Nhiều kết quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn
Thu nhập bình quân đầu người đạt 53,7 triệu đồng/người/năm
Xác định Chương trình xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt từ cấp huyện đến cơ sở, lãnh đạo huyện Sóc Sơn đã chú trọng đến việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng sản xuất ngày càng đồng bộ. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung có hiệu quả kinh tế cao.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm quan Hợp tác xã rau hữu cơ Phú Cường. (Ảnh: Nguyễn Thái) |
Nhờ vậy, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt, với thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 53,7 triệu đồng/người/năm. Cuối năm 2021, huyện không còn hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2016-2020.
Đáng chú ý, huyện Sóc Sơn được Thủ Tướng Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Trên địa bàn huyện không có nợ đọng về xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
Về việc thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, đến nay toàn huyện có 13/25 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-14 tiêu chí nông thôn mới nâng cao; 12/25 xã đạt và cơ bản đạt từ 5-9 tiêu chí nông thôn mới nâng cao.
Trên địa bàn huyện Sóc Sơn hiện có 106 hợp tác xã nông nghiệp; 6 hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi trong sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 30 trang trại chăn nuôi (chiếm khoảng 25% tổng đàn trên toàn huyện).
Toàn huyện hiện có trên 1.800 doanh nghiệp với khoảng 26.000 lao động và 3.447 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Có 2 làng nghề truyền thống (tre trúc Thu Thủy, mây tre đan Xuân Dương); khoảng 20 làng có nghề xây dựng, gỗ, may mặc và 10 khu, cụm công nghiệp với diện tích 642ha, tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp là 716. Đến hết năm 2021, huyện Sóc Sơn có 76 sản phẩm OCOP. Năm 2022, huyện xây dựng kế hoạch có từ 10 sản phẩm được đánh giá, phân hạng từ 3 sao trở lên.
Mục tiêu đặt ra trong năm 2022, huyện Sóc Sơn phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 2 xã (Phù Lỗ, Đức Hòa) theo chỉ tiêu Thành phố giao và phấn đấu hoàn thành thêm 1 xã Phù Linh. Tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân từ 2,5-3%/năm trở lên. Thu nhập của nông dân khu vực nông thôn đạt 56 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 98%...
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra tại Nhà văn hoá đa năng xã Phú Cường. (Ảnh: Nguyễn Thái) |
Để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, lãnh đạo huyện Sóc Sơn kiến nghị thành phố Hà Nội sớm ban hành Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp (xã, huyện) theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu); Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 để các địa phương có căn cứ tổ chức thực hiện.
Đồng thời, cho phép huyện Sóc Sơn đầu tư các dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại các khu đất mở rộng khu dân cư hiện hữu, xây dựng trường học, nhà văn hóa, trạm y tế. Tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí để huyện triển khai hoàn thiện các tiêu chí. Thành phố có các chính sách hỗ trợ các mô hình sản xuất quy mô lớn; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cùng với việc kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp…
Sớm ban hành bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn, ngày 31/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã bày tỏ ấn tượng với một số mô hình hiệu quả mà huyện Sóc Sơn đang thực hiện như: Mỗi xã của huyện đều có một Nhà văn hoá đa năng; Mô hình xử lý rác tại nguồn bằng chất hữu cơ; Mô hình trồng rau sạch thuỷ canh tại xã Phú Cường…
Về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đánh giá, trong nhiều năm qua, huyện Sóc Sơn đã triển khai nhiều giải pháp để tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới. Thành quả là 25/25 xã của huyện đều đã về đích nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020 và toàn huyện về đích nông thôn mới vào năm 2020. Đặc biệt, đã có nhiều xã đang rà soát lại để thực hiện nông thôn mới nâng cao.
Theo đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, thành quả đáng ghi nhận của huyện Sóc Sơn còn được thể hiện ở tỷ lệ lao động có việc làm và thu nhập bình quân đầu người đạt cao; huyện không còn hộ nghèo; công tác đảm bảo an ninh trật tự được bảo đảm; công tác phòng chống dịch đã được kiểm soát…
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn. (Ảnh: Nguyễn Thái) |
Song công tác xây dựng nông thôn mới hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vì thế Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu, trên cơ sở bộ tiêu chí mới mà Trung ương đã ban hành, huyện rà soát lại các tiêu chí, nhất là các xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đồng thời yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố sớm trình Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cũng yêu cầu, huyện Sóc Sơn cần quan tâm, đầu tư để 3 xã đã đăng ký sớm đạt xã nông thôn mới nâng cao. Song song với đó, cần rà soát lại để đảm bảo về vấn đề hạ tầng kỹ thuật liên quan, như thuỷ lợi, giao thông và xã hội. Phấn đấu từ nay đến năm 2025 có ít nhất 1/3 số xã của huyện về đích nông thôn mới nâng cao, trong đó có nhiều xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.
Bên cạnh đó, huyện tiếp tục xây dựng kế hoạch để phát triển các sản phẩm OCOP theo kế hoạch đã đăng ký với Thành phố. Tập trung tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao để tạo vành đai xanh cho sự phát triển của Thủ đô. Trước mắt, tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng của năm 2022.
Về các kiến nghị của huyện, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội giao Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành liên quan giúp đỡ sớm tháo gỡ khó khăn cho huyện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52