Nguy hiểm khi dùng thảo dược tùy tiện

(LĐTĐ) Mặc dù các chuyên gia y tế liên tục cảnh báo người dân cần cẩn trọng, không nên tự ý sử dụng các loại thảo dược để uống, hoặc ngâm rượu sử dụng với mục đích chữa bệnh. Tuy nhiên, với suy nghĩ các loại thảo dược lành tính nên không ít người bệnh mới chỉ nghe lời mách bảo, truyền miệng đã vội vàng tìm đến các loại cây, cỏ để chữa bệnh hoặc dùng để bổ sung sức khỏe. Trên thực tế, việc sử dụng thảo dược tràn lan, bừa bãi không có hướng dẫn cụ thể của người có chuyên môn rất dễ dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Coi chừng thảo dược “dỏm” bán ở các khu du lịch Công bố kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng thuốc điều trị Covid-19 bằng thảo dược

Từ nhập viện cấp cứu vì thảo dược…

Thời gian gần đây, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân bị ngộ độc do sử dụng các loại hạt, rễ cây ngâm rượu theo bài thuốc truyền miệng để chữa bệnh, hoặc phòng ngừa bệnh.

Điển hình như trường hợp hai vợ chồng bệnh nhân ăn hạt muồng tây để phòng tiểu đường, bị ngộ độc dẫn tới teo cơ, liệt toàn thân. Bà Phạm Thị X (sinh năm 1966) cùng chồng là ông Trương Công N (sinh năm 1958) cùng trú tại Kiên Giang được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng teo cơ, hạn chế vận động 2 tay, nói khó và liệt 2 chân.

Qua khai thác bệnh tiền sử, bà X chia sẻ, khoảng thời gian từ tháng 9 - 11/2021, bà cùng chồng có được người quen cho hạt muồng tây để trồng và ăn.

Nguy hiểm khi dùng thảo dược tùy tiện
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc đánh giá vận động cho vợ chồng bệnh nhân ngộ độc hạt muồng.

Theo truyền miệng, bà X được biết hạt muồng tây có thể chữa bệnh tiểu đường. Dù tỷ lệ đường trong máu của vợ chồng bà X có cao hơn một chút so với chỉ số bình thường, nhưng không đến ngưỡng mắc bệnh tiểu đường.

Tuy vậy, hai vợ chồng bà vẫn ăn hạt muồng tây với mong muốn ngừa bệnh. Bà X chia sẻ, ban đầu vợ chồng bà mỗi ngày chỉ ăn khoảng 2 hạt, sau đó có ăn nhiều hơn và ăn hàng ngày.

Sau khi ăn được khoảng 3 tháng, bà X thấy người mệt mỏi, suy nhược, chân tay yếu và cân nặng sụt giảm 15kg, chồng bà cũng sụt giảm mất 10kg cân nặng.

Hai vợ chồng bà X cùng đi thăm, khám và điều trị tại Kiên Giang, rồi bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh tuy nhiên bệnh không thuyên giảm.

Triệu chứng bệnh của vợ chồng bà X ngày một nặng hơn, không chỉ là yếu chân tay mà chuyển sang bị liệt cả 2 chân và phải di chuyển bằng xe lăn… Vợ chồng bà được giới thiệu và chuyển ra Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai để điều trị vào khoảng giữa tháng 4/2022.

Chia sẻ về hai ca bệnh này, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: Cả hai bệnh nhân trên khi nhập viện bị liệt rễ và dây thần kinh toàn thân, teo cơ nặng, người vợ bắt đầu liệt hầu họng nguy cơ ảnh hưởng chức năng sống.

Trung tâm đã kiểm tra, xét nghiệm, hội chẩn nhiều chuyên khoa. Các thăm dò và kiểm tra đã loại trừ các nguyên nhân có các bệnh khác, kể cả ngộ độc các kim loại nặng cũng không phải.

Hai bệnh nhân cũng đã được sinh thiết cơ cho thấy có dấu hiệu cơ bị xơ, teo và thoái hóa. Mẫu cây của hai bệnh nhân đem tới đã được gửi đi nhận dạng bởi các chuyên gia cho thấy đây là cây muồng tây, hay muồng lá khế, tên khoa học là Senna occidentalis (hay còn gọi là Cassia occidentalis).

“Bệnh nhân bị ngộ độc trong một thời gian khá dài khiến teo hết cơ, dẫn đến yếu liệt tất cả các chi. Trung tâm Chống độc đã nỗ lực điều trị bằng những giải pháp tối ưu nhất. Sức khỏe bệnh nhân đã được cải thiện một phần nhưng về lâu dài thì nguy cơ vẫn có để lại di chứng” bác sĩ Nguyễn phân tích.

Được biết, sau hơn một tháng điều trị tích cực với 8 lần lọc máu và thay huyết tương, sức khỏe của vợ chồng bà X đã dần cải thiện. Bà X đã nói rõ, nuốt bình thường, tự nâng được bát cơm và tự đứng dậy trên đôi chân của mình. Ông N đã có thể cầm được bát cơm, tự đứng lên được và bước quanh giường.

... Đến không chữa bệnh theo lời truyền miệng

Không chỉ sử dụng hạt cây phòng bệnh, thực tế làm việc các chuyên gia y tế cho biết đã gặp rất nhiều trường hợp, người dân tự ngâm rượu từ thảo dược để xoa bóp và uống tại nhà.

Cũng theo bác sĩ Nguyên, trước đó Trung tâm Chống độc cũng điều trị cho hai bệnh nhân nam giới 50 tuổi và 60 tuổi nhập viện do bị ngộ độc sau khi uống một loại rượu ngâm với rễ cây tự đào trên rừng về để chữa đau lưng, đau khớp gối.

Sau khi uống được 5 ngày, các bệnh nhân đều có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, ù tai, khó thở, thở nhanh và đến viện trong tình trạng toan chuyển hóa nặng, hôn mê, có tổn thương não.

Liên quan đến trường hợp sử dụng hạt cây muồng tây phòng bệnh tiểu đường dẫn đến tình trạng ngộ độc của bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho biết, trường hợp của vợ chồng bà X là trường hợp đầu tiên của Việt Nam được phát hiện. Ngoài Việt Nam, trên y văn thế giới mới chỉ công bố một số ít ca ngộ độc ở trẻ em Ấn Độ (phần lớn các trẻ đó đã tử vong). Tình trạng ngộ độc loại cây này xảy ra nhiều ở các gia súc, gia cầm ở các nước. Độc tố trong cây muồng tây này là anthraquinone, độc tố có ở toàn bộ cây nhưng tập trung ở hạt, đã được ghi nhận gây độc với cơ, thần kinh, đặc biệt gây hoại tử cơ, thoái hóa cơ, tổn thương gan, não và tử vong trên người và động vật.

Đơn cử như trường hợp bệnh nhân Trương Văn Đ (60 tuổi, Nghệ An) có tiền sử uống rượu nhiều năm. Bệnh nhân bị bệnh đau xương khớp, theo lời mách của một “bà dân tộc” lên rừng đào rễ cây mú từn (tên gọi địa phương) về ngâm rượu để uống, khoảng 50ml/ngày.

Sau 10 ngày sử dụng sản phẩm rượu ngâm, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, huyết áp tăng cao.

Bệnh nhân được gia đình đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu nhưng tình trạng càng tăng nặng, xuất hiện cơn co quắp chân tay khoảng 30 phút nên bệnh nhân đã được chuyển lên tuyến cao hơn và tiếp tục được chuyển đến Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai.

Qua xét nghiệm mẫu rượu bệnh nhân mang đến và xét nghiệm máu của bệnh nhân, các bác sĩ phát hiện chất Salicylate có nguồn gốc từ rễ cây.

Đây là một loại thuốc giảm đau có trong nhiều loại cây cỏ tự nhiên, có thể được dùng để chữa giảm đau, tuy nhiên nó có độc tính nhất định nếu việc kiểm soát không đảm bảo về liều lượng, cách dùng. Do đó, nếu người bệnh uống các loại rượu ngâm một cách “thoải mái” như trường hợp bệnh nhân trên thì rất dễ bị ngộ độc.

Cũng theo lãnh đạo Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đánh giá: Ca bệnh trên là một trong những trường hợp dễ phát hiện, có thể xử lý được, tuy nhiên sẽ có nhiều trường hợp phức tạp khác bởi trong tự nhiên có quá nhiều hợp chất, các chất khác nhau mà chúng ta không biết.

“Ngộ độc Salicylate có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Bệnh nhân chóng mặt, buồn nôn, ù tai, co giật, hôn mê, tụt huyết áp, có tổn thương não và tổn thương thận, rất dễ bị tử vong” - bác sĩ Nguyên chia sẻ.

Với kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực độc chất, bác sĩ Nguyên khuyến cáo người bệnh không nên nghe theo lời truyền miệng để chữa bệnh mà nên đến gặp bác sĩ hoặc các lương y đã được cấp phép hành nghề, để thăm khám và điều trị.

Đồng thời, người dân cần chú ý, dù là thảo dược nhưng đó cũng là thuốc. “Do đó, để đảm bảo an toàn khi sử dụng, việc ngâm thảo dược hàm lượng bao nhiêu, sử dụng như thế nào cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ. Nếu chúng ta sử dụng một cách vô tư, bừa bãi thì rất dễ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của chính mình và người thân” - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết thêm./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Đống Đa xảy ra 343 sự cố do bão số 3

Quận Đống Đa xảy ra 343 sự cố do bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến 5h sáng ngày 8/9/2024, quận Đống Đa đã khắc phục 170 sự cố do bão số 3 gây ra, còn lại 173 sự cố đang tiếp tục được khắc phục. Ủy ban nhân dân (UBND) quận đã chỉ đạo các phường tổ chức di chuyển 110 hộ/367 nhân khẩu tại các nhà xuống cấp, nguy hiểm đến vị trí an toàn, cấp phát đầy đủ trang thiết bị và nhu yếu phẩm.
225 hộ dân tại quận Bắc Từ Liêm phải di dời do bão

225 hộ dân tại quận Bắc Từ Liêm phải di dời do bão

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) quận Bắc Từ Liêm, tính đến thời điểm 7h ngày 8/9, có 225 hộ dân phải di dời do bão Yagi. Hiện quận đã chỉ đạo các đơn vị và Ủy ban nhân dân (UBND) các phường khắc phục ngay để đảm bảo sinh hoạt của nhân dân.
Hết mình bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân

Hết mình bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân

(LĐTĐ) Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nộ sẵn sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra, trên tinh thần hết sức, hết mình nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân…
Quận Hai Bà Trưng: Nhanh chóng khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra

Quận Hai Bà Trưng: Nhanh chóng khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Chủ động ứng phó với các diễn biến của bão số 3, quận Hai Bà Trưng đã yêu cầu các phòng, ngành, đơn vị cùng Ủy ban nhân dân (UBND) các phường ứng phó với bão và khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão gây ra, nhanh chóng giúp người dân ổn định cuộc sống.
Sau bão số 3, Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái

Sau bão số 3, Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái

(LĐTĐ) May mắn không có thiệt hại về người, sau cơn bão số 3 quét qua vào đêm 7/9, toàn huyện Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái. 52 hộ dân với 189 người đã được di chuyển tới nơi an toàn.
Quận Hoàng Mai: Tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Quận Hoàng Mai: Tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Lãnh đạo quận Hoàng Mai yêu cầu trong ngày 8/9, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân tiếp tục khắc phục hậu quả do bão gây ra tại địa phương, cơ quan, đơn vị, khu dân cư, tổ dân phố và nhà mình để đưa quận Hoàng Mai trở lại cuộc sống bình thường trong thời gian sớm nhất.
Khẩn trương khắc phục giao thông, cấp điện, tiêu nước sau bão

Khẩn trương khắc phục giao thông, cấp điện, tiêu nước sau bão

(LĐTĐ) Tối 7/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị tập trung xử lý thông đường giao thông sau bão, khôi phục cấp điện phục vụ tiêu nước, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Thủ đô.

Tin khác

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Xem thêm
Phiên bản di động