Người Hà Nội tất bật đi chợ, mua rượu nếp, bánh gio sửa soạn mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ

Sáng 3/6 (mùng 5 tháng 5 Âm lịch), người dân Hà Nội tất bật đi chợ, chuẩn bị rượu nếp, hoa quả, bánh gio… để làm mâm cúng Tết Đoan Ngọ.
Tạo chuyển biến trong nếp sống sau những ngày SEA Games 31 Hà Đông: Ghi dấu ấn bản sắc văn hóa của Hà Nội qua kỳ SEA Games 31 Lan tỏa hình ảnh đẹp về con người Bắc Từ Liêm
Người Hà Nội tất bật đi chợ, mua rượu nếp, bánh gio sửa soạn mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Trong sáng 3/6, các khu chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội nhộn nhịp hơn. Kẻ bán, người mua tất bật mua bán để chuẩn bị cho Tết Đoan ngọ.

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là lễ “Giết sâu bọ” vốn là ngày lễ truyền thống của người Việt nhiều đời nay. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào buổi sáng ngày 5/5 Âm lịch.

Đây cũng là thời điểm chuyển mùa, nóng nực, sâu bọ, côn trùng sinh sôi phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Vì vậy, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu may, mùa vụ suôn sẻ.

Người Hà Nội tất bật đi chợ, mua rượu nếp, bánh gio sửa soạn mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Người Hà Nội tất bật chuẩn bị mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô, trong sáng 3/6, các khu chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội nhộn nhịp hơn. Kẻ bán, người mua tất bật mua bán để chuẩn bị cho Tết Đoan Ngọ. Đặc biệt, trong ngày này, tại các khu chợ dân sinh, những gánh hàng bán rượu nếp, bánh tro (bánh gio), mận, vải… thường xuất hiện nhiều hơn.

Các tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ Tết Đoan Ngọ cho biết, năm nay thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho việc nhập hàng và buôn bán, đặc biệt là rượu nếp. Ở miền Bắc, cơm rượu nếp là món ăn phổ biến trong mâm cúng ngày lễ giết sâu bọ. Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Khi có khách mua, người bán sẽ chia nhỏ ra từng cốc.

Người Hà Nội tất bật đi chợ, mua rượu nếp, bánh gio sửa soạn mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Ở miền Bắc, cơm rượu nếp là món ăn phổ biến trong mâm cúng ngày lễ giết sâu bọ.

Cô Lê Thị Ánh Tuyết, một tiểu thương trên phố Nghĩa Tân cho hay: “Cô bán rượu nếp, nếp cẩm ở đây hơn 30 năm , mỗi năm dịp Tết Đoan Ngọ cô bán được nhiều hơn ngày thường. Năm nay, giá bán rượu nếp từ 10.000 - 20.000 đồng/cốc.

Chị Lê Thị Hương một người kinh doanh ở chợ dân sinh thuộc phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) chia sẻ: “Từ hôm qua, nhiều khách đã đặt mua rượu nếp, bánh tro. Vì vậy, từ tối hôm qua (2/6), tôi và gia đình đã phải chuẩn bị thêm hàng để bán”.

Người Hà Nội tất bật đi chợ, mua rượu nếp, bánh gio sửa soạn mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên là điều không thể thiếu trong dịp Tết Đoan ngọ. Các loại quả có vị chua như xoài, mận, xoài, vải...

Bên cạnh đó, mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên là điều không thể thiếu trong dịp Tết Đoan ngọ. Các loại quả có vị chua như xoài, mận, dứa, cóc... được cho là có tác dụng xua đuổi sâu bệnh, côn trùng gây hại. Nhiều gia đình cũng chuẩn bị bữa cỗ “giết sâu bọ” vào sáng sớm với các loại trái cây đầu mùa như: vải, chôm chôm, dưa hấu, đào, chuối... với mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.

Cùng với rượu nếp, trái cây thì bánh gio (hay còn gọi là bánh tro) cũng là một món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ. Tại các chợ dân sinh, bánh tro có giá từ 8.000 - 10.000 đồng/cái. Đây là bánh được làm bằng gạo nếp và nước tro (gio) của nhiều loại cây mật ong. Bánh thường được bán kèm cùng với mật.

Người Hà Nội tất bật đi chợ, mua rượu nếp, bánh gio sửa soạn mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Cùng với rượu nếp, trái cây thì bánh gio (hay còn gọi là bánh tro) cũng là một món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ

Chuẩn bị mâm cúng lễ từ sáng sớm, bà Phạm Thị Lan (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Vào ngày Tết Đoan Ngọ, tôi chuẩn bị đầy đủ rượu và hoa quả lễ tổ tiên từ sáng sớm. Sau khi thụ lộc, con cháu ngủ dậy đều ăn rượu nếp, hoa quả, gọi là giết sâu bọ”.

Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ truyền thống diễn ra vào 5/5 Âm lịch hàng năm. Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 3/6 Dương lịch. Phong tục ăn Tết Đoan Ngọ có mặt ở nhiều quốc gia phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Vào ngày 5/5 Âm lịch, người dân có nhiều tục lệ như giết sâu bọ bằng cách ăn hoa quả, rượu nếp cái hoa vàng hoặc xông, tắm để gột sạch cơ thể. Ngoài ra, trong ngày này, người dân cũng có tục làm cỗ cúng.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Luật sư Hoàng Văn Doãn, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội rằng, tại vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bộ Công Thương cần làm rõ thêm hành vi nhận tiền từ doanh nghiệp của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, bởi có liên quan đến dấu hiệu của tội Nhận hối lộ.
Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân năm 2025, các cấp Công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động. Hoạt động này thường được Công đoàn phối hợp với đơn vị chuyên môn tổ chức. Nội dung khám tập trung vào sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư.
Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng vừa phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Melatec tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 300 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn thuộc 2 doanh nghiệp ngoài nhà nước là Công ty TNHH Trần Thành và Công ty TNHH Thương mại Thiên Thủy Mộc.
Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có Công văn gửi tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đề nghị tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT; phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong khám chữa bệnh BHYT.
Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I cho biết, đơn vị phối hợp với các ngân hàng và Bưu điện thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH kỳ tháng 5/2025 qua tài khoản cá nhân và tiền mặt tới người hưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu từ ngày mai (26/4).
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4, việc nhìn nhận và đánh giá lại những thành tựu cũng như thách thức trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trở nên đặc biệt có ý nghĩa. Nhất là khi phong trào "Bình dân học vụ số" do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã và đang khẳng định tính đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành Du lịch Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch hấp dẫn nhằm thu hút và chuẩn bị chu đáo cho việc đón khách du lịch đến Thủ đô trong 5 ngày nghỉ lễ.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động