Nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh

Khi công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, nguồn lao động dồi dào giá rẻ sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư của Việt Nam.
Tái cơ cấu kinh tế: Phải bắt đầu từ chất lượng nguồn nhân lực Nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô

Hiện cả nước chỉ có khoảng 7% công nhân có trình độ bậc 6, bậc 7 và có tới 75% công nhân bậc 1, bậc 2 và 3. Đây là thông tin do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra tại hội nghị trực tuyến tổng kết 8 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mới đây.

Thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” theo Quyết định 89 của Chính phủ, từ năm 2015, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã triển khai Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020”.

Sau hơn 5 năm thực hiện, cả 5 mục tiêu của đề án gồm: Nâng cao trình độ học vấn; nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp; nâng cao kiến thức chính trị, pháp luật; nâng cao kiến thức về kỹ năng sống và nâng cao kiến thức về ngoại ngữ, tin học của công nhân lao động đều không đạt. Có nhiều nguyên nhân khiến các mục tiêu của đề án không đạt, gồm cả nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý, người lao động và người sử dụng lao động.

Ứng dụng khoa học công nghệ thời đại công nghiệp 4.0 cần nhiều nhân lực chất lượng cao.
Ứng dụng khoa học công nghệ thời đại công nghiệp 4.0 cần nhiều nhân lực chất lượng cao.

Ông Nguyễn Mạnh Tiêm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, thực tế kiểm tra tại các địa phương cho thấy, hiện đa số người sử dụng lao động chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện trách nhiệm đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề, thi nâng bậc nghề cho công nhân lao động.

“Tỷ lệ công nhân học để nâng cao về trình độ học vấn cũng còn hạn chế, đặc biệt là công nhân tay nghề cao hiện rất hiếm. Có 7% là công nhân có trình độ bậc 6, bậc 7, còn đa số, tới 75% công nhân bậc 1, bậc 2 và 3. Bởi lẽ, doanh nghiệp cũng không muốn nâng cao tay nghề cho công nhân vì phải trả lương cao, do đó 5-7 năm không thi tay nghề”, ông Tiêm cho biết.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, nên nguồn lao động dồi dào giá rẻ sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư của Việt Nam.

Vì vậy, việc nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân lao động vẫn là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và cần sự tham gia tích cực của cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở giáo dục, tổ chức, đoàn thể, người lao động, doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, tri thức ngày càng rộng lớn, kỹ năng mà thị trường lao động cần ngày càng phong phú, các nghề nghiệp mới sinh ra mỗi ngày, nên không thể chỉ trông chờ vào quá trình đào tạo của các cơ sở giáo dục, mà doanh nghiệp phải đồng hành để cùng đào tạo nâng cao tay nghề, kiến thức, kỹ năng cho công nhân lao động.

“Nếu như chỉ trông chờ vào đào tạo 3-4 năm ở trường Đại học hay một thời gian rất ngắn ở trong các trường nghề và luôn luôn nghĩ rằng người học ra trường phải làm được ngay, phải làm đúng nghề, quan điểm đó cần được điều chỉnh. Hệ thống trường Đại học và các trường nghề cũng sẽ hướng đến trang bị những kiến thức căn bản, cốt lõi, khả năng thích ứng, khả năng tự học, chứ không có những chương trình mà có thể trang bị được tất cả mọi thứ như doanh nghiệp mong muốn. Doanh nghiệp phải tham gia đào tạo cùng, đào tạo tiếp chứ không nên phàn nàn là phải đào tạo lại”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý.

Khi các doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo với cơ sở giáo dục thì sẽ đề xuất được các chương trình đào tạo phù hợp theo nhu cầu của đơn vị, doanh nghiệp, của công nhân lao động, từ đó cũng sẽ tạo động lực để người lao động tham gia vào các chương trình đào tạo./.

Theo Minh Hường/vov.vn

https://vov.vn/kinh-te/nguon-nhan-luc-doi-dao-gia-re-khong-con-la-loi-the-canh-tranh-868871.vov

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Xây dựng môi trường văn hóa, kết nối và sẻ chia

Xây dựng môi trường văn hóa, kết nối và sẻ chia

Những nỗ lực xây dựng môi trường văn hóa của Công đoàn và tập thể Trường THCS Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã được ghi nhận khi nhà trường nhận danh hiệu "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" năm 2024 do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội trao tặng.
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại vườn hoa Phùng Khắc Khoan, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, với sự tham gia của khoảng 1.000 người và gồm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Chú trọng nâng cao sức khỏe cho người lao động

Chú trọng nâng cao sức khỏe cho người lao động

Xác định người lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp và chăm lo sức khỏe cho người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Công đoàn Công ty TNHH Cao su INOUE Việt Nam (thuộc Liên đoàn Lao động huyện Mê Linh) đã thành lập Câu lạc bộ thể thao với sự tham gia của lãnh đạo và đông đảo công nhân lao động trong Công ty; đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động thể thao thiết thực tại Công ty.
Công đoàn sát cánh cùng người lao động

Công đoàn sát cánh cùng người lao động

Những tháng đầu năm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã cho thấy sự chủ động, linh hoạt trong cách tiếp cận người lao động (NLĐ) và tổ chức Công đoàn cơ sở (CĐCS). Những hoạt động được triển khai không chỉ dừng lại ở tên gọi hay phong trào, mà đã thực sự quan tâm tới nhu cầu, tâm tư và đời sống của đoàn viên, CNVCLĐ trong toàn huyện.
Khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong kỷ nguyên mới

Khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong kỷ nguyên mới

Bước sang năm 2025, Công đoàn Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển (Trực thuộc LĐLĐ huyện Thanh Trì) đặt mục tiêu xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) có bản lĩnh và đi đầu trong các hoạt động vì người lao động (NLĐ).
Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha lên tầm cao mới

Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha lên tầm cao mới

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 - 10/4/2025. Ngày 9/4, sau Lễ đón chính thức trọng thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Pedro Sánchez tại trụ sở Chính phủ.

Tin khác

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tham gia Ngày hội việc làm năm 2025 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam có 50 doanh nghiệp, trong đó có 34 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm 68%. Ngoài ra, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: Sản xuất, nhà hàng - khách sạn, công nghệ thông tin… với gần 2.200 chỉ tiêu tuyển dụng.
Thêm yêu cầu đối với cán bộ, công chức

Thêm yêu cầu đối với cán bộ, công chức

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi mới nhất được Bộ Nội vụ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Dự thảo Luật sửa đổi gồm 8 Chương, 54 Điều dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới đây.
Tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc trong ngành công nghiệp gốc

Tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc trong ngành công nghiệp gốc

Mới đây, Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) đã thông báo tuyển chọn lao động đi làm việc trong ngành công nghiệp gốc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS) năm 2025.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.
Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông

Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông

Trong hai ngày 31/3 và 1/4/2025, hàng nghìn lao động đã có mặt từ sớm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Nghệ An để hoàn tất thủ tục đăng ký dự thi tiếng Hàn theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài sang làm việc tại Hàn Quốc (EPS) đợt 1 năm 2025.
Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (nay là Bộ Nội vụ) và Hiệp hội Phi lợi nhuận We Are Asian (WAA) về việc tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc trong ngành Hộ lý tại Nhật Bản, Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab, thuộc Bộ Nội vụ) vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn ứng viên năm 2025.
Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Trong quý 1/2025, cả nước có hơn 37.000 lao động được đưa sang nước ngoài làm việc, đạt 28,4% kế hoạch năm.
Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực

Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực

Việc tiếp cận AI ngoài vấn đề công nghệ, còn liên quan đến các yếu tố chiến lược và chính sách. Trong các hội thảo gần đây, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng khi xây dựng chiến lược AI ở cấp quốc gia, thay vì chỉ tập trung vào ứng dụng công nghệ một cách rời rạc.
Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi

Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi

2 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất gồm: Bán lẻ và thương mại, Bất động sản và xây dựng, Sản xuất Chế biến - chế tạo, chiếm gần 60% tổng số vị trí tuyển dụng.
Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm

Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm

Năm 2025, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 169.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 3%. Ghi nhận 2 tháng đầu năm 2025, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 33.078 lao động, đạt 19,57% kế hoạch.
Xem thêm
Phiên bản di động