Nghị định về quản lý thị trường vàng hiện hành cần phải sửa đổi sớm để ổn định thị trường

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường đánh giá, giá vàng tăng quá bất thường, giá vàng thế giới tăng thì trong nước tăng, nhưng giá vàng trong nước càng ngày càng chênh lệch lớn...
Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"? Phải kéo giảm giá vàng

Đưa giá vàng trong nước ngang với liên thông thế giới

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023.

Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) đồng tình với báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như những vấn đề còn hạn chế.

Đề cập đến câu chuyện giá vàng tăng quá bất thường, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng đây là yếu tố cần lưu tâm. Đại biểu đánh giá, giá vàng tăng quá bất thường, giá vàng thế giới tăng thì trong nước tăng, nhưng giá vàng trong nước càng ngày càng chênh lệch lớn, tách biệt quá xa so với thị trường thế giới.

Nghị định về quản lý thị trường vàng hiện hành cần phải sửa đổi sớm để ổn định thị trường
Đại biểu Hoàng Văn Cường thảo luận tại tổ.

Khi giá vàng tăng cao, sẽ tác động đến rất nhiều yếu tố, ảnh hưởng đến tâm lý của người dân. Người dân sẽ không đầu tư lĩnh vực khác, không gửi tiền vào ngân hàng nữa, chuyển sang xếp hàng mua vàng, rõ ràng đây là vấn đề. Do vậy Nhà nước cần thiết phải kịp thời xử lý, điều hành.

Vấn đề là phải đưa giá vàng trong nước ngang với liên thông thế giới, về mặt dài hạn, phải sửa đổi Nghị định 24/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng, vì chính Nghị định này đang sinh ra tác động ngược.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, các giải pháp trước mắt cũng cần phải rất linh hoạt. Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng nêu nghịch lý khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức đấu thầu, thì ngay sau đó giá vàng lại tăng vọt. Từ kết quả này, đại biểu cho rằng, việc đấu thầu còn là tác nhân đẩy giá vàng lên cao hơn, giải pháp đấu thầu đã không đạt mục tiêu hạ nhiệt giá vàng trong nước.

Vì giá sàn đã cao hơn giá thị trường, nên khi người trúng thầu bán ra phải bán cao hơn nữa nên giá vàng trong nước lại tăng lên. Mục tiêu lúc này không phải là giảm giá.

Nếu mục tiêu để giảm giá vàng trong nước với giá vàng thế giới thì giá tham chiếu đấu giá bằng giá vàng thế giới cộng thuế, phí cộng nhu cầu và phải đấu thầu ngược, tức là anh nào mua vàng xong phải bán sát nhất với giá tham chiếu khi đề xuất đấu thầu...

Cùng đề cập vấn đề giá vàng, đại biểu Phạm Đức Ấn cho rằng, Nghị định 24/NĐ-CP đã hết giá trị lịch sử cần được sửa đổi. Theo đại biểu, giá vàng rất quan trọng bởi khi giá vàng biến động sẽ ảnh hưởng nhiều đến bài toán về tỷ giá.

Nếu đầu tư chạy theo vàng quốc tế có khi mất nhiều hơn được, và có thể nguy cơ “vàng hóa” nền kinh tế như trước đây. Do đó, đại biểu Phạm Đức Ấn đề nghị cần có đánh giá nhiều khía cạnh, có chính sách quản lý chặt chẽ thị trường vàng để giảm thiểu ảnh hưởng đến tỷ giá.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) cũng cho rằng, việc quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng biến động mạnh, chênh lệch lớn giữa giá trong nước và thế giới, dẫn đến buôn lậu vàng diễn biến phức tạp, làm chảy máu ngoại tệ, có khả năng tác động tiêu cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô.

Nghị định về quản lý thị trường vàng hiện hành cần phải sửa đổi sớm để ổn định thị trường
Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu thảo luận.

Vì vậy, cần có giải pháp dài hạn để quản lý ổn định thị trường vàng. Nên chăng, theo đại biểu, đã đến lúc bỏ độc quyền vàng miếng và nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước, sửa đổi Nghị định của Chính phủ để cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu và in vàng miếng dưới sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước...

Xem lại chính sách về điều hành lãi suất

Tại phiên thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đề cập đến lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng. Đại biểu phân tích, lãi suất rất thấp khiến người dân không mặn mà gửi tiết kiệm, mà dùng tiền đấy đầu tư, có thể đầu tư vàng, bất động sản… Do đó, cần phải xem lại chính sách về điều hành lãi suất của ngân hàng, cần phải có sự linh hoạt.

“Chúng ta đều biết rằng, ngân hàng cần phải giảm lãi suất cho vay, nhưng có phải giảm đến mức mà lãi suất huy động quá thấp như thế để chúng ta không huy động được vốn vào nền kinh tế hay không? Tôi cho rằng như vậy cũng không phải là tốt”, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu quan điểm.

Cũng theo đại biểu Hoàng Văn Cường, lãi suất cho vay phải xác định ở một mức hợp lý và lãi suất huy động cũng phải trên mức dự báo về lạm phát. Lãi suất huy động phải từ 5-6% mới có thể duy trì được, mà lãi suất huy động 5-6% thì lãi suất cho vay phải đến khoảng 8%.

Mức lãi suất này không phải là vấn đề khó với doanh nghiệp, vấn đề là doanh nghiệp có tiếp cận được không, có khả năng hấp thụ được không chứ không phải vấn đề là phải hạ lãi suất của doanh nghiệp; và cũng đừng có đẩy lãi suất lên cao trên 10% như trước đây.

“Nếu chúng ta duy trì được lãi suất cho vay ổn định khoảng 7-8%, các doanh nghiệp có khả năng hấp thụ sẽ sẵn sàng chấp nhận, sẽ đảm bảo cân bằng được điều hành lãi suất và lạm phát”, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu ý kiến.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Xúc động, nghẹn ngào giờ phút cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xúc động, nghẹn ngào giờ phút cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội và cả nước vừa trải qua những giờ phút cuối cùng tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ. Trong giờ phút cuối cùng ấy, nhân dân tập trung đứng dọc trên các tuyến đường mà đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư đi qua, kính cẩn nghiêng mình, chào vĩnh biệt Người với biết bao nghẹn ngào, xúc động.
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình trân trọng cảm ơn tình cảm đặc biệt của đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đất nước, con người Việt Nam văn hiến và anh hùng.
Xúc động Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê hương Lại Đà

Xúc động Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê hương Lại Đà

(LĐTĐ) Chiều ngày 26/7, hàng vạn người dân đã đến thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh để viếng và tham dự Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thu nhận ADN cho 30 thân nhân liệt sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thu nhận ADN cho 30 thân nhân liệt sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Hoạt động trên nhằm hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), qua đó hỗ trợ cho thân nhân của liệt sĩ tìm được danh tính của con em và người thân mình.
Thành phố Nha Trang: Người dân lên chùa tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành phố Nha Trang: Người dân lên chùa tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nhiều người dân tại thành phố Nha Trang đến chùa để tham dự Lễ tưởng niệm, tỏ lòng thành kính với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.
Ngành dịch vụ tại TP.HCM vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững

Ngành dịch vụ tại TP.HCM vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững

(LĐTĐ) Ngày 25/7 Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến lần 1 về “Phát triển ngành dịch vụ tại TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Nghệ An: Công nhân, viên chức, lao động tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghệ An: Công nhân, viên chức, lao động tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sáng 25/7, tại Nghệ An, đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân ở các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, khối xóm xúc động khi xem trực tiếp Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia.
Bạn học Khoa Ngữ Văn xót thương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bạn học Khoa Ngữ Văn xót thương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong dòng người đến Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội) sáng 25/7, có những mái tóc bạc trắng đến đưa tiễn người bạn học - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tình cảm tiếc thương vô hạn. Họ là đồng môn lớp Văn khóa 8, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, niên khóa 1963 - 1967, nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học.
Nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau 18h hôm nay

Nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau 18h hôm nay

(LĐTĐ) Theo Ban Tổ chức Lễ tang, sau 18h hôm nay (25/7), sẽ tạo điều kiện sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động