Người lao động nghỉ việc đúng quy định sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc

(LĐTĐ) Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Thời gian được tính, được hưởng ra sao? Khi một số lao động vẫn chờ... trợ cấp thôi việc Người lao động được miễn án phí khi khởi kiện đòi quyền lợi

Anh Nguyễn Văn Nam ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội hỏi: Tôi ký hợp đồng lao động thời hạn 1 năm với Công ty từ ngày 1/9/2022 đến ngày 1/9/2023. Hết thời hạn này, tôi không muốn tiếp tục làm việc tại Công ty nữa nên dự định sẽ chấm dứt, không tiếp tục ký mới hợp đồng lao động. Xin hỏi, nếu tôi nghỉ việc thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không và mức trợ cấp thôi việc được tính như thế nào? Nếu Công ty không trả trợ cấp thôi việc cho tôi thì có phải là vi phạm pháp luật không?

- Vấn đề anh Nguyễn Văn Nam hỏi được chuyên gia của Phòng Lao động - Tiền lương và Bảo hiểm Xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội trả lời như sau:

Khoản 1, Điều 46, Bộ Luật Lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc như sau: Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

Cụ thể, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng trợ cấp thôi việc là: Hết hạn hợp đồng lao động (trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thanh viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người sử dụng lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động); đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại Khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người lao động chết; bị tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;

Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019; người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019.

Người lao động nghỉ việc đúng quy định sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc
Ảnh minh họa

Hai trường hợp không được trợ cấp thôi việc là: Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động, trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Nghị định 145 NĐ-CP nêu rõ, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 6 tháng được tính bằng ½ năm, trên 6 tháng được tính bằng 1 năm làm việc.

Về mức tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, căn cứ Khoản 3 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc. Như vậy, tiền trợ cấp thôi việc = ½ x thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc (năm) x tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.

Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.

Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.

Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động là hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người lao động. Theo đó, căn cứ Khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 1 triệu đồng đến 20 triệu đồng, tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Phạm Diệp (ghi)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần có chính sách về bảo hiểm xã hội cho lao động ngành Y

Cần có chính sách về bảo hiểm xã hội cho lao động ngành Y

(LĐTĐ) Có đến bệnh viện khám, điều trị; trông bệnh nhân ốm mới thấy đội ngũ y, bác sĩ (gọi tắt là người lao động) vất vả ra sao. Cơm hộp, môi trường xung quanh toàn người bệnh và mùi thuốc, nhưng họ vẫn vui vẻ, cần mẫn với công việc mà mình đã chọn.
Vì một nền tài chính đủ mạnh

Vì một nền tài chính đủ mạnh

(LĐTĐ) Bên cạnh những thành tựu to lớn sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn do hệ lụy từ những tác động của dịch Covid-19, khả năng cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế. Vì vậy, cần có những chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững.
Hoạt động chất vấn “đúng và trúng” tạo chuyển biến trong công tác quản lý

Hoạt động chất vấn “đúng và trúng” tạo chuyển biến trong công tác quản lý

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà cho biết, năm 2023, hoạt động của HĐND Thành phố đã bám sát quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được triển khai nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, hiệu quả, hoàn thành theo kế hoạch với chất lượng, hiệu quả cao.
Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện

Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện

(LĐTĐ) Với tinh thần phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã xác định mục tiêu tổng quát của phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trong đó, nhấn mạnh nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Tìm giải pháp giữ chân người lao động

Tìm giải pháp giữ chân người lao động

(LĐTĐ) Dù đã có nhiều chính sách đãi ngộ nhưng tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tại tỉnh Bình Dương vẫn nghỉ việc ngày càng tăng. Trước tình hình này Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương đã kiến nghị nhiều giải pháp.
Tin vui cho người nghỉ hưu

Tin vui cho người nghỉ hưu

(LĐTĐ) Tại Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, Quốc hội quyết định, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Lan tỏa hiệu quả phong trào thi đua yêu nước

Lan tỏa hiệu quả phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Đổi mới và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của đơn vị, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Thủ đô và đất nước. Đây là một trong những nhiệm vụ mà Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các đơn vị trong Cụm thi đua số 4 LĐLĐ Thành phố triển khai suốt thời gian qua.

Tin khác

Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên

Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên

(LĐTĐ) Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển về thể lực, trí lực và nhân cách. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

(LĐTĐ) Theo cơ quan chức năng, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản dịp cuối năm diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi. Việc đăng ký thông tin cá nhân trên các tài khoản mạng xã hội, các hình thức giao dịch online, thương mại điện tử, hay “bẫy quảng cáo” trên các website… cũng là cơ hội cho tội phạm công nghệ cao lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Quyền lợi của người lao động khi bị điều chuyển công việc không phù hợp

Quyền lợi của người lao động khi bị điều chuyển công việc không phù hợp

Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Thỏa thuận công việc cũng có thể được coi là Hợp đồng lao động

Thỏa thuận công việc cũng có thể được coi là Hợp đồng lao động

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019, các văn bản dù không đặt tên là Hợp đồng lao động tuy nhiên có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và có sự quản lý, giám sát, điều hành của người sử dụng lao động thì thỏa thuận đó cũng được coi là hợp đồng hợp lệ.
Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?

Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?

(LĐTĐ) Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (sinh năm 1963, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) để điều tra về Tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự. Nhiều người đặt câu hỏi, cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?
Đề xuất quản lý riêng biệt thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử

Đề xuất quản lý riêng biệt thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử

(LĐTĐ) Theo đề xuất của đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tại Tọa đàm “Thực trạng thuốc lá mới và giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng” mới đây, cần quản lý riêng biệt thuốc là làm nóng và thuốc lá điện tử để phù hợp với định nghĩa của luật hiện hành.
Đưa kiến thức pháp luật đến “chân công trình”

Đưa kiến thức pháp luật đến “chân công trình”

(LĐTĐ) Với vai trò là tiếng nói của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhiều năm qua, báo Lao động Thủ đô đã trở thành cầu nối hữu hiệu giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan báo chí, ngoài thông tin trên mặt báo, Báo Lao động Thủ đô đã chọn cách truyền thông trực tiếp, hiệu quả đến với CNVCLĐ đó là phối hợp với các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức các buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến. Đây cũng là hướng đi mới, tuyên truyền trên nền tảng số mang lại hiệu quả cao.
Khi chấm dứt hợp đồng lao động: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Khi chấm dứt hợp đồng lao động: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.
Sẽ tăng đáng kể lệ phí đăng ký, cấp biển số xe máy, ô tô trong tháng 10/2023

Sẽ tăng đáng kể lệ phí đăng ký, cấp biển số xe máy, ô tô trong tháng 10/2023

(LĐTĐ) Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 60/2023/TT-BTC ngày 7/9/2023 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo các chuyên gia, so với quy định tại Thông tư 229/2016/TT-BTC, lệ phí đăng ký, cấp biển số xe đối với một số phương tiện tại Thông tư 60/2023/TT-BTC đã tăng đáng kể.
Xem thêm
Phiên bản di động