Nguyễn Đức Cảnh: Nhà báo cách mạng và nhà lý luận chính trị xuất sắc
Đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ |
Các đại biểu tham dự Tọa đàm. |
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932) là một trong những lãnh tụ Cách mạng tiền bối của Đảng, một người cộng sản kiên trung, đồng thời là một nhà báo lớn của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chương trình tọa đàm nhằm tôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh với nền báo chí cách mạng Việt Nam. Đồng thời, cung cấp nhiều thông tin mới về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông, đặc biệt trên phương diện báo chí.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, nhà báo Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam kỳ vọng, các nội dung của tọa đàm sẽ tiếp tục nêu bật những đóng góp của nhà báo Nguyễn Đức Cảnh đối với báo chí cách mạng Việt Nam, đối với công tác tuyên truyền vận động cách mạng trong các tầng lớp nhân dân, đấu tranh chống thực dân và các lực lượng phản cách mạng.
Tọa đàm sẽ góp phần tôn vinh nhà báo Nguyễn Đức Cảnh; làm rõ hơn giá trị to lớn của những di sản báo chí mà ông để lại, giúp các thế hệ nhà báo hôm nay và mai sau có ý thức hơn trong việc học tập, trưởng thành trong nghề nghiệp và phấn đấu, rèn giũa bản lĩnh, nhân cách người làm báo cách mạng.
Nhà báo Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc Tọa đàm. |
Theo TS. Nhạc Phan Linh - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã thể hiện rõ vai trò của nhà báo cách mạng chuyên nghiệp, chủ bút trong sử dụng báo chí để tuyên truyền, vận động cách mạng.
Trong cuộc đời hoạt động của mình, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh luôn quan tâm tổ chức hoạt động báo chí và trực tiếp tham gia viết báo. Ngay từ những năm 1927 - 1928, Nguyễn Đức Cảnh đã tích cực viết nhiều bài cho các báo “Đồng lòng tranh đấu”, “Tin tức”, “Cờ đỏ”,... ở Bắc Kỳ để vừa tuyên truyền, vừa làm tài liệu nghiên cứu, học tập của anh chị em công nhân.
Vai trò quan trọng của nhà báo cách mạng chuyên nghiệp Nguyễn Đức Cảnh còn thể hiện đậm nét thông qua việc trực tiếp làm chủ bút, chỉ đạo và tổ chức xuất bản Báo Lao động và Tạp chí Công hội Đỏ - đánh dấu sự ra đời của hệ thống báo chí cách mạng Công đoàn Việt Nam, mở đầu cho một làn sóng báo chí của giai cấp công nhân, tạo thành vũ khí sắc bén trong phong trào cách mạng ngày đó và cho đến hiện nay.
Trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, dù dưới tên gọi “Công hội Đỏ”, “Công đoàn” hay Lao động và Công đoàn, các thế hệ cán bộ tiền bối của tổ chức Công đoàn, của tạp chí, tiêu biểu là lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh đã tạo dựng, vun đắp nên truyền thống vẻ vang của một từ tạp chí nghiên cứu lý luận, thực tiễn, trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ và tuyên truyền về giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đánh giá, Tọa đàm là hoạt động rất thiết thực, ý nghĩa để kỷ niệm ngày Tạp chí Lao động và Công đoàn ra mắt số đầu tiên. Đây cũng là một nén nhang thành kính tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - một nhà báo lớn, nhà lãnh đạo kiên trung của Đảng.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại Tọa đàm. |
Theo đồng chí Ngọ Duy Hiểu, trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh luôn coi trọng công tác tuyên truyền và đặc biệt là báo chí - vũ khí sắc bén của cách mạng. Phát huy tinh thần của nhà báo lớn Nguyễn Đức Cảnh, 95 năm qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thử thách để phát huy truyền thống và tiếp tục đổi mới, giành được nhiều kết quả.
"Tạp chí Lao động và Công đoàn là cơ quan báo chí luôn có tinh thần vượt khó, sáng tạo. Các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của Tạp chí đã luôn trăn trở để xứng đáng với tờ tạp chí mà đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Tổng Biên tập đầu tiên. Đây là điều rất đáng trân trọng”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu ghi nhận.
Trải qua 95 năm, dưới sự dẫn dắt của các thế hệ lãnh đạo và đội ngũ phóng viên tận tụy, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã trở thành nơi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phản ánh tiếng nói chân thực của họ. Với những nỗ lực không ngừng, Tạp chí đã giữ vững vị thế trong lĩnh vực báo chí công đoàn và lao động, đồng thời đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển đất nước.
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Tạp chí Công hội Đỏ là dịp để nhìn lại quá trình phát triển đầy tự hào của tạp chí. Đây cũng là cơ hội để khẳng định vai trò và sứ mệnh của Tạp chí Lao động và Công đoàn trong tương lai, trở thành người bạn đồng hành tin cậy của giai cấp công nhân, của các tổ chức Công đoàn và toàn xã hội.
Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn Trần Duy Phương phát biểu khai mạc tọa đàm. |
Chia sẻ tại Tọa đàm, Th.S Hồ Thị Phương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, kiêm Trưởng Ban quản lý Khu lưu niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc gìn giữ, chăm sóc và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của Khu lưu niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.
Bà Phương cho biết, Khu lưu niệm đã được xây dựng và tôn tạo qua nhiều giai đoạn, trở thành một địa điểm lịch sử, văn hóa đặc biệt, nơi lưu giữ những hiện vật, tài liệu quý giá về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đức Cảnh.
"Chúng tôi thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của Khu lưu niệm, nơi gắn liền với thân thế sự nghiệp chói sáng của ông, từ đó góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống cách mạng, về tấm gương liệt oanh của liệt sĩ, lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh để nơi đây mãi mãi là cội nguồn, tiêu biểu về di sản văn hoá cách mạng, là địa chỉ đỏ để cán bộ, nhân dân cả nước, đặc biệt là đoàn viên công đoàn cả nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn và Báo Lao động trở về với nguồn cội, nơi gắn liền với tên tuổi của người đã khai sinh ra tổ chức của mình", Th.S Hồ Thị Phương cho biết.
Các đại biểu tham dự Tọa đàm. |
Trong khuôn khổ chương trình, Tạp chí Lao động và Công đoàn trao tặng tượng bán thân đồng chí Nguyễn Đức Cảnh cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam để bổ sung thêm hiện vật tại phòng trưng bày giai đoạn báo chí 1925 - 1930.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31