướng tăng bao gồm quận 10 và huyện Nhà Bè”, Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại cuộc họp.

Theo thống kê đến ngày 12/11, thành phố Hồ Chí Minh đã tiêm hơn 13,7 triệu liều vắc xin cho người dân trên địa bàn, trong đó hơn 7,8 triệu liều mũi 1 và 5,9 triệu liều mũi 2. Việc hầu hết người dân tự tin vào chiếc “thẻ xanh” để có thể thoải mái sinh hoạt như bình thường cũng tiềm ẩn rủi ro khi các chuyên gia khuyến cáo rằng, việc tiêm đủ 2 mũi vaccine không đồng nghĩa với việc miễn nhiễm Covid-19.

Trong chương trình livestream “Dân hỏi - Thành phố trả lời” với chủ đề phòng, chống dịch Covid-19 khi tình hình có dấu hiệu phức tạp trở lại tối 12/11, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc số ca F0 tăng trong thời gian qua là điều tất yếu khi thành phố mở cửa, gỡ bỏ giãn cách xã hội. Đây cũng là vấn đề đã được Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố Hồ Chí Minh dự báo trước.

Nhiều người dân tại thành phố Hồ Chí Minh chủ quan phòng dịch
Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trả lời câu hỏi trên chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời".

Số ca F0 mới chủ yếu tập trung ở các địa phương ngoại thành, dân số đông, tập trung nhiều lao động và nhà trọ cho thuê. Ngoài ra, việc các nhà máy, xí nghiệp khôi phục sản xuất, tuyển dụng lao động mới đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất sẽ tăng lên, việc giao lưu tiếp xúc nhiều hơn gây ra nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

Trong gia đoạn của dịch Covid-19 hồi đầu năm 2020, ngành y tế Việt Nam đã đi theo quan điểm “zero Covid” (không Covid) bằng việc áp dụng nhiều biện pháp mạnh tay như thực hiện chỉ thị 15, 16 và bóc tách F0, F1, F2 ra khỏi cộng đồng. Sau đó, dịch bệnh thực sự đã được kiểm soát, tuy nhiên mầm bệnh vẫn còn ấp ủ đâu đó trong cộng đồng và hệ quả là đợt dịch thứ 4 bùng phát vào ngày 27/4.

Vào thời điểm đó, vắc xin chính là hi vọng cho một khái niệm được gọi là “miễn dịch cộng đồng”, khi cho rằng chỉ cần tỷ lệ dân số được tiêm vắc xin chiếm 60 – 70% thì đại dịch sẽ sớm được kiểm soát và biến mất. Tuy nhiên, những biến chủng của virus SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, đỉnh điểm là biến chủng Delta với tốc độ lây lan chóng mặt và có khả năng tấn công cơ thể cao dù đã được tiêm vắc xin.

Nhiều người dân tại thành phố Hồ Chí Minh chủ quan phòng dịch
Vẫn còn nhiều người dân đeo khẩu trang "hờ" bất chấp các khuyến cáo về phòng dịch.

Ngoài ra, ông Châu cũng cho biết ở các loại bệnh khác, việc tiêm vắc xin có thể giúp cơ thể con người miễn nhiễm với căn bệnh đó ngay sau khi tiêm, nhưng đối với virus SARS-CoV-2 là ngoại lệ khi liên tục có sự biến đổi với việc xuất hiện nhiều biến chủng nguy hiểm hơn, mà các kháng thể vắc xin tạo ra không miễn dịch hoàn toàn được. Ông cũng nhấn mạnh, không phải cứ tiêm đủ liều vắc xin thì miễn nhiễm, không trở nặng và không tử vong .

“Từ khi xuất hiện biến chủng Delta với tốc độ lây nhiễm nhanh và dữ dội trong những khu vực đông dân cư, khiến dịch Covid-19 lan rộng và ăn sâu vào cộng đồng, ngành y tế địa phương phải chuyên qua giai đoạn thích ứng với virus SARS-CoV-2. Tức là sống chung với virus chứ không phải sống chung với dịch Covid-19”, ông Châu cho biết trên chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” tối 12/11.

Từ những thực tế trong thời gian qua cho thấy, tâm lý “ảo tưởng miễn dịch cộng đồng” của nhiều người dân là khá nguy hiểm. Khi họ không hiểu được sự tiến hoá của virus và nguyên nhân của những trường hợp tái nhiễm. Vì thế, việc tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch bằng cách đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, hạn chế đến nơi đông người… vẫn là cách tốt nhất để hạn chế lây lan Covid-19.

Đến nay, vắc xin không phải là giải pháp có thể giúp miễn dịch với Covid-19 như nhiều người từng kỳ vọng. Nhiều quốc gia như Mỹ và châu Âu có tỷ lệ tiêm chủng cao, đã bắt đầu tiến hành tiêm mũi thứ 3 vì nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của 2 mũi vaccine trước sẽ giảm theo thời gian.

Đối với Việt Nam, ông Châu cho biết, mới đây Bộ Y tế đã có công văn gửi cho 63 tỉnh thành yêu cầu lập một danh sách dự trù, lập kế hoạch để Bộ chuẩn bị khi có đủ nguồn vắc xin tiêm tiếp tục mũi thứ 3. Mũi thứ 3 sẽ tiêm theo thứ tự ưu tiên do lượng vắc xin còn thiếu, chủ yếu dành cho những đối tượng có nguy cơ cao và lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(LĐTĐ) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...
Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Cách nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô?

Cách nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô?

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến lớn trong công cuộc hoàn thiện thể chế về xây dựng, phát triển Thủ đô trong bối cảnh mới. Trong đó, các chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đề cập một cách rõ nét, thể hiện tầm quan trọng trong chiến lược về con người. Tuy nhiên, làm thế nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô, giữ chân người tài là vấn đề “nóng” cần được bàn thảo và quan tâm thấu đáo.
Gặp “Vua phá lưới” Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Gặp “Vua phá lưới” Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Sáng 25/4, tại Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024, Ban Tổ chức đã tặng Bằng khen và trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất. Trong đó, Giải Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất thuộc về anh Nguyễn Văn Thể, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tây Hồ, thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm với 7 bàn thắng.
Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.

Tin khác

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

(LĐTĐ) Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tổ chức điều chuyển vắc xin giữa các địa phương và nỗ lực phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) để có thể sớm tiếp nhận vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

(LĐTĐ) Chiều 26/8, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 3.195 ca mắc Covid-19 (giảm 151 ca so với ngày trước đó). Ngoài ra, trong 24 giờ qua, số bệnh nhân nặng, phải thở ô xy tăng lên 162 ca (tăng 23 ca so với ngày trước đó) và không ghi nhận ca tử vong.
Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Công an tổ chức hội nghị về nhiệm vụ, giải pháp công tác phòng, chống dịch bệnh và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong Công an nhân dân. Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Công an, chủ trì hội nghị.
Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.04, BA.05… Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới đây đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, liều nhắc lại lần 2 (mũi 4).
Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Quyết định số 1226/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Y tế cho biết đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế nội địa (di chuyển nội địa, nơi công cộng, nhà hàng...) trong phòng, chống dịch Covid-19.
Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

(LĐTĐ) Theo Bộ Y tế, các cán bộ, nhân viên có liên quan đến công tác cấp "Hộ chiếu vắc xin" Covid-19, nếu để xảy ra các biểu hiện tiêu cực thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Dự kiến, đối tượng tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 là người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động