Nghiên cứu ban hành chính sách mới, đặc thù để người dân được chăm lo ở mức cao hơn

(LĐTĐ) Chiều 19/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025” chủ trì hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ của Chương trình.
Tăng cường kiểm tra, giám sát để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án Tiếp tục cải tiến, đổi mới hoạt động của HĐND các cấp thành phố Hà Nội

Dự hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; thành viên Ban chỉ đạo và đại diện lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã.

Có 14/27 chỉ tiêu hoàn thành sớm trước 2 năm theo kế hoạch

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, sau hơn hai năm triển khai thực hiện, 14/27 chỉ tiêu của Chương trình đã hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch của cả nhiệm kỳ. Dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát vào cuối quý I năm 2022, tạo tiền đề quan trọng đề phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được tăng cường.

Thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động tặng quà, chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; thăm hỏi, động viên lực lượng tuyến đầu tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; kết quả tặng quà Tết cao hơn so với năm trước và mở rộng đối tượng được tặng quà.

Nghiên cứu ban hành chính sách mới, đặc thù để người dân được chăm lo ở mức cao hơn
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở y tế, giáo dục đào tạo, trợ giúp xã hội phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Trong đó, HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 về đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo, với tổng mức đầu tư trên 49.000 tỷ đồng. Nhiều dự án đã khởi công, đang hoàn thiện để đưa vào sử dụng.

Đặc biệt, chương trình tín dụng chính sách được đẩy mạnh, góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định, hỗ trợ các đối tượng vượt qua khó khăn của dịch bệnh Covid-19, khôi phục sản xuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, thành phố cũng quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Bên cạnh những kết quả tích cực trên, Ban Chỉ đạo cũng cho rằng, dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh sẽ quay trở lại và một số dịch bệnh khác có thể xuất hiện. Còn tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh. Tiến độ đề xuất chủ trương đầu tư cơ sở y tế của các huyện còn chậm. Việc triển khai lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân, khám chữa bệnh từ xa, bệnh án điện tử còn hạn chế do chưa có phần mềm dùng chung toàn thành phố.

Tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều đơn vị sử dụng lao động còn nhiều khó khăn, nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ, hoạt động cầm chừng, người lao động tạm thời ngừng việc hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động ảnh hưởng đến công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Còn tình trạng doanh nghiệp tham gia BHXH chưa đầy đủ cho người lao động, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Đồng thời, vẫn còn khó khăn trong công tác giải quyết chế độ, quyền lợi đối với người lao động khi doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, bỏ trốn, mất tích nhưng còn nợ BHXH, BHYT. Công tác phối hợp của một số cơ quan, đơn vị về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030 có việc còn hạn chế…

Nghiên cứu ban hành chính sách mới, đặc thù để người dân được chăm lo ở mức cao hơn
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương điều hành Hội nghị

Tham luận tại hội nghị, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, các sở, ngành, địa phương đã trao đổi, bổ sung thêm các kết quả thực hiện chương trình như: Công tác vận động nguồn lực thực hiện công tác an sinh xã hội; công tác chăm sóc, quản lý sức khỏe nhân dân; triển khai thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; chương trình tín dụng chính sách xã hội; giải pháp thực hiện công tác an sinh xã hội đặc thù; công tác giảm nghèo bền vững, chăm sóc, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội…

Đẩy mạnh xã hội hóa trong việc thực hiện các chính sách xã hội

Phát biểu tại hội nghị, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thành phố ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của chương trình, cho thấy sự quyết tâm, vào cuộc của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị Thành phố. Vì thế, Chương trình đưa ra 27 chỉ tiêu, đến nay đã có 14 chỉ tiêu hoàn thành sớm trước 2 năm theo kế hoạch cả nhiệm kỳ, trong đó có nhiều chỉ tiêu rất quan trọng như: Tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm, tỷ lệ thất nghiệp…

Nghiên cứu ban hành chính sách mới, đặc thù để người dân được chăm lo ở mức cao hơn
Đại biểu tham luận tại Hội nghị

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn cũng thẳng thắn cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn 3 chỉ tiêu đạt thấp gồm: Số giường bệnh/1 vạn dân, số bác sỹ/1 vạn dân, tỷ lệ người dân được quản lý sức khoẻ; một số văn bản, nhiệm vụ của chương trình thực hiện còn chậm so với kế hoạch; tiến độ một số dự án, công trình lĩnh vực y tế theo nghị quyết của HĐND Thành phố và các dự án xã hội hoá triển khai còn chậm…

Quyết tâm phấn đấu hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung và các chỉ tiêu của chương trình để các cấp, các ngành và mọi người dân hiểu, đồng tình hưởng ứng.

Qua đó có thêm nhiều giải pháp, cách làm hay, sáng tạo trong việc phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân. Trong quá trình triển khai, phải nhận thức đầy đủ và thực hiện đúng nguyên tắc “dân là gốc” thì khó khăn nào cũng sẽ vượt qua.

Nghiên cứu ban hành chính sách mới, đặc thù để người dân được chăm lo ở mức cao hơn
Quang cảnh Hội nghị

Rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đến hết nhiệm kỳ, nhất là các chỉ tiêu còn chậm, gặp nhiều khó khăn để tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ. Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách mới, chính sách đặc thù để người dân của Hà Nội được quan tâm, chăm lo với yêu cầu ở mức cao hơn, đối tượng mở rộng hơn so với Trung ương, nhất là đối với người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh khó khăn…Các chính sách đảm bảo tính đa dạng, toàn diện, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, góp phần bao phủ toàn diện lưới an sinh của Thủ đô...

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn cũng yêu cầu tiếp tục phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giám sát, phản biện xã hội và huy động các nguồn lực phục vụ công tác an sinh xã hội. Tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19 đang có chiều hướng diễn biến phức tạp; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

T.Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện

Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện

(LĐTĐ) Hiểu rõ tầm quan trọng của giai cấp công nhân trong xây dựng và phát triển Thủ đô, đất nước, thời gian qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã triển khai hiệu quả công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Đặc biệt, LĐLĐ thị xã cũng chú trọng tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn, từ đó đưa các phong trào và hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn đi vào chiều sâu.
Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên

Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên

(LĐTĐ) Năm 2024, bám sát sự lãnh đạo của Huyện ủy Phúc Thọ và sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, các cấp Công đoàn huyện Phúc Thọ đã không ngừng nâng cao chất lượng phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn trên địa bàn huyện.
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí

Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí

(LĐTĐ) Để nâng chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bên cạnh đào tạo ngoại ngữ cần đào tạo vị thế của người lao động, cố gắng để người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc sẽ nhẹ nhàng khi có kiến thức, có vị thế, sẽ làm việc trong môi trường tốt nhất, thu nhập ổn nhất.
Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc

Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc

(LĐTĐ) Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang từng bước ổn định và phát triển lành mạnh. Kỳ vọng 2025 thị trường sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực.
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.
Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực

Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực

(LĐTĐ) Với tầm nhìn đến 2050 Thủ đô Hà Nội trở thành “Nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến”, Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Thủ đô) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mang đến những tư duy hành động mới với quan điểm cốt lõi “con người là trung tâm của sự phát triển”. Từ tâm thế này, đô thị Hà Nội với mô hình chùm đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô cũng đã được định hình theo các nhiệm vụ, chức năng đặc thù nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế riêng.
Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”

Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”

(LĐTĐ) Mới đây, huyện Thanh Trì đã tổ chức gắn biển công trình “Tuyến đường hoa nhân dân” tại thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp. “Tuyến đường hoa nhân dân” là một trong những mô hình mới làm đẹp đô thị tại huyện Thanh Trì.

Tin khác

Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND Thành phố chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo.
Thành ủy Hà Nội họp về tổ chức bộ máy, biên chế

Thành ủy Hà Nội họp về tổ chức bộ máy, biên chế

(LĐTĐ) Ngày 24/12, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế lần thứ 14, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế Thành phố (Ban Chỉ đạo) chủ trì hội nghị.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu vận động người dân cùng vào cuộc trong công tác giám sát, đóng góp ý kiến vào việc phòng chống lãng phí. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động, làm tốt công tác tư tưởng tạo sự nhận thức chung trong thực hiện sắp xếp tinh gọn lại bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và sắp xếp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Chiều 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì họp Ban Thường vụ Thành ủy nghe báo cáo và chỉ đạo xử lý vụ phóng hỏa xảy ra tại quán cà phê số 258 đường Phạm Văn Đồng.
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng

Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký Công văn số 4277/UBND-NC ngày 19/12/2024 về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Đề án Thí điểm triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ hành chính công dễ dàng, nhanh chóng.
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

(LĐTĐ) Sáng nay (17/12), Ủy ban nhân dân (UBND) và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ phát động phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn địa bàn Thủ đô.
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Chiều 16/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học và công nghệ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

(LĐTĐ) Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có thể bị phạt cao nhất đến 40 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động