Nghệ nhân gìn giữ nghề điêu khắc truyền thống
Tinh hoa làng nghề điêu khắc Dư Dụ Tinh hoa làng nghề điêu khắc gỗ |
Tìm hướng đi mới cho làng nghề
Làng nghề điêu khắc Nhân Hiền cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km. Cũng giống những làng nghề truyền thống khác, đến thôn Nhân Hiền, từ xa, người ta cũng cảm nhận được không khí lao động nhộn nhịp bằng mọi giác quan. Người ta nghe được tiếng lách cách của những nhát đục, nhát gõ, ngửi được mùi gỗ mới, sờ được những khối gỗ từ sần sùi, thô ráp đến trơn bóng, nhẵn nhụi… Đặc biệt, bất cứ ai đến với nơi đây đều bị ấn tượng và yêu mến miền quê này bởi những sản phẩm thủ công độc đáo được làm từ cái tâm, cái tài của người thợ.
Nghệ nhân Nguyễn Minh Phú luôn mong muốn gìn giữ và phát triển nghề điêu khắc Nhân Hiền. Ảnh: K.Tiến |
Nghệ nhân Nguyễn Minh Phú cho biết, không biết tự bao giờ, thôn Nhân Hiền vốn kế thừa tinh hoa nghề điêu khắc truyền thống của cha ông lại trở thành làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ nổi tiếng phía Bắc. Theo các cao nhân ở Nhân Hiền thì xưa mảnh đất này có nhiều thợ mộc tài hoa trong việc dựng nhà, cung điện, đình chùa… và từng được triều Lý (1010-1225) mời về kinh đô tham gia xây dựng kinh thành Thăng Long. Nối tiếp truyền thống ông cha, ngày nay những sản phẩm điêu khắc của làng nghề Nhân Hiền không chỉ nổi tiếng trong vùng mà còn xuất khẩu sang Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ…
Sinh ra và lớn lên ở thôn Nhân Hiền, ngay từ nhỏ, nghệ nhân Nguyễn Minh Phú đã theo cha và ông nội đi khắp các tỉnh miền Bắc làm điêu khắc, tạc tượng tại các ngôi chùa. Cứ thế trau dồi, học hỏi, ông được truyền lại cho nhiều kỹ thuật quý báu để cho ra đời được một tác phẩm đẹp. Để có thể lưu giữ nghề cha ông để lại, đồng thời nâng cao hơn nữa các sản phẩm làm ra, học hết cấp 3, nghệ nhân Nguyễn Minh Phú lên Hà Nội theo học lớp năng khiếu Mỹ thuật tại Trường Đại học Mỹ thuật. Sau khi học xong, ông quay về làng ứng dụng những gì mình đã học được, thể hiện chúng qua từng sản phẩm ông tạo ra.
Đầu năm 1990, nghệ nhân Nguyễn Minh Phú đã có cơ duyên đến với điêu khắc đá. Ông chia sẻ: “Khi điêu khắc gỗ trong thời kỳ khó cạnh tranh, thì Xí nghiệp Đá quý Thanh Xuân mang đá mềm Pyrophilits từ Quảng Ninh về để ông chế tác thử. Ngay từ những đường nét đầu tiên, ông đã nhận ra đây chính là hướng đi mới cho điêu khắc của làng. Từ sự thành công đầu tiên của sản phẩm đã tiếp thêm cho ông động lực để đưa đá vào làm nguyên liệu mới của điêu khắc”.
Đến nay, các sản phẩm của ông trở nên đa dạng, phong phú với nhiều mẫu mã, kiểu dáng. Từ những sản phẩm lớn như: Tượng phật, tượng linh phú, tượng người… đến những đồ vật nhỏ như: Bình, đèn, hộp trang sức… Những sản phẩm điêu khắc từ đá chủ yếu là các sản phẩm nhỏ, hàng kỹ nghệ. Chính vì vậy, để cho ra đời một sản phẩm thường mất rất nhiều thời gian và các công đoạn cần phải làm hết sức tỉ mỉ và công phu, khéo léo chạm, khắc từng chi tiết nhỏ. Các sản phẩm của ông đã đạt đến độ tinh xảo, không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang một số nước như: Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước Châu Âu…
Đưa điêu khắc Nhân Hiền vươn xa
Chia sẻ về việc chuyển từ điêu khắc gỗ sang điêu khắc đá, nghệ nhân Nguyễn Minh Phú bày tỏ, việc khắc trên đá và trên gỗ khác nhau hoàn toàn. Hơn nữa, khi khắc trên đá thì cũng có nhiều chất liệu khác nhau, mỗi một vật liệu thì người thợ chế tác phải có những cách biến chuyển khác nhau. Chính vì vậy, những năm qua, kỹ thuật của thợ điêu khắc Nhân Hiền đã đạt đến độ tinh xảo. Những sản phẩm điêu khắc từ đá chủ yếu là sản phẩm nhỏ, hàng kỹ nghệ nên mất nhiều thời gian và các công đoạn công phu hơn, khéo léo hơn trong từng chi tiết chạm, khắc. Nghề điêu khắc ở làng nghề truyền thống Nhân Hiền cũng đã giải quyết cho nhiều lao động và mang lại thu nhập khá.
Các sản phẩm của điêu khắc đá Nhân Hiền đa dạng, phong phú. (Ảnh: K.Tiến). |
Đặc biệt, nghệ nhân Nguyễn Minh Phú là một trong những nghệ nhân tài năng với đôi bàn tay “vàng”. Ông đã đạt được nhiều giải thưởng lớn của ngành Thủ công mỹ nghệ Việt Nam: Giải đặc biệt “Golden - V 2004 (giải thưởng sáng tạo kiểu dáng dành cho sản phẩm); giải đặc biệt “Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam 2010 - Cúp Thăng Long 1.000 năm”; nghệ nhân bàn tay Vàng của chương trình Nghệ thuật Đông Dương; giải Tinh hoa Festival Huế - 2004; giải khuyến khích “Golden V-2005”; giải tinh hoa Việt Nam 2005…
Đối với nghệ nhân Nguyễn Minh Phú, làm điêu khắc không phải chỉ đơn thuần là giữ nghề truyền thống của cha ông mà qua đó còn để gửi gắm tâm hồn mình vào từng sản phẩm. Tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc luôn là những tình cảm cao đẹp nhất. Nhờ điêu khắc, ông đã gửi gắm tình yêu đó qua từng sản phẩm, đặc biệt là tác phẩm “Đài Sen”. Đây là tác phẩm độc nhất vô nhị, được ông sáng tác nhân Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Tác phẩm có kích thước cao 3,7m; chiều ngang của đế chỗ lớn nhất là 2,7m. Kết cấu gồm 4 phần được chồng lên nhau và kết nối với nhau bởi mộng và ngõng, bao gồm: Bệ vuông, đài sen, cột khắc Chiếu dời đô, búp sen. Đế vuông gồm 2 tầng, xung quanh có 304 ô chữ nhật, mỗi ô chạm khắc một đôi rồng tinh xảo. Toàn bộ bệ vuông có 608 con rồng giống nhau về hình dáng, kích thước vô cùng uyển chuyển. Sản phẩm là sự kết hợp giữa nghệ thuật điêu khắc và cái “hồn” của người thợ, thể hiện niềm tự hào về quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
Hiện, những lớp nghệ nhân tâm huyết của làng điêu khắc Nhân Hiền vẫn đang ngày ngày miệt mài truyền lửa đến thế hệ trẻ để mang danh tiếng của làng nghề điêu khắc vang xa hơn… Do vậy, bên cạnh việc chế tác, nghệ nhân Nguyễn Minh Phú còn hướng dẫn nhiều thế hệ học trò có nhu cầu học nghề. Theo ông, để trở thành một người thợ điêu khắc giỏi, người thợ cần phải khéo léo, tỉ mỉ, kiên trì. Bên cạnh đó cần phải có sự sáng tạo để làm ra các sản phẩm của riêng mình, chứ không phải dập khuôn, máy móc theo những khuôn mẫu đã có sẵn trên thị trường. Và điều quan trọng nhất là người thợ đã theo nghề thì cần phải có một tình yêu đối với nghề - đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một người thợ.
Điều trăn trở đặt ra với các làng nghề truyền thống hiện nay là thiếu người kế cận. Nhưng theo nghệ nhân Nguyễn Minh Phú, tại làng nghề điêu khắc Nhân Hiền lại có những nét đặc biệt riêng. Thế hệ trẻ ở làng nghề học Khoa Điêu khắc, Đại học Mỹ thuật rất đông. Khi các bạn trẻ lĩnh hội được kiến thức trong trường Đại học, sẽ quay trở lại địa phương và tiếp tục làm nghề. Chính sự kết hợp giữa nghề truyền thống của cha ông với những kiến thức bài bản ở trường đại học đã thổi một luồng gió mới vào nhiều sản phẩm điêu khắc của địa phương khiến chúng có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hiện đại. |
Kim Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09