Nhiều kinh nghiệm hay trong hoạt động giám sát
Hà Nội đi đầu trong thực hiện tự chủ đối với các bệnh viện | |
Xây dựng cơ quan nghiên cứu chiến lược xứng tầm | |
Phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế tập thể |
Cụ thể, từ đầu năm 2019 đến nay, các bộ phận thuộc HĐND thành phố Hà Nội đã triển khai 26 cuộc giám sát, khảo sát chuyên đề theo hướng tinh gọn, chất lượng.
Nổi bật như các cuộc giám sát, khảo sát chuyên đề: Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; kết quả xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng; việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với các trường công lập và việc đầu tư xây dựng trường học tại các khu đô thị trên địa bàn Thủ đô; công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân…
Hoạt động giám sát của Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội luôn chú trọng hướng về cơ sở. (Ảnh: NC) |
Theo Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân, hướng về cơ sở không phải là đến giám sát trực tiếp ở đơn vị cơ sở, mà linh hoạt giám sát theo nhóm các đơn vị tương đồng về chức năng, nhiệm vụ và nội dung. Cách làm này sẽ giảm đầu mối giám sát trực tiếp, tăng giám sát qua báo cáo và mời cơ sở, các đơn vị liên quan đến làm việc tại trụ sở HĐND Thành phố để làm rõ các nội dung giám sát.
Ông Nguyễn Nguyên Quân cho biết, giám sát là đi sâu vào lĩnh vực chuyên ngành, nên đòi hỏi các thành viên đoàn giám sát phải nghiên cứu, nắm chắc các nội dung; cần thiết có thể mời thêm các chuyên gia, nhà khoa học tham gia đoàn.
Yếu tố quan trọng trong hoạt động giám sát là việc chọn nội dung, đối tượng, thời gian, hình thức và thành phần đoàn giám sát. Trước khi lựa chọn nội dung giám sát, cần xác định rõ mục tiêu của đợt giám sát là để thúc đẩy công việc tốt hơn, phát hiện đơn vị làm tốt thì đề nghị nhân rộng, làm chưa tốt thì chấn chỉnh, gặp khó khăn thì tìm cách tháo gỡ.
Đại biểu Phạm Thị Thanh Hương, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội cho rằng, công tác chuẩn bị nội dung, hình thức, địa bàn, đối tượng càng được chu đáo thì chất lượng giám sát càng cao. Kinh nghiệm là khi địa bàn quận, huyện, thị xã được Thường trực HĐND Thành phố chọn giám sát, thì các ban HĐND Thành phố không chọn trùng địa phương đó tại cùng thời điểm, nhằm tránh chồng chéo.
Còn theo đại biểu HĐND thành phố Hà Nội Đinh Trường Thọ (Bí thư Huyện ủy Thanh Oai), thực tiễn qua một số cuộc giám sát, trong báo cáo của quận, huyện có nhiều số liệu mâu thuẫn với số liệu cấp sở, ngành báo cáo. Vì thế, trước khi tiến hành một cuộc giám sát cần yêu cầu cơ quan, đơn vị được giám sát gửi báo cáo, đồng thời phân công các chuyên viên giúp việc tra cứu văn bản pháp lý liên quan, thu thập thông tin, số liệu. Cách làm này giúp đoàn giám sát hoàn toàn chủ động, nắm rõ bản chất của vấn đề khi xuống cơ sở.
Cùng với các hoạt động của Thường trực và các ban, tổ đại biểu HĐND Thành phố tiếp tục duy trì giám sát, khảo sát những vấn đề cử tri bức xúc, phù hợp với thực tiễn địa phương nơi ứng cử.
Trong đó, Tổ đại biểu quận Hoàn Kiếm tái giám sát về quản lý và sử dụng nhà đất thuộc sở hữu nhà nước. Tổ đại biểu quận Hai Bà Trưng giám sát tiến độ các dự án đầu tư do thành phố thực hiện bằng vốn ngân sách và giám sát tình hình sử dụng đất các dự án ngoài ngân sách của các doanh nghiệp được giao đất trên địa bàn. Tổ đại biểu huyện Phúc Thọ giám sát về Chương trình Sữa học đường…
Bí thư Quận ủy, Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND thành phố quận Hai Bà Trưng Nguyễn Văn Nam cho rằng, giám sát thường xuyên, liên tục giữa hai kỳ họp giúp các tổ và đại biểu HĐND Thành phố nắm bắt kịp thời những vấn đề đặt ra tại cơ sở. Từ đó, vừa kịp thời yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền, vừa có thể làm tư liệu chất vấn về sau.
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2019, HĐND thành phố Hà Nội sẽ thực hiện 2 cuộc giám sát chuyên đề. Các ban HĐND, Văn phòng HĐND Thành phố thực hiện giám sát 15 chuyên đề và các tổ đại biểu HĐND Thành phố triển khai 39 cuộc giám sát theo kế hoạch.
Một cuộc giám sát có hiệu quả là đưa ra được những kết luận sát thực, cụ thể, khách quan. Vì thế, thời gian tới, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các bộ phận liên quan theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Nếu đơn vị, cơ quan nào chậm giải quyết, tham mưu văn bản đôn đốc, nhắc nhở; nếu chậm xử lý sẽ báo cáo Thường trực HĐND Thành phố đưa vào nội dung chất vấn tại kỳ họp, phiên giải trình của Thường trực HĐND Thành phố trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09