Nhiễm trùng máu sau bỏng do xông phòng Covid-19
Chị H. - mẹ của bé cho biết, do hàng xóm gần nhà có người bị nhiễm Covid-19 và trong gia đình có người thường xuyên phải đi làm tiếp xúc bên ngoài, lo sợ con và cả nhà bị nhiễm bệnh nên gia đình đã tự mua máy xông về xông mũi, họng hàng ngày. Tuy nhiên, tối 20/2, trong lúc người nhà bế bé G.B. đứng xông mũi họng, không may chân bé đá vào máy xông làm nước sôi từ máy xông đổ vào chân.
Bệnh nhi bị bỏng nặng ở phần chân khi xông phòng Covid-19. |
Sau tai nạn, bé quấy khóc nhiều, bỏng toàn bộ mu bàn chân trái. Người nhà đã tự sơ cứu cho bé bằng cách xả nước lạnh lên chân trẻ, trong quá trình xả nước do chân trẻ đeo tất nên người nhà đã tháo tất làm toàn bộ vùng da mu bàn chân trái bị lột ra ngoài.
Sau tai nạn bé được đưa đến bệnh viện địa phương điều trị và ngày 22/2 chuyển đến đơn vị bỏng, Bệnh viện Nhi Trung ương. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định bé bị bỏng độ III mu bàn chân trái nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, được điều trị tích cực tại đơn vị Bỏng. Hiện sức khoẻ bệnh nhi đang dần ổn định.
Bác sĩ Phùng Công Sáng - Phó Trưởng Khoa Chỉnh hình, kiêm phụ trách đơn vị bỏng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Bỏng là một trong những tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân gây bỏng có nhiều loại, trong đó nước sôi là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ bỏng nhất. Đây là tai nạn thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ ở độ tuổi 1 - 6. Ở lứa tuổi này, trẻ thường hiếu động, tò mò, nhưng chưa nhận thức về các mối nguy hiểm. Các nguyên nhân gây bỏng chủ yếu là do sự bất cẩn của người lớn trong quá trình chăm sóc trẻ.
Theo bác sĩ Sáng, bỏng ở trẻ em, dù diện tích nhỏ nhưng nếu điều trị không tốt thì việc nhiễm trùng vùng bỏng hoàn toàn có thể xảy ra, nguy cơ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn máu. Do lớp da trẻ em có những đặc điểm khác người lớn như mỏng hơn, sức chịu nhiệt kém nên khi bị bỏng mức độ sẽ nặng, sâu hơn người lớn, thậm chí gây tổn thương tận cơ, xương, mạch máu, thần kinh, nên nguy cơ nhiễm trùng vùng bỏng cũng cao hơn người lớn.
“Việc sơ cứu ban đầu đúng khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho tổn thương bỏng đỡ sâu, nặng thêm và giảm nguy cơ bội nhiễm. Xử trí không đúng cách ngay từ đầu, điều trị vùng bỏng chưa đúng và tốt có thể khiến vết bỏng nhiễm trùng, lâu lành và để lại di chứng như sẹo xấu, sẹo co kéo, nguy cơ để lại những thương tật vĩnh viễn cho các bé”– bác sĩ Sáng phân tích.
Cũng chia sẻ về vấn đề này Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh - Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, xông hơi là một trong các biện pháp điều trị theo y học cổ truyền ứng dụng để hạn chế lây nhiễm và phòng bệnh được nhắc đến trong “Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19” do Bộ Y tế ban hành.
Trong thời gian đại dịch, ngoài Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng ứng dụng phương pháp xông hơi, xông khói cho không gian sinh sống, không gian làm việc, túi thơm đeo bên người sử dụng thảo dược để làm sạch không khí, kháng khuẩn, tránh sự khuếch tán của vi rút từ đó có tác dụng giảm và ngăn ngừa sự lây lan của vi rút trong không khí. Nguyên liệu thường được dùng là sự phối hợp của các vị thuốc đông y có tính kháng khuẩn, có khả năng ức chế vi rút đã được khoa học chứng minh, có tính tinh dầu, có hương thơm, …
“Khuyến cáo sử dụng phương pháp xông để hạn chế lây nhiễm và phòng bệnh là dùng để xông phòng ở, nơi làm việc; có thể sử dụng các máy phun sương dùng tinh dầu hoặc thuốc đông y cô đặc. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh tăng nhanh trên các tỉnh thành ở Việt Nam trong thời gian qua, nhiều gia đình đã lạm dụng và có phần hiểu chưa đúng về xông cũng như cách thức xông để phòng bệnh và hạn chế lây lan vi rút. Nhiều trường hợp đã hiểu nhầm thành xông mũi, xông mặt, hay xông toàn thân…”- Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh cho hay.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo: Cha mẹ nên quan tâm hơn đến trẻ, đặc biệt trong các tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Cha mẹ không nên lạm dụng xông hơi, không được xông trực tiếp vào người trẻ, nhất là trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi. Nếu có sử dụng máy xông, nên sử dụng các loại máy phun sương khép kín, đặt ở vị trí chắc chắn, vị trí trẻ không thể với tới được, không nên sử dụng nồi xông nước nóng. Ngoài ra, nhà có trẻ nhỏ, khi xông phòng ở không nên sử dụng tinh dầu có nồng độ đậm đặc; thời điểm xông phòng ở có thể lựa chọn vào sáng sớm khi trẻ chưa ngủ dậy, buổi trưa hoặc chiều tối, tránh những tai nạn do sơ xuất gây nên. Nếu có sơ suất, khi phát hiện trẻ bị bỏng, cần xử trí kịp thời và đưa đến cơ sở y tế có chuyên khoa bỏng để khám và điều trị. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Tây Hồ: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Công đoàn
Đồng Nai: Đầu tư gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp đường kết nối Nhơn Trạch và sân bay Long Thành
UDIC tiếp tục phấn đấu trở thành đơn vị chủ lực của Thủ đô trong tham gia dự án trọng điểm
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm được tặng thưởng Cờ thi đua xuất sắc của LĐLĐ Thành phố
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội
Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục cho người lao động
Huyện Thường Tín: Sẽ tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống Xuân Ất Tỵ
Tin khác
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội
Văn hóa 09/01/2025 13:44
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không hoang mang với vi rút cúm HMPV
Y tế 09/01/2025 12:29
Làng đào Nhật Tân, quất Tứ Liên tất bật vào vụ, phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân
Xã hội 09/01/2025 08:07
Ngân hàng Chính sách xã hội trao 200 suất quà Tết cho hộ nghèo, gia đình chính sách ở Nghệ An
Cộng đồng 09/01/2025 07:24
Khi GenZ biến livestream bán hàng thành nghệ thuật giải trí
Cộng đồng 08/01/2025 20:52
Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025
Y tế 08/01/2025 18:13
Hơn 4.400 học sinh dự thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 12
Giáo dục 08/01/2025 13:30
Đón 17,5 triệu lượt khách quốc tế năm 2024, du lịch Việt Nam cán đích chỉ tiêu
Du lịch 08/01/2025 11:56
Chốt phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Giáo dục 08/01/2025 08:57
Người đàn ông phải cắt bỏ tinh hoàn vì tự ý sử dụng kháng sinh điều trị
Y tế 07/01/2025 21:05