Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ để xử lý kịp thời
TP.HCM: Dịch sốt xuất huyết tiếp tục báo động, ghi nhận thêm 1 ca tử vong Ngăn chặn dịch sốt xuất huyết bùng phát TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71 |
Theo thông tin từ Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận gần 9.000 ca mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Bộ Y tế đề nghị tăng cường theo dõi người bệnh tay chân miệng đang nằm nội trú, hạn chế đến mức thấp nhất số ca tử vong.
Dấu hiệu nhận biết và diễn tiến của bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh dễ lây lan nhất nếu do Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Đa phần trẻ mắc bệnh sẽ tự khỏi, tuy nhiên, một số trường hợp trẻ có thể diễn tiến nặng với các biến chứng ảnh hưởng tới não bộ, tim… Do đó, phụ huynh cần tìm hiểu để nhận biết sớm những dấu hiệu về bệnh, cách chăm sóc cho trẻ khi mắc bệnh tay chân miệng cũng như nhận biết những dấu hiệu cảnh báo nặng để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường có các biểu hiện như sốt, xuất hiện mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…
Bên cạnh đó, bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn cụ thể: Ở giai khởi phát, trẻ bị sốt (37,5-39 độ C), mệt mỏi đau họng, tổn thương, đau rát ở miệng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày; Ở giai đoạn toàn phát, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa. Loét miệng ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bệnh chuyển nặng, phụ huynh cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức. |
Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu toàn thân nặng như rối loạn tri giác, thay đổi giấc ngủ, giật mình, chới với, nôn, tay chân run rẩy, khó thở, tím tái… Phụ huynh cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.
Các trường hợp bệnh có thể diễn tiến nặng dẫn đến biến chứng ảnh hưởng tới não bộ, thân não gây ra suy hô hấp; ảnh hưởng tới tim gây ra viêm cơ tim, suy tim, gây phù phổi cấp… thậm chí dẫn đến tử vong. Do đó, khi chăm sóc trẻ bệnh, người chăm sóc cần theo dõi kỹ, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo trẻ chuyển bệnh nặng để đưa trẻ đến bệnh viện vì thời gian giữ lại mạng sống cho trẻ khi có biến chứng lên não là khoảng 6-12 tiếng.
Chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng như thế nào?
Với những trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ, sau khi đi khám, có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà. Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng chủ yếu liên quan đến chế độ ăn, bởi vì khi trẻ bị tay chân miệng sẽ rất khó ăn. Nên chú ý cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu.
Cho trẻ dùng thuốc theo đơn bác sĩ kê. Cần cho trẻ uống nhiều nước hơn khi trẻ bị sốt. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Tắm rửa, vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho trẻ hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn và cho trẻ xúc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ làm được.
Ngoài việc chăm sóc tốt cho trẻ khi bị bệnh, cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng bệnh của trẻ để phát hiện kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường. Nếu chăm sóc tốt thì 5-7 ngày, trẻ sẽ khỏi bệnh.
Bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng ngừa. Đây là bệnh lây qua đường tiêu hóa nên quan trọng nhất vẫn là giữ vệ sinh. Vi rút gây bệnh có nhiều trong nước bọt, vết loét, dịch bóng nước, tồn tại ở bề mặt đồ vật ở xung quanh trẻ bệnh. Bàn tay trẻ hoặc bàn tay của người chăm sóc khi đụng chạm những đồ vật nhiễm vi rút sẽ mang vi rút trên bàn tay, nếu đưa bàn tay lên mắt, mũi, miệng thì sẽ đưa vi rút vào trong cơ thể. Do đó, phòng bệnh quan trọng nhất là rửa sạch bàn tay trẻ và người chăm sóc trẻ, vệ sinh khử khuẩn các bề mặt đồ vật mà bàn tay hay sờ chạm tới, những người chăm sóc trẻ cần đảm bảo vệ sinh cho bàn tay, rửa tay thường xuyên để không mang vi rút lây bệnh cho trẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05