Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch khi mua - bán hàng hóa thiết yếu:

Nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả

Nhằm cung cấp các thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân, đồng thời giảm áp lực cho các chợ dân sinh trong thời điểm nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội; nhiều mô hình bán hàng sáng tạo như chợ lưu động, bán hàng theo combo, bán hàng qua thương mại điện tử… xuất hiện. Qua đó không chỉ đảm bảo nguồn cung cho người tiêu dùng mà còn hạn chế việc tiếp xúc giữa người bán và người mua trong mùa dịch.
Thanh Trì sẵn sàng cơ sở vật chất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 Tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm gắn với phòng, chống dịch Covid-19 Ngày 10/8: Hà Nội xử phạt hành chính 1.012 trường hợp vi phạm phòng, chống dịch

Từ “chợ lưu động”...

Những ngày giãn cách xã hội, người tiêu dùng tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước gặp nhiều khó khăn trong việc đi chợ mua thực phẩm, đặc biệt là người dân ở những khu vực bị cách ly. Trong những lúc khó khăn đó, hàng loạt mô hình sáng tạo như: “Chợ lưu động”, “Đi chợ giùm dân”, “Gian hàng 0 đồng”… ra đời đã giải quyết kịp thời nhu cầu về nguồn cung thực phẩm thiết yếu cho người dân; để mỗi nhà, mỗi người yên tâm cùng chính quyền chống dịch.

Là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, thành phố Hà Nội cũng phải gánh chịu những khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ. Đặc biệt, những ngày vừa qua, dịch Covid-19 “tấn công” vào một số chợ truyền thống, chợ đầu mối, siêu thị… trên địa bàn Thành phố khiến nhiều chợ, siêu thị phải dừng hoạt động. Cùng việc thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố khiến không ít người dân Thủ đô gặp khó khăn trong việc đi chợ bởi thực tế, trong thời điểm giãn cách, họ không thể di chuyển sang các chợ dân sinh lân cận…

Nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả
Các điểm bán hàng lưu động phục vụ kịp thời nhu cầu mua sắm lương thực, thực phẩm cho người dân.

Trước thực trạng đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu mua sắm lương thực, thực phẩm đồng thời giảm áp lực cho các chợ dân sinh, mô hình siêu thị, chợ lưu động nhanh chóng được triển khai. Cùng với đó, Sở Công Thương Hà Nội đã sẵn sàng kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động tại các quận, huyện, thị xã nhằm phục vụ nhu cầu người dân.

Cụ thể, tại quận Long Biên, để triển khai mô hình “Chợ lưu động”, hệ thống siêu thị AEON phối hợp với chính quyền địa phương mở 4 điểm bán hàng lưu động bình ổn giá tại Khu đô thị Việt Hưng, sân chơi phố Bắc Cầu (phường Ngọc Thụy), phố Đặng Vũ Hỷ (phường Thượng Thanh) và sân bóng đảo Sen. Điều đặc biệt, tại các điểm bán hàng lưu động, tất cả mặt hàng đều được niêm yết giá và làm mới mỗi ngày.

Tương tự tại quận Cầu Giấy, ngay sau khi chợ Đồng Xa (chợ dân sinh lớn nhất tại phường) tạm dừng hoạt động, chính quyền phường Mai Dịch đã bố trí 2 điểm chợ lưu động để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, đặt tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường và sân thể thao B5. Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Mai Dịch Phạm Văn Lợi, tại 2 điểm chợ này, lực lượng chức năng đã bố trí các gian hàng cung cấp các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm tươi sống và thực phẩm khô với giá bằng giá bán tại siêu thị để phục vụ nhu cầu người dân, đồng thời đảm bảo công tác phòng, chống dịch...

Anh Hà Thanh Tùng, người dân tại phường Mai Dịch, cho biết, sau khi có thông tin phát hiện ca F0 tại chợ Đồng Xa và chợ này đã phải đóng cửa chúng tôi cảm thấy lo lắng vì không biết sẽ phải mua lương thực, thực phẩm ở đâu. Tuy nhiên, chính quyền địa phương ngay lập tức đã vào cuộc kịp thời và mở 2 điểm chợ lưu động phục vụ nhu cầu của người dân, giúp người dân giải tỏa sự lo lắng nhanh chóng.

Mặc dù các mặt hàng không phong phú như tại chợ Đồng Xa mỗi ngày, tuy nhiên các mặt hàng thiết yếu như: Gạo, rau, thịt… khá đầy đủ và giá bán không có sự thay đổi nhiều. Trong khi đó, việc đảm bảo an toàn cho người dân đến mua sắm được triển khai rất kỹ lưỡng như sát khuẩn, đo thân nhiệt khiến nhiều người yên tâm. Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp thì việc triển khai mô hình chợ lưu động là rất cần thiết.

Nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả
Người dân xếp hàng theo nguyên tắc 5K để vào chợ Thịnh Yên, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả.

Không chỉ triển khai mô hình “Chợ lưu động”, nhiều quận trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Tây Hồ, Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa, Hà Đông… đã triển khai mô hình phát thẻ vào chợ cho người dân theo nguyên tắc, chỉ được sử dụng thẻ để vào chợ mua các nhu yếu phẩm cần thiết theo quy định; quy định giờ và ngày ra vào chợ, dùng cho 1 người/lượt. Cùng với đó, khi đến các siêu thị, chợ lưu động, người dân phải tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch.

... Đến các mô hình chợ sáng tạo thông minh

Là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, tại thành phố Hồ Chí Minh, để giúp người dân thuận lợi trong việc mua lương thực, thực phẩm, Sở Công Thương đã phối hợp với một đơn vị khai trương mô hình “siêu thị di động kiểu mới”. Theo đó, mô hình này sẽ bày bán hơn 100 mặt hàng nhu yếu phẩm với giá hấp dẫn ngay trên các xe buýt.

Ngoài ra, chương trình có 1.000 phần quà với tổng trị giá 300 triệu đồng gửi đến những hộ gia đình khó khăn. Mô hình này dự kiến kéo dài trong 2 tháng và sẽ tăng quy mô lên 3-4 xe buýt, chủ yếu phục vụ tại các quận, huyện vùng ven, mỗi xe bán tại 1-2 điểm. Theo Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, hơn 1 tháng qua, thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức được hàng nghìn điểm bán hàng lưu động, đưa một lượng lớn thực phẩm thiết yếu đến tay người dân.

Mô hình bán hàng lưu động bằng xe buýt hoặc chợ “dã chiến” lưu động đã được nhiều tiểu thương đăng ký, vì thế Thành phố sẽ tăng quy mô thực hiện để thay thế các chợ bị tạm ngưng vì dịch và các phường có nhu cầu sẽ được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, Tổ công tác cũng cho biết, tại một số địa phương ở phía Nam như: Cần Thơ, An Giang… nhiều hình thức mới cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân đã ra đời, góp phần giúp các địa phương kiểm soát dịch bệnh được tốt hơn.

Cụ thể, tại xã An Thạnh Trung (huyện Chợ Mới), Khánh Bình (huyện An Phú), thị trấn Phú Mỹ (huyện Phú Tân) thuộc tỉnh An Giang xuất hiện mô hình “Chuyến xe 0 đồng”; phường Châu Phú A (Thành phố Châu Đốc), xã Phú Vĩnh (Thị xã Tân Châu) và nhiều nơi khác lại có mô hình “Gian hàng 0 đồng” và mô hình “Đi chợ giùm dân” trong mùa dịch… Qua đó, làm đa dạng hơn các hình thức phân phối thực phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết yếu của người dân.

Cũng sáng tạo và hỗ trợ kịp thời nhu cầu mua sắm của người dân như tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay An Giang, tại Cần Thơ, Sở Công Thương Cần Thơ đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức và bố trí các điểm bán hàng bình ổn, đồng thời triển khai mô hình “mang chợ ra không gian thoáng” và các hình thức bán hàng hợp lý khác,… nhằm phục vụ nhu cầu kịp thời cho người dân.

Nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả
Mô hình “mang chợ ra không gian thoáng” của các siêu thị được đánh giá cao trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Hiện, Thành phố đã triển khai được 47 điểm chợ và siêu thị, điểm bán thông minh theo hình thức giãn cách, không tiếp xúc. Với mô hình này, các siêu thị sẽ tận dụng khu vực sảnh, hành lang, khuôn viên trung tâm thương mại để bày bán lương thực, thực phẩm; các quầy hàng được bố trí giãn cách đã hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa người bán với người mua. Theo Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương, đây là mô hình rất thông minh, mô hình này cần được cân nhắc áp dụng với các địa phương khác có dịch...

Chia sẻ về việc hỗ trợ người tiêu dùng thông qua các mô hình “chợ kiểu mới” trong thời điểm nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, mặc dù ngành Công Thương đang đẩy mạnh mô hình đưa nhu yếu phẩm lên sàn thương mại điện tử và giao hàng tại nhà trong thời điểm nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, nhưng hình thức này đang bị hạn chế do chính sách kiểm soát chặt chẽ về giao thông.

Bởi vậy, việc triển khai các điểm bán hàng lưu động là cần thiết và rất hữu ích. Qua đó không chỉ góp phần giảm tải cho các chợ truyền thống và siêu thị, mà còn bảo đảm an toàn cho người dân khi mua sắm, hạn chế di chuyển và an toàn phòng dịch.

Cùng chung quan điểm với chuyên gia Vũ Vinh Phú, nhiều ý kiến của các chuyên gia, cơ quan quản lý và ý kiến của người tiêu dùng cũng cho thấy, việc triển khai kịp thời các mô hình “Chợ lưu động”, “Đi chợ giùm dân”, “Siêu thị di động kiểu mới”… trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp là mô hình rất sáng tạo cần được nhân rộng./.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Từ những bất cập về thu nhập đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, trao đổi với phóng viên, nhiều người lao động kiến nghị, nên chăng cần xem xét lại tiêu chí về thu nhập - giá cả với những người đang làm việc, sinh sống tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo hướng “mở biên độ” thu nhập lên cao hơn so với mức cứng 15 triệu đồng/tháng như quy định hiện hành.
Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Sáng 4/4, Công an phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa trao trả lại tài sản thất lạc cho người dân.
Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Để phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” có được những kết quả đáng ghi nhận trong năm vừa qua, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã liên tục đổi mới trong công tác chỉ đạo triển khai tới các Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Các cấp Công đoàn huyện Thạch Thất đã và đang triển khai hiệu quả phong trào văn hóa, thể thao trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”. Qua đó, nâng cao đời sống tinh thần, tăng cường đoàn kết, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và phát triển toàn diện cho người lao động.
Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu

Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu

Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Xe điện 7 chỗ đầu tiên của VinFast: Lựa chọn hoàn hảo cho gia đình đa thế hệ

Xe điện 7 chỗ đầu tiên của VinFast: Lựa chọn hoàn hảo cho gia đình đa thế hệ

Di chuyển tới 450 km/lần sạc, động cơ mạnh mẽ nhất trong các dòng MPV 7 chỗ, mẫu xe điện Limo Green không chỉ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu di chuyển hàng ngày mà còn là “chiến mã” lý tưởng cho những chuyến du lịch xa của những gia đình đa thế hệ.

Tin khác

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Sáng 4/4, Công an phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa trao trả lại tài sản thất lạc cho người dân.
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia. Từ ngày 21 đến ngày 28/4, thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trước đó, các em có 4 ngày để đăng ký thử.
Không có xét tuyển sớm, bảo đảm học sinh tập trung tối đa cho việc học tập

Không có xét tuyển sớm, bảo đảm học sinh tập trung tối đa cho việc học tập

Liên quan đến công tác tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, toàn hệ thống đã thống nhất không có xét tuyển sớm, bảo đảm các học sinh tập trung tối đa cho việc học tập.
3 chính sách giáo dục chuẩn bị có hiệu lực thi hành

3 chính sách giáo dục chuẩn bị có hiệu lực thi hành

Từ tháng 4/2025, 3 chính sách giáo dục sẽ chính thức có hiệu lực, liên quan đến kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đổi với sinh viên sư phạm và chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học.
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý I, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. Tiến sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tham dự và chủ trì hội nghị.
Tổ chức thi thử các môn thi tốt nghiệp THPT trên tinh thần tự nguyện, phù hợp điều kiện thực tế

Tổ chức thi thử các môn thi tốt nghiệp THPT trên tinh thần tự nguyện, phù hợp điều kiện thực tế

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu việc tổ chức thi thử các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) cấp trường/cấp tỉnh (nếu có) cần phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, trên tinh thần tự nguyện đăng ký tham gia của học sinh, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định.
Hào hùng chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng” tại Đà Nẵng

Hào hùng chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng” tại Đà Nẵng

Được dàn dựng công phu, với những tiết mục nghệ thuật được đặc biệt chọn lọc và trình diễn bởi các nghệ sĩ tên tuổi, chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng” diễn ra tối 28/3 tại Nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng) đã thực sự ghi một dấu ấn sâu đậm, chạm đến trái tim và thổi bùng lên trong mỗi khán giả lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Các địa phương tiếp tục tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm

Các địa phương tiếp tục tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 1479/BGDĐT-GDPT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường thực hiện Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.
Xem thêm
Phiên bản di động