Nguồn cung hàng hóa dồi dào sau kỳ nghỉ Tết, không có sự tăng giá bất thường
Hơn 1.200 doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng hàng hóa cho Hà Nội Hà Nội dành khoảng 39.000 tỷ đồng chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết 2022 Xây dựng kế hoạch bình ổn giá, đảm bảo nguồn cung hàng hóa dịp Tết |
Ngày 28/1 (tức mùng 7 Tết Nguyên đán Quý Mão), hoạt động kinh doanh tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội đã sôi động trở lại. Theo khảo sát của phóng viên, nguồn cung hàng hóa trên địa bàn Thủ đô sau thời gian nghỉ Tết khá dồi dào. Trong đó, phần lớn các quầy hàng thực phẩm tươi sống như: thịt, rau củ, trái cây, thủy sản đã được các tiểu thương mở bán trở lại, còn các mặt hàng thực phẩm khô mở cửa hàng lác đác.
Thị trường thực phẩm sau Tết tại Hà Nội dồi dào, giá bình ổn |
Hiện tại, do nhu cầu đổi bữa của người tiêu dùng lớn, nên giá các mặt hàng rau xanh vẫn khá cao, nhưng mức giá có thể chấp nhận được và không có sự tăng cao bất thường. Cụ thể, rau cần có giá 15.000 đồng/bó, cải xoong 10.000 - 12.000 đồng/bó, xu hào 7.000 đồng/củ… Giá thịt heo phổ biến ở mức 90.000 - 110.000 đồng/kg, tùy loại thịt; giá thịt bò ở mức giá từ 220.000 - 300.000 đồng/kg tùy loại.
Các loại trái cây vẫn giữ giá so với thời điểm trước Tết. Cụ thể, thanh long có giá 45.000 - 50.000 đồng/kg, bưởi 25.000 - 30.000 đồng/quả; cam Canh, cam Sài Gòn 50.000 - 60.000 đồng/kg; xoài Cát Chu 55.000 - 80.000 đồng/kg; roi đỏ ở mức 70.000 đồng/kg; táo 100.000 - 120.000 đồng/kg.
Theo chị Liên, tiểu thương chợ Phùng Khoang (quận Nam Tư Liêm), do vẫn trong không khí đầu Xuân, năm mới, nên nhiều nhà buôn chưa đi chợ trở lại, lượng hàng hóa trái cây về chợ đầu mối chưa nhiều. Mặt khác, thời điểm này, người dân đi lễ khá đông, nhu cầu mua hoa quả, trái cây rất lớn. Do đó, giá cả nhiều loại trái cây vẫn giữ so với thời điểm sát Tết Nguyên đán.
Cùng với các chợ dân sinh, hiện các siêu thị đã mở cửa trở lại, giá cả hàng hóa được duy trì ổn định từ trước, trong và sau Tết. Nhiều quầy kệ sau Tết nhanh chóng được lấp đầy hàng hóa sau kỳ nghỉ. Đơn cử như tại một số siêu thị, cửa hàng tiện ích như AEON, BigC, Vinmart… các loại rau xanh, trái cây khá phong phú. Lượng khách hàng đến mua sắm dần nhộn nhịp trở lại, chủ yếu mua các loại thực phẩm.
Nguồn cung hàng hóa tại thị trường Hà Nội dồi dào sau Tết Quý Mão, đặc biệt là khi các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích mở cửa trở lại |
Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Giám đốc truyền thông Tập đoàn Central Retail Việt Nam, cho biết, nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa nhu yếu phẩm của người dân, chúng đã mở cửa trở lại từ ngày mùng 2 Tết. Là nhà bán lẻ tham gia chương trình bình ổn thị trường, dưới sự hướng dẫn của Bộ Công Thương và Sở Công Thương các địa phương, Central Retail đã làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp, và chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng hóa thiết yếu từ trước Tết - nhất là thực phẩm tươi sống.
Cũng theo đại diện Tập đoàn Central Retail Việt Nam, hiện nay Central Retail đã có đầy đủ nguồn hàng hóa thiết yếu để đáp ứng nhu cầu tăng cao dịp đầu năm mới - khi người dân quay trở lại Thành phố làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Về giá cả hàng hóa, đại diện Tập đoàn Central Retail Việt Nam cũng cho biết, hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market luôn giữ giá cả ổn định từ trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Sau Tết bắt đầu là thời điểm của Lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng. Để tiếp tục bình ổn thị trường tháng sau Tết, quý 1/2023 và cả năm 2023, theo đại diện Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, thực hiện kiểm soát chặt chẽ và bình ổn giá cả đối với mặt hàng dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, đi lại phục vụ dịp lễ, Tết.
Đồng thời, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá, gắn với kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, phí, nhất là đối với các dịch vụ tham quan, du lịch, dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô trong mùa lễ hội sau Tết.
Quản lý chặt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết các mặt hàng có nhu cầu tăng cao sau Tết; tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai giá, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải trong dịp sau Tết, xử lý nghiêm các tình trạng lợi dụng tăng giá bất hợp lý…
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07