Nhân rộng mô hình xử lý rơm rạ hữu ích

(LĐTĐ) Trong những ngày giữa tháng 6, nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội, hễ chiều đến là lại ngộp trong khói từ việc đốt rơm, rạ. Đây là tình trạng phổ biến đã diễn ra từ nhiều năm nay, đang được các cấp chính quyền của thành phố quan tâm, xử lý. Nhiều mô hình xử lý rơm rạ, bảo vệ môi trường đang được quan tâm, mở rộng.
nhan rong mo hinh xu ly rom ra huu ich Hà Nội: Môi trường không khí đang cải thiện
nhan rong mo hinh xu ly rom ra huu ich Không đốt rơm rạ để giảm ô nhiễm không khí
nhan rong mo hinh xu ly rom ra huu ich Kỳ cuối: Giải pháp nào ngăn chặn?

Hiểm họa từ tập quán cũ

Những ngày qua nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội liên tục bị bao phủ bởi khói bụi tỏa ra từ việc đốt đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa. Đốt rơm rạ vốn đã trở thành thói quen từ lâu của nông dân. Vì không có nhu cầu sử dụng rơm rạ nên họ đốt để lấy tro bón cho đồng ruộng vào mùa tiếp theo. Theo những người dân, việc đốt rơm rạ mang lại cho họ nhiều tiện lợi như không tốn công xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch, tiêu diệt được mầm mống dịch hại… nên những tính toán ấy đã trở thành thói quen cố hữu.

nhan rong mo hinh xu ly rom ra huu ich
Nhiều nơi, người dân đã xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học

Theo số liệu thống kê của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, ước tính mỗi năm, trên địa bàn Thành phố phát sinh trên 1 triệu tấn rơm, rạ, phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, có trên 37% được người dân đốt bỏ ngay tại ruộng. Các chuyên gia cũng cảnh báo, đốt rơm rạ gây nên ô nhiễm bụi mịn.

Đây là loại ô nhiễm rất đáng lo ngại. Trong khói đốt rơm, rạ có các hạt bụi nhỏ, bồ hóng muội than, khí CO, CO2, SO2, NO2... Khói rơm rạ có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, khiến người hít khói rơm rạ dễ bị ho, hắt hơi, buồn nôn, ngạt thở...

Khói do đốt rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí CO (gọi là khí monoxide carbon). Đây là loại khí rất độc có thể gây chết người. Người hít nhiều và kéo dài có thể biến đổi cấu trúc của bộ máy hô hấp, gây dễ mắc nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi...

“Mùa hè tiết trời đã oi nồng lại thêm khói rơm rạ nhiều hôm phát ngộp thở. Cứ tầm chiều tối, mùi khói đốt rơm rạ như hun vào nhà tôi rất khó chịu. Đóng hết các cửa rồi mà khói vẫn len vào. Trẻ con trong khu có cháu còn ho sặc sụa. Chúng tôi cũng không biết phải làm sao để không phải chịu cảnh này nữa”, một người dân ở xã Liên Hà, huyện Đan Phượng cho hay.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, việc đốt nhiều rơm rạ trong cùng một lúc sẽ làm nóng bầu khí quyển, khiến nhiệt độ trở nên nóng hơn, đẩy nhiệt độ lên cao. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, đã có những nghiên cứu trên phạm vi thế giới về tác hại của việc đốt rơm rạ đến chất lượng không khí tại khu vực. Theo đó, chất lượng không khí nhiều nơi tại Hà Nội từ đầu tháng 6 liên tục ở ngưỡng xấu vào thời điểm chiều tối, ô nhiễm bụi mịn tăng cao, nguyên nhân được xác định do đốt rơm rạ sau thu hoạch ở các vùng ven Hà Nội.

Có thể thấy việc đốt rơm rạ tự phát không chỉ làm ô nhiễm môi trường không khí mà còn gây hiện tượng mù khói, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân. Khói sinh ra từ quá trình đốt ngoài trời còn gây ra mùi và ảnh hưởng đến tầm nhìn, đặc biệt trên các đoạn đường giao thông.

Trong những năm gần đây, các chuyên gia về môi trường cũng đã chỉ ra những giải pháp hay thay thế cho việc đốt rơm rạ. Song, dường như người nông dân vẫn không thể tiếp cận được những kết quả này và vẫn chưa ý thức được khói rơm rạ gây nguy hại đến môi trường, sức khỏe như thế nào.

Cần nhân rộng các mô hình xử lý hay

Trước tác hại của việc đốt rơm rạ, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế, tiến tới đẩy lùi tình trạng đốt rơm rạ vào năm 2020. Được biết, để thực hiện mô hình “Thành phố không đốt rơm rạ”, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đề xuất xây dựng và thực hiện theo lộ trình. Trong năm 2017 triển khai mô hình “Cánh đồng không đốt rơm rạ” thí điểm tại một số địa phương; năm 2018 lan tỏa thành “Phường, xã không đốt rơm rạ”; năm 2019, sẽ tăng cấp độ lên “Quận, huyện không đốt rơm rạ” và đến 2020 sẽ là “Thành phố không đốt rơm rạ”.

Trong năm 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tập huấn cho gần 1.000 nông dân, cán bộ phụ trách môi trường của 6 huyện về tác hại của việc đốt rơm rạ và các giải pháp hạn chế. Đồng thời hỗ trợ nông dân sử dụng chế phẩm sinh học để ủ rơm rạ thành phân bón hữu cơ. Trong đó, Thành phố hỗ trợ 10% kinh phí; các quận, huyện, thị xã hỗ trợ 30% kinh phí để xử lý rơm rạ. Từ đó, góp phần hạn chế được tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng. Ngoài ra, một số huyện: Đông Anh, Ba Vì cũng đã phối hợp với doanh nghiệp thu mua rơm cho nông dân để làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm...

Các chuyên gia môi trường cho rằng, tại Việt Nam, có thể sử dụng một số các giải pháp thay thế cho việc đốt rơm rạ rất hiệu quả như: Vùi rơm rạ vào đất; dùng làm thức ăn gia súc; sản xuất ethanol từ rơm rạ; trồng nấm rơm... Ngoài ra, một số đơn vị còn đề xuất nhiều giải pháp như: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; xây dựng cơ chế ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua rơm rạ làm thức ăn gia súc, trồng nấm, viên đốt, phân bón vi sinh, thủ công mỹ nghệ...

Thực tế cho thấy, 3 năm gần đây, một số huyện ngoại thành Hà Nội cũng đã triển khai hỗ trợ nông dân xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học. Được biết, trong vụ xuân năm 2019, huyện Đan Phượng đã triển khai mô hình xử lý rơm rạ tại 9 xã trên địa bàn huyện với diện tích 357ha lúa sau thu hoạch.

Không chỉ ở Đan Phượng, huyện Đông Anh cũng đã kết nối doanh nghiệp với các hộ nông dân trên địa bàn huyện trong việc thu mua rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, tiếp tục triển khai mô hình trồng nấm rơm và xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học. Cho đến nay, đã có rất nhiều hộ gia đình tại Đông Anh bắt đầu thực hiện trồng nấm rơm và đạt được nhiều kết quả tốt.

Thời gian gần đây, thành phố Hà Nội đang quyết liệt trong công tác xử lý rơm, rạ để tiến tới “Thành phố không đốt rơm, rạ trong năm 2020”. Nhưng điều quan trọng nhất để xóa bỏ việc đốt rơm rạ là ở chính bà con nông dân. Bản thân người nông dân cũng đã nhận thấy rõ ràng về tác hại của việc đốt rơm, rạ trong ngày mùa, song mọi việc có thể thay đổi được hay không thì còn phụ thuộc vào sự thay đổi về nhận thức, thói quen của chính họ. Do vậy, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để mỗi người nhận thức rõ tác hại và chung tay hành động vì môi trường chung.

Trong tương lai, để tiến tới đẩy lùi việc đốt rơm rạ, rất cần sự chung tay của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và nông dân. Đặc biệt, các địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ hơn trong cảnh báo tác hại của đốt rơm rạ; có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua rơm; có chế tài xử lý đối với việc đốt rơm; các hộ dân cần chủ động xử lý rơm rạ làm phân bón ruộng... Khi rơm rạ trở thành sản phẩm hữu ích, việc đốt rơm rạ sẽ bị đẩy lùi.

K. Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

(LĐTĐ) Không ngừng làm khán giả căm phẫn vì lòng tham vô đáy và việc làm tàn ác, những nhân vật phản diện của "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" đang được K+ phát sóng song song với Hàn Quốc, cũng có lúc "quay xe" cực gắt, lần lượt bộc lộ ưu điểm.
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

(LĐTĐ) Rạng sáng 19/4, Liverpool thắng Atalanta 1- 0 trên sân Gewiss nhưng vẫn bị loại khỏi Europa League từ vòng tứ kết do đã để thua 0-3 ở lượt đi.
TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.

Tin khác

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn đạt 99,7%

Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn đạt 99,7%

(LĐTĐ) Việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã được Thành phố chỉ đạo đổi mới; việc giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn của Thành phố đạt tỷ lệ cao, chiếm 99,7%.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân đang tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4) với các thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn; “Tặng sách hay - mua sách thật”, “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”.
Quận Tây Hồ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về đầu tư công

Quận Tây Hồ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về đầu tư công

(LĐTĐ) Ngày 17/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Tây Hồ khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 14 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Với tinh thần “Đoàn kết - dân chủ - trách nhiệm - sáng tạo - phát triển”, trong 2 ngày 16 - 17/4, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra thành công, tốt đẹp. Đại hội có sự tham gia của 200 đại biểu chính thức.
Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt vào tối 10/10/2024.
Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

(LĐTĐ) Ngày 16/4 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao huyện Ứng Hòa, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp UBND huyện Ứng Hòa tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, phát động phong trào thi đua tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quận Đống Đa gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên

Quận Đống Đa gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 16/4, quận Đống Đa tổ chức Chương trình "Gặp mặt, giao lưu chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ" nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Hà Nội sắp tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

Hà Nội sắp tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

(LĐTĐ) Ngày 13/5 sắp tới, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án

Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền theo luật định, trong đó, có nội dung về phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án.
Xem thêm
Phiên bản di động