Một ngày ở làng nghề Sơn Đồng
Đặc sản Sen Chiểu nức tiếng gần xa | |
Những “mạch ngầm” giữ lửa làng nghề |
“Ăn với gỗ, “ngủ” với gỗ
Đặt chân đến xã Sơn Đồng, “xứ sở” làm nghề điêu khắc gỗ, không khó để chúng ta nhận ra tiếng máy cưa, tiếng đục, tiếng trạm khắc…lách cách vọng ra từ các hộ sản xuất trong làng. Theo người dân ở đây chia sẻ, không chỉ có tiếng đục, tiếng trạm, mà từ bao đời nay người dân xã Sơn Đồng đã quá quen với hình ảnh người người, nhà nhà “ăn, ở, ngủ” bên những thân gỗ xù xì, vô giác…tất cả chỉ bởi suy nghĩ “giữ nghề, bám nghề”.
Khó khăn là vậy, nhưng người làng nghề Sơn Đồng không có ước mong gì hơn là cuộc sống bớt vất vả, bớt khó khăn. Nhưng trăn trở cho hướng đi nào trỗi dậy, vươn mình thì đang là một bài toán vô cùng cấp thiết. Bởi thực tế cho thấy, bao năm qua, người dân làng nghề vẫn sống, vẫn làm việc, vẫn tạo ra các giá trị có tuyệt kỹ, mà dường như đi đến đâu, ở đâu, người ta cũng thấy nó sờ sờ trước mắt. Đi khắp các ngõ, xóm, đâu đâu chúng tôi cũng nghe được âm thanh kín đặc và giòn tan của những tiếng lách cách đục, đẽo và chạm khắc gỗ. Đó là những đồ mĩ nghệ tinh xảo, tuyệt đẹp, nó được tạo nên bởi những bàn tay tài hoa, hiếm có.
Các sản phẩm làng nghề Sơn Đồng có độ tỉnh xảo, kỹ thuật cao |
Tâm sự về nghề, về việc giữ nghề truyền thống từ cha ông để lại, anh Nguyễn Bình Vượng (thôn Vương Thái, Sơn Đồng) tự hào cho biết, cũng như mọi người trong làng, tôi đã bén duyên với nghề từ nhiều năm nay. Ở đây, sản phẩm chúng tôi làm ra rất đa dạng từ hoành phi, câu đối, tủ thờ cho đến tất cả những sản phẩm liên quan đến đồ thờ, đến đời sống tâm linh của người dân. “Mặc dù cuộc sống của người làng nghề không quá dư giả, nhưng ở đây chúng tôi làm nghề một phần cũng là vì mong muốn giữ nghề. Cũng may, một vài năm trở lại đây làng nghề truyền thống cũng được quan tâm hơn, sản phẩm làng nghề có mặt ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, qua đó đời sống của chúng tôi cũng được cải thiện”, anh Vượng nói.
Cũng với mong muốn giữ nghề, nâng cao tay nghề nhằm thích ứng với thời đại công nghệ 4.0, chúng tôi được nghệ nhân Nguyễn Trí Dần, một trong những nghệ nhân lâu năm trong nghề điêu khắc, tạc tượng cho biết, các sản phẩm làng nghề Sơn Đồng hiện được người dân ưa chuộng nhờ vào sự tinh xảo, tay nghề cao của các nghệ nhân. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn chính là “cái hồn” của mỗi tác phẩm. Để thổi hồn vào khối gỗ vô tri, vô giác…để cho những pho tượng, biết khóc, biết cười, thì nghệ nhân phải “cảm” được mẫu, đặc biệt là phải để tâm hồn mình hòa quyện với với mỗi tác phẩm. Để làm được điều đó, thì người thợ phải “ăn, ngủ”, thậm chí “vui, buồn” cùng gỗ.
Làng nghề Sơn Đồng và hướng đi thời 4.0
Theo số liệu từ Hội làng nghề xã Sơn Đồng, tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, hiếm có một làng nghề nào có đội ngũ nghệ nhân làm nghề lại giỏi nghề và say mê với nghề như tại Sơn Đồng. Theo đó, toàn xã hiện có 33 người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân, cùng hàng trăm thợ giỏi… đã tạo nên không chỉ những giá trị tuyệt đối về mặt sản phẩm cho làng nghề, mà còn bồi dưỡng rất nhiều người làm nghề đi khắp nơi thành danh, đặc biệt là những sản phẩm đồ thờ, đồ tâm linh bằng gỗ.
Làng nghề Sơn Đồng nổi tiếng với nghề sơn sơn thiếp vàng, đúc tượng |
Cụ thể, chỉ tính riêng trong toàn xã, đã có 500/2.7000 gia đình sản xuất đồ thờ, khối lượng công việc lớn nên thu hút hơn 5.000 lao động cùng tham gia sản xuất. Sự hăng hái lao động đó đã giúp làng nghề thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế địa phương, chiếm 63% trong cơ cấu kinh tế của xã; thu nhập bình quân mỗi lao động đạt 6 - 7 triệu đồng/tháng; thợ tay nghề cao có thể đạt trên 10 triệu đồng/tháng...
Để làng nghề phát triển như hiện nay, theo Phó Chủ tịch Hội Làng nghề xã Sơn Đồng Nguyễn Danh Sơn, từ năm 2001, những người làm nghề ở xã Sơn Đồng đã quy tụ trong Hội Làng nghề của xã. Từ đây, hội viên có nhiều hoạt động giúp đỡ nhau trong sản xuất như: Điều tiết lao động, hỗ trợ việc làm, chia sẻ thị trường... đưa sản phẩm của làng nghề đi khắp cả nước và xuất khẩu.
Sự phát triển của làng nghề là niềm vui, niềm hạnh phúc đối với người dân xã Sơn Đồng. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui giữ nghề và phát triển nghề, người làng nghề Sơn Đồng đang còn nhiều trăn trở bởi không ít khó khăn như mặt bằng sản xuất, môi trường làng nghề… Ông Nguyễn Bình Vượng, chủ cơ sở sản xuất đồ thờ Vượng Thái băn khoăn: Sản phẩm là tủ thờ, hoành phi, câu đối... nên chiếm nhiều diện tích và chủ yếu thực hiện tại nhà nên gia đình đã hết đất để mở rộng sản xuất. Cũng bởi người làng nghề tận dụng không gian sinh hoạt của gia đình để sản xuất nên thường xuyên xảy ra bức xúc trong dân cư bởi ô nhiễm tiếng ồn, bụi, hóa chất...
Cơn sốt làng nghề bắt đầu từ công cuộc đổi mới ở Sơn Đồng “thủ phủ đồ gỗ, đồ thờ” lớn nhất cả nước, rất đáng được ghi nhận. Nhưng, có thể nói, vào lúc này, Sơn Đồng vẫn đang vấp phải những vấn đề nan giải và hóc búa, là làng nghề náo nhiệt nhất, lộn xộn nhất và ô nhiễm nhất. Thực tế cho thấy, sự duy trì nề nếp làng nghề ở Sơn Đồng có thể nói là vẫn còn nan giải và bức bách. Đến nay vẫn chưa tìm được giải pháp nào để cứu làng nghề ra khỏi cơn lao đao trước áp lực của nền kinh tế thị trường.
Người dân Sơn Đồng vẫn luôn phập phồng, bất ổn, khi cùng lúc phải sống trong ranh giới giữa “phát triển hay là lạc hậu”, đây cũng là một bài toán khó, đòi hỏi phải giải quyết triệt để. Nhưng dù sao, muốn phát triển, thoát khỏi áp lực ấy, điều cần làm trước mắt là phải nhanh chóng lập lại trật tự, bảo đảm an ninh xã hội, duy trì bảo vệ môi trường một cách nghiêm túc, đồng thời có kế hoạch làm nghề một cách hợp lý vì các mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.
Việc giải “bài toán” cho Sơn Đồng, cũng như các làng nghề khác ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa nhanh như hiện nay, cũng như mong mỏi của người dân làng nghề trong việc phát triển, gìn giữ tinh hoa làng nghề dân tộc luôn là một trong những điều người dân mong chờ nhất. Bởi thế, mong muốn của ông Nguyễn Danh Sơn, Phó Chủ tịch Hội làng nghề Sơn Đồng cũng là mong muốn chung của tất cả các làng nghề ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
“Chúng tôi rất muốn giữ nghề truyền thống của quê hương bởi đó không chỉ là sinh kế của người dân mà còn là vốn quý kế thừa từ cha, ông. Làng nghề Sơn Đồng mong được sự hỗ trợ tích cực từ nhiều cấp, nhiều ngành chức năng để phát triển nghề hài hòa trong bối cảnh chung của thành phố”, ông Nguyễn Danh Sơn kiến nghị…
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31