Người phụ nữ dành trọn tâm huyết cho khoa học

(LĐTĐ) Trong nhiều năm qua, PGS.TS Bùi Thị An (Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng; Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội) vẫn tràn đầy nhiệt huyết với công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường và sự phát triển của cộng đồng, xã hội.
Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ đợt 6 Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật cao

Hết lòng vì sự phát triển của Thủ đô

Bất cứ ai tiếp xúc với PGS.TS Bùi Thị An đều cảm nhận được bầu nhiệt huyết và đam mê với công việc của bà. Năm nay đã gần 80 tuổi nhưng PGS.TS Bùi Thị Anh vẫn giữ tác phong nhanh nhẹn. Trong suốt quá trình công tác, bà Bùi Thị An đã có nhiều đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô và sự tiến bộ của phụ nữ Hà Nội, đem lại lợi ích quý báu cho cộng đồng và xã hội.

Bà Bùi Thị An sinh năm 1943 trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp khoa Hóa, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), bà An về công tác tại Viện Khoa học tự nhiên (nay là Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam).

Người phụ nữ dành trọn tâm huyết cho khoa học
PGS.TS Bùi Thị An, nữ trí thức tiêu biểu của Hà Nội.

Trong công việc, PGS.TS Bùi Thị An luôn là chuyên gia “ba trong một” về môi trường; phát triển cộng đồng; giám sát, đánh giá dự án, giảng bài về môi trường và phát triển cộng đồng. Năm 1983, bà Bùi Thị An làm nghiên cứu sinh và lấy bằng Tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Cộng hòa dân chủ Đức. Trong hơn 33 năm công tác tại Viện Khoa học tự nhiên, bà Bùi Thị An có cơ hội được học và làm việc với nhiều người thầy, nhiều nhà khoa học lỗi lạc, tài ba. Họ không chỉ truyền thụ kiến thức, phương pháp, niềm say mê khoa học, mà cả cách đối nhân xử thế và đạo đức nghề nghiệp.

Sau khi nghỉ hưu, PGS.TS Bùi Thị An tiếp tục “bận rộn” với công tác xã hội. Là đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2004-2011) và đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011-2016) của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, bà đã dồn nhiều tâm sức và thời gian tham gia các hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của Thủ đô và đất nước.

PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ: “Trở thành đại biểu dân cử là một vinh dự rất lớn nhưng cũng mang rất nhiều trọng trách. Để trở thành người đại biểu dân cử thực sự xứng đáng thì việc đầu tiên là xác định phải hết lòng vì dân. Ngoài việc đủ tầm, đủ tâm thì trong cách làm luôn phải xác định là đại biểu được dân chọn, dân bầu thì luôn phải đặt lợi ích của người dân lên đầu tiên, thể hiện được nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đại biểu phải biết tiếp nhận phản ánh của cử tri, chủ động kiến nghị với các cấp có thẩm quyền giải quyết. Nếu là vấn đề có sự ảnh hưởng rộng lớn hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới nhân dân ở nhiều vùng, nhiều địa phương thì phải kiên quyết phát biểu tại Quốc hội, chất vấn các tư lệnh ngành và kiên quyết giám sát”.

Trong nhiệm kỳ của mình, đại biểu Bùi Thị An đã có nhiều chất vấn, ý kiến thẳng thắn trên diễn đàn Quốc hội và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng cử tri, nhân dân cả nước. Còn nhớ, tại phiên thảo luận về Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi), kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, bà Bùi Thị An đã thẳng thắn chỉ ra sự lãng phí, không tiết kiệm của một số cán bộ Nhà nước: “Không phải đi xe sang là có tầm đâu, nhiều đồng chí cán bộ cao cấp giản dị, nhưng cũng có một số người còn nặng về hình thức. Đề nghị tăng giám sát, công khai chế độ trong phạm vi nào đó để mọi người giám sát”.

Bức xúc về tình trạng lãng phí, bà Bùi Thị An nhận định, đất nước còn nghèo nhưng tình trạng lãng phí lại rất phổ biến. Dân nghèo nhưng tổ chức cưới phải hoành tráng rồi còng lưng đi làm trả nợ. Cán bộ thay đổi chức vụ là thay đổi xe mới. Cũng chính vì những chất vấn, góp ý thẳng thắn trên nghị trường nên bà Bùi Thị An chia sẻ, trong quá trình là đại biểu Quốc hội không ít lần bà gặp những gợi ý của trưởng ngành đề nghị phát biểu nhẹ nhàng hơn, thậm chí là xin không chất vấn.

Nữ trí thức tiêu biểu của Hà Nội

Hiện tại, với vai trò là Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng, PGS.TS Bùi Thị An vẫn tham gia nhiều hoạt động khoa học nghiệp vụ, phát triển cộng đồng và bình đẳng giới, phục vụ cho sự phát triển bền vững của Thủ đô. Bà cũng tham gia nhiều dự án, đề tài khoa học về vấn đề xã hội, nông nghiệp, nông thôn, như: Xử lý ô nhiễm nước hồ Thành Công bằng phương pháp sinh học và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư sống quanh hồ; xử lý ô nhiễm nước hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bảo đảm độ sạch bền vững...

Người phụ nữ dành trọn tâm huyết cho khoa học
PGS.TS Bùi Thị An (thứ 2 từ phải qua) hết lòng vì sự phát triển của Thủ đô.

Thời gian qua, PGS.TS Bùi Thị An còn là Chủ nhiệm đề tài của nhiều dự án về môi trường Thủ đô, như: Xác lập cơ sở khoa học để xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch sinh thái nông nghiệp tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ; điều tra, đánh giá chất lượng nguồn nước tưới các vùng rau màu ngoại thành Hà Nội và đề xuất các giải pháp tạo nguồn nước tưới an toàn; điều tra mức độ ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt của Hà Nội và đề ra các giải pháp xử lý… Ngoài ra, bà còn tích cực tham gia giám sát trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; góp ý vào Bộ luật Lao động sửa đổi, công tác bình đẳng giới...

Đặc biệt, với vai trò là Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội, từ năm 2013 đến nay, PGS.TS Bùi Thị An đã tích cực đóng góp cho sự phát triển của Hội, luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ… Hội Nữ trí thức Hà Nội là nơi tập hợp, quy tụ, phát huy trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ nữ trí thức Thủ đô làm việc trên tất cả các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, khoa học quản lý... Bằng tài năng, trí tuệ, nghị lực, niềm đam mê khoa học, PGS.TS Bùi Thị An cùng Hội Nữ trí thức Hà Nội đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung.

Thông qua những hoạt động của mình, PGS.TS Bùi Thị An và Hội Nữ trí thức đã thu hút, tạo điều kiện để chị em hội viên nâng cao năng lực, kiến thức. Tạo điều kiện cho nữ trí thức Thành phố gắn kết, hỗ trợ nhau phát huy trí tuệ, năng lực của mình tham gia đề tài khoa học, tư vấn, phản biện chính sách, góp phần vào sự hoàn thiện của bản thân, gia đình và xã hội. Đặc biệt, những việc làm thiết thực của các hội viên Hội Nữ trí thức Hà Nội nhiệm kỳ vừa qua đã khẳng định vai trò đi đầu, nòng cốt của nữ trí thức cùng với phụ nữ Hà Nội trong sự nghiệp bình đẳng giới, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.

Với những đóng góp to lớn, PGS.TS Bùi Thị An đã được nhận nhiều Bằng khen của Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, danh hiệu “Trí thức tiêu biểu vì sự phát triển Thủ đô” (năm 2017) và danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” (năm 2021)…

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động