Người lao động phải phấn đấu để ông chủ cần mình

(LĐTĐ) Bên cạnh những tác động tích cực, đem lại cơ hội tốt, Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm, đời sống của người lao động. Để hiểu rõ hơn về những thách thức, cũng như yêu cầu đặt ra với người lao động, với tổ chức Công đoàn trong tình hình mới, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam). 
Chú trọng nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động
Khẳng định vai trò của Công đoàn tại doanh nghiệp
Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động
0825 ong vy minh tiyn
Tiến sĩ Vũ Minh Tiến.

PV: Thưa ông, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tác động ngày càng sâu rộng đến nước ta. Xin ông cho biết, nó sẽ tác động như thế nào đến việc làm, đời sống của người lao động?

Ông Vũ Minh Tiến: Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, kéo theo nền kinh tế các nước đều bị ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Tôi lấy ví dụ, chỉ cần một chiếc điện thoại của một hãng tại Châu Âu phát nổ, sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến việc làm của cả ngàn lao động ở một địa phương ở Việt Nam. Nói như vậy để thấy sự tác động, ảnh hưởng của toàn cầu hóa rất tàn khốc.

Bên cạnh đó, xu hướng tự động hóa, tin học hóa sẽ làm thay con người nhiều phần việc. Xét về mặt kinh tế và phát triển, điều này rất tốt, nhưng theo đó, một bộ phận rất lớn lao động phổ thông, giản đơn có thể trong vòng 5-10 năm tới sẽ mất việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống.

Tuy nhiên, thách thức luôn đi liền với cơ hội. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử đều góp phần hình thành nhiều ngành nghề mới, nhiều công việc mới. Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng vậy, nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện, nhiều công việc mới sẽ được tạo ra. Nếu có sự chuẩn bị tốt từ các bên, đặc biệt là vai trò chủ động hỗ trợ của Nhà nước, sự chủ động vào cuộc của các cấp, các ngành trong việc giúp đoàn viên, người lao động chủ động phát hiện, bắt nhịp để vận động theo xu hướng ấy.

PV: Để bắt kịp xu hướng mới, ông có nhắc đến vai trò chủ đạo của Nhà nước. Xin ông có thể nói rõ hơn về vai trò này?

- Tôi muốn nói đến vai trò của Nhà nước trong việc đề ra chủ trương, chính sách, sự hỗ trợ về cơ chế, đặc biệt với trách nhiệm là bệ đỡ xã hội, tạo ra lưới an sinh xã hội, hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, cho người lao động khi bị ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống. Thông qua các thiết chế, chính sách, công cụ hỗ trợ, để làm sao người lao động có thể đảm bảo cuộc sống cho bản thân, gia đình.

PV: Như đã phân tích ở trên, trước làn sóng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, người lao động là đối tượng đầu tiên sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống. Vậy theo ông, người lao động cần chuẩn bị gì để hạn chế thấp nhất những tác động?

- Trong bối cảnh hiện nay, khi toàn cầu hóa, cạnh tranh lao động diễn ra khốc liệt, tôi cho rằng có 3 yêu cầu cốt yếu nhất, người lao động cần xác định và chủ động tâm thế cho mình.

Điều đầu tiên, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời kỳ nào, tôi cho rằng điều cần nhất là sự chủ động của mỗi người lao động, người lao động phải phấn đấu, nỗ lực để trở thành người mà ông chủ cần mình. Tôi cho rằng không chỉ có lao động tay nghề, trình độ cao, chỉ cần ở vị trí lao động phổ thông, giản đơn nhưng nếu chăm chỉ, chịu khó, làm đúng, làm tốt bổn phận của mình, thì không người chủ nào không muốn giữ chân người lao động.

Điều thứ hai tôi muốn nhấn mạnh là người lao động cần có ý thức lao động tập thể, đảm bảo tuân thủ tính kỷ luật trong lao động. Hiện nay, tỷ lệ tự động hóa ở Việt Nam còn thấp, đa số lực lượng lao động tại Việt Nam 5-10 năm tới vẫn dựa vào sức lao động là chính. Thực tế cho thấy, trong hơn 50 triệu lao động hiện nay, lao động chất lượng cao, thợ lành nghề chiếm số lượng rất ít, đại đa số vẫn là lao động phổ thông, sử dụng sức lao động là chính, sử dụng trí tuệ và máy móc chưa nhiều.

Tôi xin nhấn mạnh rằng, dù là thời Cách mạng công nghiệp 4.0, hay thời nào đi nữa cùng đều cần những yêu cầu rất giống nhau, đó là: Ý thức lao động tập thể, tính kỷ luật trong lao động, bởi nếu sơ xảy, có thể gây ra những hậu quả rất lớn, không chỉ trong nội tại một đơn vị, một dây chuyền, hay một địa phương mà có thể tới cả lao động ở nhiều nước khác, như ví dụ tôi đã từng nêu ở trên.

Điều thứ ba người lao động cần chuẩn bị đó là khả năng thích nghi. Mỗi người lao động cần xác định nay có thể làm việc tại dây chuyền A, mai có thể phải chuyển sang dây chuyền B; nay đang có việc làm, mai có thể mất việc làm. Tự động hóa sẽ thay thế nhiều phần việc con người đang đảm nhiệm, do đó, người lao động chắc chắn sẽ phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất, nếu không sẽ bị dư thừa hay thất nghiệp. Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp, mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung (trung cấp, cao đẳng) cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như mỗi người không được và không chủ động trang bị những kỹ năng mới.

Như vậy, mỗi người lao động cần nhận thức rõ thực trạng của bản thân, nhận thức rõ quy luật đào thải của xã hội và những yêu cầu của công việc để chủ động học tập, chủ động cập nhật và bổ sung những kiến thức còn khuyết thiếu, rèn luyện những kỹ năng còn chưa thuần thục, tăng khả năng đảm nhiệm được những công việc khác nhau nhằm đáp ứng những yêu cầu của vị trí việc làm trong điều kiện mới. Chủ động, tích cực tham gia vào tất cả những hoạt động, những cơ hội học tập, phát triển bản thân mà doanh nghiệp đem lại; tích cực xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đề cao tính kỷ luật và trách nhiệm cá nhân trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.

PV: Thưa ông, chúng ta đã nhắc đến vai trò chủ đạo của Nhà nước, vai trò trung tâm của bản thân người lao động trong cuộc cách mạng này. Vậy, ông đánh giá như thế nào về vai trò của tổ chức Công đoàn, Công đoàn cần làm gì để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đặc biệt là vấn đề việc làm và thu nhập?

- Hơn lúc nào hết, Công đoàn cơ sở cần tăng cường tổ chức đối thoại và thương lượng tập thể, kịp thời tham gia giải quyết những vấn đề, vướng mắc nảy sinh trong quá trình sản xuất. Trong các trường hợp như công ty phải giảm sản xuất, phải giãn việc, chuyển đổi mô hình… thì Công đoàn phải chủ động tham gia đối thoại, đảm bảo hài hòa các lợi ích của doanh nghiệp và người lao động trên cơ sở đảm bảo mọi quyền lợi cho người lao động theo đúng luật.

Công đoàn cũng cần phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động để đánh giá nguồn nhân lực, lên phương án và thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động, tổ chức các hoạt động để người lao động hướng dẫn kèm cặp lẫn nhau nghề mới, việc mới, tổ chức các khóa học bồi dưỡng kỹ năng nghề, ứng dụng công nghệ thông tin… qua đó giúp người lao động chủ động trau dồi kiến thức, tay nghề, kịp thời bắt kịp xu hướng.

Bên cạnh đó, Công đoàn cần tuyên truyền rộng rãi tới người lao động về Cách mạng công nghiệp 4.0 để từ đó người lao động có cách tiếp cận chủ động, không ngừng cập nhật và nâng cao năng lực, kỹ năng làm việc để từng bước tiếp cận với công nghệ, máy móc mới, tiến đến làm chủ công nghệ, máy móc mới.

- Xin trân trọng cảm ơn ông.

B.Duy (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm vừa tổ chức hội nghị ký kết thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp nâng cao phúc lợi cho đoàn viên Công đoàn, người lao động.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Ảnh những khoảnh khắc ấn tượng vòng Tứ kết

Ảnh những khoảnh khắc ấn tượng vòng Tứ kết

(LĐTĐ) Giải bóng đá Công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - 2024 đã đi đến vòng tứ kết với 4 cặp đấu diễn ra rất hấp dẫn và kịch tính. Sau đây là một số hình ảnh sinh động trong ngày thi đấu hôm nay (23/4).
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2045/BYT-KCB gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.
Người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ vào các ngày Lễ

Người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ vào các ngày Lễ

(LĐTĐ) Luật sư Đặng Văn Thành (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, theo quy định tại Điều 107, Bộ luật Lao động 2019, khi làm thêm phải được sự đồng ý của người lao động. Người sử dụng lao động không được ép buộc công nhân đi làm trong dịp lễ (trừ những trường hợp đã quy định trong Luật), nếu muốn, phải thoả thuận.
Thảo luận về Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất

Thảo luận về Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất

(LĐTĐ) Ngày 23/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất”. Đáng chú ý, nhiều ý kiến đã đề nghị làm rõ các quy định về việc cưỡng chế thu hồi đất và quy định về giá đất…

Tin khác

Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng 19 “Công nhân giỏi” và 30 tập thể làm tốt công tác ATVSLĐ

Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng 19 “Công nhân giỏi” và 30 tập thể làm tốt công tác ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng đã trao tặng Giấy khen cho 19 “Công nhân giỏi" quận Hai Bà Trưng đã có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và tặng Giấy khen cho 30 tập thể thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Thủy lợi Hà Nội (Đông Anh), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ đẩy mạnh phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

LĐLĐ huyện Chương Mỹ đẩy mạnh phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

(LĐTĐ) Thời gian qua, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, "Sáng kiến Thủ đô" được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tích cực hưởng ứng. Phong trào đã lan tỏa, phát huy được tâm huyết, trí tuệ của đội ngũ công nhân, góp phần xây dựng doanh nghiệp bền vững, Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại.
Sôi nổi Hội thi “Nhân viên nuôi dưỡng giỏi” năm học 2023 - 2024

Sôi nổi Hội thi “Nhân viên nuôi dưỡng giỏi” năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Mới đây, các Công đoàn Khối Giáo dục huyện Thạch Thất đã tích cực tham gia Hội thi “Nhân viên nuôi dưỡng giỏi” cấp học mầm non tại các trường năm học 2023 - 2024.
Lộ diện đội bóng vào tứ kết Cúp báo Lao động Thủ đô năm 2024

Lộ diện đội bóng vào tứ kết Cúp báo Lao động Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 22/4, trên sân vận động Tây Hồ, đã xác định được 8 đội bóng mạnh nhất lọt vào vòng tứ kết Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - 2024.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Biểu dương nữ CNCVLĐ “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Biểu dương nữ CNCVLĐ “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị Biểu dương nữ công nhân, viên chức, lao động (CNCVLĐ) “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” năm 2023 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(LĐTĐ) Sáng 22/4, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án Đường dây 500kV mạch 3 (đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An).
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động". Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân đảm bảo thiết thực và lan toả

Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân đảm bảo thiết thực và lan toả

(LĐTĐ) Ngày 21/4, Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động