Người thợ tài hoa và tình yêu với các công trình

(LĐTĐ) Bằng niềm đam mê với nghề và ý chí vượt khó trong lao động sản xuất, anh Trần Văn Thanh, Tổ phó Tổ Hàn điện - Công ty cổ phần Formach (Thanh Trì, Hà Nội) là tấm gương sáng thầm lặng cống hiến, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đơn vị và nền công nghiệp Thủ đô.
Người công nhân giỏi tỉ mỉ từng chi tiết Những “Cây sáng kiến” trong lao động, sản xuất Nữ công nhân tâm huyết, trách nhiệm với công việc

Người say mê “làm thợ”

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, anh Trần Văn Thanh thi đỗ vào Trường Công nhân kỹ thuật cơ khí Lâm nghiệp. Tại đây, niềm say mê kỹ thuật cơ khí cứ ngấm dần và tạo thành đam mê mãnh liệt. Để rồi, sau khi ra trường vào năm 1997, đầu quân vào Công ty cổ phần Formach, được cầm trên tay que hàn, anh hiểu bản thân đã gắn bó với nghề như máu thịt.

Được “đầu quân” vào một công ty có bề dày truyền thống 60 năm, không chỉ là niềm tự hào của người thợ, mà còn là động lực để anh Thanh học hỏi, phấn đấu, yêu nghề và gắn bó với nghề.

Người thợ tài hoa và tình yêu với các công trình
Anh Trần Văn Thanh đang thực hiện mối hàn công trình.

Là một đơn vị có sản phẩm đa dạng, có tính chuyên nghiệp cao trong thiết kế và chế tạo, nên tay nghề của người thợ cũng đòi hỏi cao và chuyên nghiệp, chính vì vậy, anh Thanh không quản ngại mọi công trình, phần việc, năng động và sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm để các công trình, sản phẩm ngày càng được nâng cao.

Phấn đấu và học hỏi kinh nghiệm không quản ngày đêm, anh Thanh đã có trong tay kinh nghiệm của người thợ bậc 7/7. Anh được cấp trên tín nhiệm phân công làm đội trưởng của nhiều công trình lớn, như Đội trưởng hàn, lắp đặt thiết bị nâng hạ 30/5 tấn và Monorail 10 tấn Công trình Thủy điện Nậm Công 5 ở Sơn La; Đội trưởng hàn, lắp đặt bể lắng nước 3.000 m3 cho Công ty cổ phần thiết bị xử lý nước Setfil,…

Đặc biệt là ở bất cứ vị trí công việc nào, anh Thanh cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, lan tỏa tinh thần làm việc sôi nổi và nhiệt huyết đến đồng nghiệp. Ví dụ như ở vị trí Đội trưởng đội hàn, lắp đặt thiết bị nâng hạ 30/5 tấn và Monorail 10 tấn Công trình Thủy điện Nậm Công 5 ở tỉnh Sơn La, anh đã “dẫn đội” hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được hội đồng nghiệm thu đánh giá cao chất lượng công tác lắp đặt, mặc dù ở xa, địa hình sông núi hiểm trở đi lại khó khăn. Công trình đã hoàn thành nghiệm thu bàn giao trước tiến độ 20 ngày.

Người thợ tài hoa và tình yêu với các công trình
Nhiều công trình khó nhưng anh Thanh và đồng đội vẫn hoàn thành trước thời hạn, đạt chất lượng cao.

Khi là Đội trưởng đội hàn, lắp đặt bể lắng nước 3.500 m3 cho Công ty cổ phần thiết bị xử lý nước Setfil, anh Thanh được đánh giá có ý tưởng sáng tạo dầm treo phụ trong lắp dựng bể có kích thước lớn, đảm bảo chất lượng công trình chịu được áp lực lớn của nước cũng như chất lượng cao kín khít của các mối hàn trong và ngoài bể. Được chủ đầu tư ký nghiệm thu đưa vào sử dụng luôn ngay sau khi bàn giao.

Còn ở vị trí Đội trưởng đội lắp dựng cầu trục 40/5 tấn và cánh van cửa đập nhà máy thủy điện Hạnh Phúc ở tỉnh Yên Bái, anh đã chỉ huy đội hoàn thành trước thời hạn 15 ngày, góp phần đưa nhà máy vào sản xuất điện hòa vào dòng điện quốc gia. Công việc lắp dựng cầu trục là phần quan trọng để phục vụ lắp đặt và sửa chữa tuabin phát điện cũng như cửa van đập trữ nước, tạo cột áp để dẫn nước vào tuabin phát điện, đòi hỏi chính xác và tuân thủ ngặt nghèo về tiêu chuẩn quy trình của nhà máy Thủy điện.

Còn rất nhiều những công trình mà anh Thanh được giao phụ trách, dẫn dắt anh em công nhân thực hiện, trong đó có cả tay nghề, kinh nghiệm và sức sáng tạo không ngừng của người chỉ huy đội. Và dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ công trình nào, dù có muôn vàn mối nguy, anh vẫn yêu nghề và gắn bó.

Người thợ tài hoa và tình yêu với các công trình
Vẻ đẹp của một công trình có bàn tay của anh Thanh và những đồng nghiệp Công ty Formach.

Anh Thanh chia sẻ, có những lần anh được giao đi công trình ở giàn khoan dầu khí, lắp đặt cầu trục, hàn trên cao rất nguy hiểm. Nhưng rồi anh đã cố gắng vượt qua khoảnh khắc đó để hoàn thành công trình. Rồi còn hàng trăm nghìn mối nguy khác như nhiễm khói hàn, nguy cơ cháy nổ, tư thế làm việc liên quan đến xương khớp, giãn cơ do thợ hàn thường phải làm việc kéo dài ở một tư thế khó, giữ và di chuyển súng hàn nặng trong thời gian dài, động tác lặp đi lặp lại,…

“Muốn hoàn thành nhiệm vụ phải không quản ngại khó khăn, vất vả, không ngại địa hình, phải chạy đua với thời gian để đảm bảo tiến độ trình. Làm ca xuyên đêm, xuyên ngày là chuyện bình thường. Nhưng tôi yêu công việc của mình và hạnh phúc khi nhìn công trình hoàn thiện”, anh Thanh tâm sự.

Gắn bó với những mối hàn

Chuyên đảm nhận các mối hàn đòi hỏi kỹ thuật cao, anh Trần Văn Thanh không chỉ là một người thợ có kinh nghiệm mà anh còn là “đầu tàu” về kỹ thuật hàn điện, người truyền cảm hứng cho những người thợ làm công việc nặng nhọc này. Anh là thợ hàn điện bậc 7/7 của Công ty cổ phần Formach.

Gắn bó với những bông “hoa lửa” hơn 27 năm, anh Thanh cho biết “không thể rời xa vẻ đẹp rực rỡ của hồ quang”. Không chỉ có tay nghề cao, anh Thanh còn là một người cởi mở, nhiệt tình với đồng nghiệp, sẵn sàng chỉ bảo cho anh em trong tổ những cách, kỹ năng làm việc hiệu quả. Trước đây, nhiều thợ hàn khi mới vào công ty đã chán nản vì yêu cầu kỹ thuật khắt khe, nhưng từ khi được anh Thanh chỉ dạy, đào tạo thì số lượng thợ hàn gắn bó với công ty ngày càng nhiều.

Người thợ tài hoa và tình yêu với các công trình
Người thợ không thể rời xa vẻ đẹp rực rỡ của hồ quang.

Với đặc thù của đơn vị là chế tạo thiết bị nâng, chế tạo máy gia công gỗ, sản xuất kết cấu thép, lắp dựng nhà xưởng, xây lắp công trình công nghiệp, dân dụng,… và nhiều hạng mục kỹ thuật khác, cho nên công việc liên quan đến kỹ thuật hàn luôn là thách thức lớn đối với người thợ hàn.

Anh Thanh cho biết, trên thực tế, dù là những thợ được đào tạo cơ bản, song không phải ai cũng có thể trở thành những người thợ chuyên nghiệp. Nhiều người cho rằng, thợ hàn chỉ đơn giản là lặp đi lặp lại công việc kết dính những bộ phận trên thiết bị kim loại với nhau. Nhưng thực ra, để đạt được trình độ thợ, người thợ hàn phải có thâm niên kinh nghiệm và cả độ khéo tay. Người thợ cũng phải hiểu biết về tiêu chuẩn an toàn của ngành và nhiều kỹ năng khác để lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng môi trường thao tác.

Anh Thanh cũng chia sẻ, để phấn đấu trở thành công nhân giỏi, tự tin bước vào thời kỳ công nghệ mới như ngày hôm nay, ngoài nỗ lực của bản thân, anh luôn được các cấp Lãnh đạo và Công đoàn công ty tạo điều kiện để nâng cao chuyên môn, làm chủ tay nghề, tham gia nhiều hoạt động đoàn thể, nâng cao tinh thần làm việc trong “ngôi nhà chung Formach”.

Người thợ tài hoa và tình yêu với các công trình
Anh Thanh luôn phấn đấu trở thành công nhân giỏi, tự tin bước vào thời kỳ công nghệ mới.

Trong suốt những năm làm việc và cống hiến, anh Thanh không chỉ giỏi chuyên môn mà còn tích cực tham gia các phong trào thi đua do các cấp Công đoàn phát động, đặc biệt là phong trào “Công nhân giỏi Thủ đô” và đạt nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ.

Năm 2015 anh Trần Văn Thanh đạt giải Khuyến khích hàn điện, đạt danh hiệu Thợ giỏi, được Công ty khen thưởng và nâng bậc lương trước thời hạn. Năm 2016-2020 anh nhận được anh hiệu Thợ giỏi cấp huyện. Năm 2021 anh đạt Giải ba Hàn điện. Năm 2022-2023 anh được trao Chứng nhận Thợ giỏi cấp huyện Thanh Trì và thành phố Hà Nội.

Anh nhận được Giấy khen của Huyện ủy Thanh Trì vì có thành tích xuất sắc 15 năm thực hiện nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”. Năm 2024, anh được Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đề xuất xét danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”. Ngoài ra, anh Thanh còn tích cực tham gia các phong trào thi đua do các cấp Công đoàn phát động và tham gia hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo tại địa phương.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Người Tổ trưởng làm chủ máy móc, giàu sáng kiến sáng tạo

Người Tổ trưởng làm chủ máy móc, giàu sáng kiến sáng tạo

(LĐTĐ) Với vai trò là Tổ trưởng gia công tại Phân xưởng cơ khí (Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật), anh Đỗ Văn Hùng luôn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao, không ngừng trau dồi kiến thức, đưa ra các sáng kiến, sáng tạo được áp dụng đem lại hiệu quả trong công việc.
Quận Bắc Từ Liêm: Hiệu quả phong trào thi đua phấn đấu trở thành “Công nhân giỏi”

Quận Bắc Từ Liêm: Hiệu quả phong trào thi đua phấn đấu trở thành “Công nhân giỏi”

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm đã tích cực tổ chức, triển khai sâu rộng các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào phấn đấu trở thành “Công nhân giỏi” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), qua đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và xây dựng quận Bắc Từ Liêm giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Cho trái ngọt từ những đam mê

Cho trái ngọt từ những đam mê

(LĐTĐ) Say sưa khi nói về lĩnh vực thiết kế thời trang, nhưng khi nhắc đến thành tích bản thân và danh hiệu Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024, Trần Thị Vân Khánh - Chuyên viên cắt mẫu, Phòng Kỹ thuật mẫu, Công ty TNHH SX&TM Tuấn Trang lại rất khiêm tốn, cho biết: “Danh hiệu này là niềm vui, niềm hạnh phúc với tôi, nhưng hơn hết, nó còn khẳng định và tôn vinh những nỗ lực cống hiến, sáng tạo của cả tập thể và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”.
Thanh Trì: Hiệu quả từ phong trào thi đua trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô”

Thanh Trì: Hiệu quả từ phong trào thi đua trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô”

(LĐTĐ) Vào Tháng Công nhân hằng năm, công nhân lao động huyện Thanh Trì lại đón nhận tin vui khi có nhiều người được vinh danh “Công nhân giỏi Thủ đô”. Đây là những thành quả từ phong trào thi đua luyện tay nghề, thi thợ giỏi do các cấp Công đoàn huyện phát động và được sự hưởng ứng nhiệt tình của người lao động và chủ sử dụng lao động các đơn vị, doanh nghiệp.
Sức sống của các phong trào thi đua

Sức sống của các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Hưởng ứng phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, những năm qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Tham gia phong trào đã có hàng trăm công nhân lao động (CNLĐ) được vinh danh, hàng nghìn sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp.
Đội xung kích EVNHANOI: Đồng lòng một “đích đến”

Đội xung kích EVNHANOI: Đồng lòng một “đích đến”

(LĐTĐ) Với tinh thần “Tất cả vì dự án đường dây 500 kV mạch 3”, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã huy động gần 200 nhân lực để tiếp sức cho dự án trọng điểm này. Họ là những kỹ sư, công nhân có tay nghề, nhưng cũng là tấm gương tiêu biểu đại diện cho những người Thợ điện Thủ đô…
Danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” - niềm tự hào của công nhân lao động

Danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” - niềm tự hào của công nhân lao động

Phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” đã và đang được các cấp Công đoàn và công nhân lao động tích cực triển khai, hưởng ứng. Phong trào đã thực sự đi vào chiều sâu và có ý nghĩa lan tỏa sâu rộng. Đạt được danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” là niềm tự hào và mục tiêu phấn đấu của đông đảo công nhân lao động.
Người thợ may có “đôi bàn tay vàng”

Người thợ may có “đôi bàn tay vàng”

(LĐTĐ) Dáng người nhỏ nhắn, tác phong nhanh nhẹn, ánh mắt sáng ngời và khuôn mặt luôn rạng rỡ nụ cười, chị Nguyễn Thị Giang - Công ty TNHH Nam Sơn luôn để lại cho người tiếp xúc những thiện cảm tốt đẹp. Mọi người lại càng thiện cảm và nể phục hơn khi biết rằng, chị Giang là một thợ may giỏi nghề, có “đôi bàn tay vàng” luôn hoàn thành xuất sắc công việc được giao; đạt nhiều giải cao tại các kỳ thi thợ giỏi của ngành và thành phố Hà Nội.
Công nhân hai huyện Ứng Hòa - Thanh Oai đua tài tại Hội thi Công nhân may giỏi

Công nhân hai huyện Ứng Hòa - Thanh Oai đua tài tại Hội thi Công nhân may giỏi

(LĐTĐ) Hội thi đã lựa chọn được 20 công nhân đại diện cho hơn 2.000 công nhân lao động của 4 doanh nghiệp có nghề may trên địa bàn huyện Ứng Hòa và Thanh Oai, đây là những thí sinh tiêu biểu, có tay nghề giỏi, đã vượt qua vòng thi cấp cơ sở do các doanh nghiệp tổ chức, được các doanh nghiệp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề tham gia Hội thi cấp huyện.
Công nhân giỏi Thủ đô, không ngừng sáng tạo vì tập thể phát triển

Công nhân giỏi Thủ đô, không ngừng sáng tạo vì tập thể phát triển

(LĐTĐ) “Với tôi, dù là công nhân trẻ hay với những người đã có nhiều kinh nghiệm; dù là có tay nghề cao hay thấp, thì điều quan trọng nhất với người thợ vẫn là không ngừng học hỏi, rèn luyện để hoàn thiện và nâng cao trình độ bản thân. Vì thế, hãy cứ sống hết mình và tận hiến với đam mê nghề nghiệp, thì sẽ đón nhận được những thành quả xứng đáng”, đó là chia sẻ của anh Hoàng Văn Trung - Tổ trưởng Tổ sửa chữa chung, Phòng Dịch vụ Hyundai Hà Đông - Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động