Nghe tiếng lòng người Hà Nội từ "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình"
Trong không khí trang nghiêm và hào hùng của buổi sáng 6/10, khu vực hồ Hoàn Kiếm - trái tim của Thủ đô nghìn năm văn hiến đã rộn ràng chào đón "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình".
Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa thông thường, mà còn là dấu mốc đặc biệt đánh dấu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" từ UNESCO (16/7/1999 - 16/7/2024).
Bà Tường Vân (80 tuổi) một người dân sống lâu năm ở khu phố Hàng Bông, phường Hoàn Kiếm. |
Ngay từ sáng sớm, dòng người đã đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm, nơi không khí Ngày hội đã tràn ngập từ nhiều ngày qua. Những mô hình cửa ô, phố cổ, cầu Long Biên, Nhà hát Lớn lịch sử cùng những lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, và những biểu tượng văn hóa đặc trưng của Hà Nội được tái hiện sống động, tất cả đã tạo nên một không gian tuyệt đẹp về một Thủ đô vừa cổ kính, vừa hiện đại.
Đúng 7 giờ sáng, nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ đã diễn ra trong không khí trang nghiêm. Khói hương nghi ngút, tiếng chuông ngân vang, tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô.
Trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy, dường như cả không gian lắng đọng, mỗi người dân Hà Nội đều cảm nhận được sự kết nối mạnh mẽ với lịch sử hào hùng của dân tộc.
Ngay từ sáng sớm, dòng người đã đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm, nơi không khí Ngày hội đã tràn ngập từ nhiều ngày qua. |
Bà Tường Vân (80 tuổi) một người dân sống lâu năm ở khu phố Hàng Bông, phường Hoàn Kiếm, chia sẻ với niềm xúc động: "Tôi đã chứng kiến nhiều thay đổi của Hà Nội qua các thời kỳ, nhưng chưa bao giờ thấy Thủ đô rực rỡ và tự hào như hôm nay. Là một người dân Hà Nội, tôi cảm thấy rất vui mừng, nhất là khi tôi được tham gia với tư cách khối tổ dân phố để được đứng đây đắm mình trong không khí Ngày hội. Tôi như được sống lại những ngày tháng 10 năm 1954 khi đó tôi 10 tuổi, cũng háo hức đi đón đoàn quân tiến về Hà Nội”.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Kim Nhung (áo dài xanh) và đội trống đến từ huyện Thanh Trì. |
Trong khi đó, nghệ nhân Nguyễn Thị Kim Nhung, tham gia quản lý đội trống đến từ huyện Thanh Trì bày tỏ: “Tôi rất vinh dự và tự hào khi được tham gia vào sự kiện này. Đội trống chúng tôi có 120 người, đã tập luyện hơn một tháng để chuẩn bị cho màn trình diễn trống hội. Riêng những ngày gần đây, cả đội đã lên hồ Hoàn Kiếm tập luyện từ sáng đến đêm.
Ai cũng mong được đóng góp công sức để làm lên thành công của Ngày hội. Mỗi lần những nhịp trống vang lên, tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc, tôi càng thêm yêu Thủ đô, đất nước và tự hào về di sản văn hóa mà các thế hệ người Hà Nội đang gìn giữ, phát huy”.
Tiếp nối không khí trang trọng, lễ chào cờ đặc biệt đã diễn ra, tái hiện lại buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954. Khoảng 10.000 đại biểu, đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô, đã cùng nhau hát vang bài Quốc ca trong niềm xúc động và tự hào khôn xiết.
Tiếng hát vang vọng, hòa quyện cùng tiếng gió và những tia nắng đầu ngày, tạo nên một khoảnh khắc đẹp đến nghẹn ngào, thể hiện tinh thần đoàn kết và khát vọng hòa bình của người dân Hà Nội nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung.
Các màn trình diễn nghệ thuật giới thiệu về hành trình phát triển của Hà Nội. |
Điểm nhấn đặc biệt của chương trình là màn tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954. Gần 1.000 chiến sĩ cùng 200 nghệ sĩ, diễn viên múa đã cùng nhau dựng lên một bức tranh lịch sử hoành tráng và đầy cảm xúc. Từng bước chân, từng điệu múa, từng giai điệu âm nhạc đều mang đến cho người xem cảm giác như đang được sống lại những ngày tháng hào hùng ấy.
Diễn viên múa Nguyễn Hồng Anh (sinh viên Học viện Múa Việt Nam). |
Là một diễn viên múa tham gia Ngày hội, Nguyễn Hồng Anh (sinh viên Học viện Múa Việt Nam) bày tỏ: “Tôi cùng đội múa đã tập luyện hàng tháng trời cho sự kiện này. Bản thân là một người trẻ, được tham gia vào một chương trình mang một ý nghĩa lớn như vậy, tôi cảm thấy rất vinh dự và luôn cố gắng sắp xếp công việc tối ưu nhất để tham gia. Tôi cùng các diễn viên múa khác với các màn diễu hành và trình diễn nghệ thuật luôn cố gắng truyền tải hết nền văn hóa phong phú và đa dạng của Hà Nội.
Qua quá trình chuẩn bị và tham gia, tôi đã học hỏi được rất nhiều về lịch sử và văn hóa của Thủ đô. Đây thực sự là một cơ hội tuyệt vời để thế hệ trẻ chúng tôi kết nối với quá khứ và hiểu rõ hơn về giá trị của hòa bình”.
“Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” có sự tham gia của khối công nhân, viên chức, người lao động Thủ đô. |
“Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” với sự tham gia của hơn 8.000 người, bao gồm 5.000 người dân và đại diện các lực lượng từ 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội.
Anh Đỗ Nguyễn Gia Huy, là người tham gia đoàn đại biểu khối công nhân, viên chức, người lao động Thủ đô. |
Là người tham gia đoàn đại biểu khối công nhân, viên chức, người lao động Thủ đô, anh Đỗ Nguyễn Gia Huy cho biết: “Hôm nay, khi được hòa mình vào dòng người tham gia “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”, tôi cảm thấy vô cùng tự hào và xúc động. Khi cùng các anh chị em trong khối công nhân, viên chức, lao động Thủ đô diễu hành quanh hồ Hoàn Kiếm, tôi cảm nhận được sức mạnh đoàn kết và tinh thần lạc quan của người lao động Hà Nội.
Chúng tôi không chỉ đại diện cho lực lượng lao động, mà còn là những người gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử của Thủ đô. Được chứng kiến màn tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc, đặc biệt là khoảnh khắc giải phóng Thủ đô, tôi càng thêm trân trọng sự hy sinh của các thế hệ đi trước. Điều này thôi thúc tôi phải nỗ lực hơn nữa để góp phần xây dựng một Hà Nội ngày càng phát triển, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Đoàn viên, người lao động Thủ đô vinh dự, tự hào khi được tham gia “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”. |
Không khí Ngày hội tràn ngập, tiếng nhạc vang lên từ mọi nơi, và những nụ cười rạng rỡ trên gương mặt mỗi người tham gia đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về một Hà Nội đoàn kết, thân thiện và yêu chuộng hòa bình.
Kết thúc Ngày hội, mỗi người sẽ mang theo trong mình không chỉ là niềm tự hào về truyền thống lịch sử, mà còn là quyết tâm cống hiến nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Thủ đô. Tin rằng, chính họ sẽ là những sứ giả văn hóa, góp phần lan tỏa tinh thần yêu hòa bình và giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tin khác
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56