Người chuyển giới mong sớm ban hành luật chuyển đổi giới tính

(LĐTĐ) Trong những năm gần đây, sự hiện diện của người chuyển giới tại Việt Nam đang ngày một rõ rệt. Ước tính hiện nay nước ta có khoảng 300.000 đến 500.000 người chuyển giới, tuy nhiên các rào cản về mặt xã hội, văn hóa và pháp lý đang đặt họ trở thành nhóm bị tổn thương.  
nguoi chuyen gioi mong som ban hanh luat chuyen doi gioi tinh Chung tay xóa bỏ bạo lực học đường với LGBTQ

Đó là những thông tin được đưa ra tại Hội thảo về Luật chuyển đổi giới tính vì người chuyển giới do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phát triển Cộng đồng (SCDI), tổ chức ngày 26/9 tại Hà Nội.

Theo nghiên cứu của SCDI tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy 45% người chuyển giới là nữ sinh bị từ chối việc làm do phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới. Điều này phần nào giải thích cho thực tế chỉ có 4% những người tham gia khảo sát có việc làm ở khu vực chính (có hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ, lợi ích của người lao động), và có tới 13% kiếm sống bằng nghề mại dâm.

Tình trạng bị lạm dụng tình dục và bạo lực trong cộng đồng chuyển giới cũng ở mức báo động. 23% cho biết đã buộc phải quan hệ tình dục, và 16% đề cập rằng đã bị bạo lực tình dục. Ngoài ra 83% người được hỏi chia sẻ là bị chế giễu bởi vì họ là người chuyển giới. Tuy nhiên những con số kể trên chưa thể phản ánh đầy đủ về bức tranh cộng đồng chuyển giới ở Việt Nam do chưa đề cập đến cộng đồng người chuyển giới nam, những người chuyển giới chưa lộ diện và chưa đến độ tuổi thành niên.

nguoi chuyen gioi mong som ban hanh luat chuyen doi gioi tinh

Chia sẻ tại hội thảo, những người chuyển giới cho biết, họ vẫn đang gặp các rào cản về mặt xã hội, văn hóa và pháp lý.

Các rào cản về mặt xã hội, văn hóa và pháp lý đang đặt người chuyển giới trở thành nhóm dễ bị tổn thương. Họ bị bắt nạt, kỳ thị và phân biệt đối xử ở chính gia đình và cộng đồng. Cơ hội tiếp cận việc làm và y tế của họ cũng bị giới hạn. Trong khi các dịch vụ y tế, pháp lý và xã hội cho người dân nói chung đang ngày càng cải thiện, nhưng dịch vụ cho người chuyển giới hầu như không có.

Chị Vũ Hoàng Mai Châu (trưởng ban điều hành mạng lưới Người chuyển giới Việt Nam) chia sẻ, hiện nay nhiều người chuyển giới phải tự điều trị nội tố hormone ở chợ đen. Một số rất ít người chuyển giới có điều kiện kinh tế mới có thể ra nước ngoài, hoặc tìm đến các cơ sở không hợp pháp để thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Nhiều người đã tử vong hoặc gặp các vấn đề sức khỏe do phải tự điều trị nội tố hay tự tiêm silicone.

Lý giải về những khó khăn mà người chuyển giới đang gặp phải, Ths. Đinh Thị Thu Thủy, Chuyên viên Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, pháp luật Việt Nam chỉ công nhận 2 giới tính là nam và nữ, không công nhận giới tính thứ 3. Luật Hôn nhân và gia đình không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Luật hộ tịch, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật Thi hành Tạm giữ, tạm giam, Luật thi hành án hình sự,…chưa có quy định đối với người chuyển đổi giới tính.

Hiện nay cả nước có 3 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đượ̣c Bộ Y tế cho phép thực hiện xác định lại giới tính, bao gồm: Bệnh viện (BV) Nhi Trung Ương, BV Hữu Nghị Việt Đức và BV Nhi đồng 2 TP.Hồ Chí Minh. Về kỹ thuật, nhiều cơ sở khám chữa bệnh trong nước đủ điều kiện thực hiện. Đồng thời, nhằm tạo điều kiện cho người chuyển giới, dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đã được xây dựng dựa trên nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp 2013. Đây là tin vui cho những người chuyển giới.

nguoi chuyen gioi mong som ban hanh luat chuyen doi gioi tinh

Ths. Đinh Thị Thu Thủy, Chuyên viên Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) chia sẻ về dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính tại hội thảo ( Ảnh do SCDI cung cấp)

Tuy nhiên, dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính mặc dù có nhiều điểm tiến bộ nhưng vẫn còn hạn chế. Một số điểm quan trọng trong dự thảo chưa nhận được sự đồng thuận của cộng đồng người chuyển giới. Nhiều vấn đề trắc trở mà người chuyển giới đang gặp sẽ vẫn chưa được tháo gỡ, khi luật ra đời chưa bổ sung những xu hướng tiến bộ.

Theo quy định của dự thảo: “Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là một hoặc toàn bộ quá trình từ điều trị nội tiết tố sinh dục đến phẫu thuật ngực, phẫu thuật bộ phận sinh dục để thay đổi giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện”. Như vậy theo điểm này, các cá nhân muốn được thừa nhận là người chuyển đổi giới tính bắt buộc phải điều trị nội tiết tố sinh dục và phẫu thuật ngực hoặc bộ phận sinh dục.

Trong khi đó, cộng đồng người chuyển giới không phải ai cũng có nhu cầu chuyển đổi giới tính thông qua việc can thiệp y học vì các lý do khác nhau, như chí phí rất cao, tỷ lệ thành công ở mức thấp hơn từ nam sang nữ. Mặt khác, phẫu thuật chuyển giới hoàn toàn đồng nghĩa với việc phải hy sinh đi nhiều năm tháng tuổi thọ nên nhiều người không muốn làm vì rủi ro quá lớn.

Theo lộ trình xây dựng và ban hành của Luật Chuyển đổi giới tính, dự thảo dự kiến được trình Quốc Hội thông qua vào kỳ họp tháng 5/2018, song có nhiều lý do đến nay Luật chuyển đổi giới tính vẫn chưa được trình Quốc hội. Điều đó đồng nghĩa với việc, hiện nay hàng trăm nghìn người chuyển giới vẫn tiếp tục phải chờ đợi và trì hoãn được hưởng các quyền công dân căn bản. Do đó, chỉ khi có hành lang pháp lý, những người chuyển đổi giới tính mới có cơ hội sống bình đẳng, có quyền kết hôn và có quyền được hưởng hạnh phúc trong một xã hội mà họ được công nhận.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.
Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội; khẩn trương hoàn thành rà soát lại một số nội dung về nguồn vốn Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để đủ điều kiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.

Tin khác

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

(LĐTĐ) Theo quy định, điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định, nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương thức thực hiện, lực lượng, trang phục, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát…
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

(LĐTĐ) Điều 46 Luật Căn cước quy định, thẻ Căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước.
Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hồng Phúc (Khu Công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) hỏi: Người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như thế nào khi chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động? Nếu bị phạt, mức phạt sẽ là bao nhiêu?
Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là căn cứ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lên đất thổ cư.
Tội làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị xử lí thế nào?

Tội làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị xử lí thế nào?

(LĐTĐ) Tội làm giả hồ sơ để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lí nghiêm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe cho mỗi lần vi phạm

Sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe cho mỗi lần vi phạm

(LĐTĐ) Dự kiến, người lái xe vi phạm phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe và trong thời hạn 12 tháng, khi chưa bị trừ hết điểm thì được phục hồi đủ 12 điểm...
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia lễ hội

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia lễ hội

(LĐTĐ) Các vi phạm về tổ chức lễ hội được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP. Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định; nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội...
Sử dụng xe công đi lễ hội trái quy định bị phạt đến 20 triệu đồng

Sử dụng xe công đi lễ hội trái quy định bị phạt đến 20 triệu đồng

(LĐTĐ) Đầu năm mới, nhiều người tranh thủ đi lễ hội, vừa du xuân, vừa cầu mong một năm mới bình an. Nhưng nếu sử dụng xe công để đi lễ hội không theo phân công của cơ quan có thẩm quyền thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt.
Chơi bài ăn tiền là vi phạm pháp luật

Chơi bài ăn tiền là vi phạm pháp luật

(LĐTĐ) Trong dịp Tết, người dân chỉ nên chơi tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, cờ thế… mang tính chất giải trí, không kèm theo được, mất lợi ích vật chất, để tránh vi phạm pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động