Nghề “già” cần tay thợ trẻ

(LĐTĐ) Thời gian qua, các làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội ngày càng được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế biết đến, qua đó, giúp lao động địa phương có nguồn thu nhập ổn định. Song, thực tế cho thấy, hiện nay, tại các làng nghề, nguồn nhân lực trẻ đang thiếu hụt, nhất là lao động trẻ có tay nghề. Do đó, cùng với phát triển thị trường thì việc thu hút lao động trẻ gắn bó với nghề truyền thống cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Điểm du lịch tuyệt vời tại ngoại thành Hà Nội Độc đáo làng nghề cỏ tế Phú Túc Đưa sơn mài Hạ Thái vươn xa

Thu nhập ổn định từ nghề truyền thống

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội về phát triển làng nghề, với 1.350 làng nghề và làng có nghề, sau thời gian bị mai một trong hoạt động, đến thời điểm hiện Hà Nội còn 806 làng nghề và làng có nghề. Trong đó có 321 làng nghề đã được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống.

Với quy mô như vậy Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề lớn của cả nước với đa dạng các ngành nghề. Hoạt động sản xuất làng nghề của Hà Nội cũng đã góp phần giải quyết việc làm cho lượng lớn lao động tại nông thôn.

Nghề “già” cần tay thợ trẻ
Nghề làm mộc tại thôn Phù Yên, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ đã mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Ảnh: Lương Hằng

Thôn Phù Yên, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội nổi tiếng với nghề làm mộc. Các sản phẩm của làng nghề gồm: Nhà cổ, đồ thờ, đồ gia dụng… Với lượng khách hàng đông đảo, hiện nay, nghề mộc đã mang lại nguồn thu nhập cao cho các hộ gia đình nơi đây. Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Quang Sơn (thôn Phù Yên, xã Trường Yên) cho biết, với gần 40 năm gắn bó, nghề mộc đã đem lại thu nhập ngày càng ổn định. Dù chỉ đi làm công ăn lương, tuy nhiên, với những người thợ có thâm niên, tay nghề như ông sẽ được trả lương mỗi tháng khoảng 15 - 16 triệu đồng. “Với mức lương này đủ để gia đình tôi chi tiêu hàng tháng và để dành ra một khoản tiết kiệm cho sau này”- ông Sơn cho hay.

Không được mức thu nhập cao, song, nghề làm nón ở làng Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) cũng đã trở thành nghề nuôi sống bao thế hệ gia đình người dân nơi đây. Bà Nguyễn Thị Hương (làng Chuông, xã Phương Trung) cho biết, bà đã có nhiều năm gắn bó với nghề. Những năm gần đây, thị trường làng nghề ngày càng được mở rộng. Với những người thợ lành nghề có thể dễ dàng đạt mức lương từ 7 - 8 triệu đồng/ tháng. “Mức thu nhập này tuy không cao nhưng với lao động ở nông thôn thì mang lại sự ổn định, hiệu quả hơn nhiều so với việc làm ruộng”- bà Hương chia sẻ.

Tương tự, làng nghề điêu khắc Nhân Hiền (xã Nhân Hiền, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội) ngày càng được nhiều người biết tới vì có nhiều sản phẩm chạm khắc tinh xảo, mang giá trị kinh tế cao. Ông Nguyễn Văn Trúc, Chủ tịch Hội điêu khắc gỗ thôn Nhân Hiền cho biết, về cơ bản nghề điêu khắc ở làng đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động mỗi năm.

Theo tìm hiểu, hiện nay ở Nhân Hiền số lao động làm nghề vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 80% số hộ dân của làng. Sản phẩm của làng nghề chủ yếu là chạm khắc các bức tượng dân gian, tượng phật… với nguồn nguyên liệu chính là gỗ mít. Ngoài ra, những người thợ ở đây cũng sản xuất những mặt hàng phổ thông khác như bức phù điêu loại nhỏ, tượng các loại. Với mỗi lao động làm thuê tại các xưởng, thu nhập trung bình mỗi tháng vào khoảng từ 7 - 8 triệu đồng/ người/ tháng.

Quan tâm đào tạo đội ngũ kế cận

Có thể khẳng định, dưới sự hỗ trợ của các cấp chính quyền Thành phố và sự vào cuộc quyết liệt của người dân, nhiều làng nghề truyền thống của Thủ đô đang ngày càng phát triển. Thế nhưng, việc duy trì phát triển nghề hiện nay tại các làng nghề cũng là điều “trăn trở” với những người làm nghề. Nguyên nhân là do thế hệ trẻ ngày nay không mấy “mặn mà” với nghề truyền thống; coi nghề chỉ là việc làm thời vụ vì thu nhập từ nghề chưa cao.

Dù có tay nghề do được tiếp xúc với nghề từ bé, song chị Nguyễn Thị Hồng (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên) vẫn chỉ coi nghề may comple là nghề phụ để kiếm thêm thu nhập. Chị Hồng cho biết, chị vốn làm cho một công ty điện tử trên địa bàn Thành phố, thời gian gần đây, do công ty ít việc nên chị nhận việc tại các xưởng may về làm thêm. “Công việc ở công ty khá nhàn, trong khi đó thu nhập cũng cao hơn làm nghề, do đó, không chỉ tôi mà cũng có rất nhiều lao động ở địa phương lựa chọn làm việc ở công ty. Nếu thu nhập ở làng nghề bằng hoặc cao hơn làm việc ở công ty thì tôi cũng sẽ ở nhà làm việc chứ không vất vả đi thuê trọ làm xa nhà”- chị Hồng nói.

Còn theo ông Nguyễn Trọng Cẩm, Phó Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống mộc thôn Phù Yên, từ khi UBND Thành phố công nhận danh hiệu “Làng nghề mộc truyền thống”, làng nghề ngày càng phát triển và lượng khách hàng tìm đến cũng nhiều hơn so với trước. Song, khi làng nghề khẳng định được thương hiệu thì việc giữ gìn, phát triển làng nghề cũng là một thách thức.

“Để nghề tồn tại và ngày càng phát triển thì đội ngũ kế cận đóng vai trò quan trọng. Nếu không có những người trẻ đam mê theo học nghề thì làng nghề sẽ ngày càng mai một. Việc học nghề không phải ngày một ngày hai, mà phải là một quá trình rèn rũa, đúc kết kinh nghiệm. Bởi vậy muốn gắn bó, phát triển nghề thì việc thu hút, quan tâm, đào tạo nghề cho thế hệ trẻ là điều quan trọng”- ông Cẩm nói.

Cũng chính từ những “trăn trở” này, Phó Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống mộc thôn Phù Yên đã nghiên cứu tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho những người thợ cùng chung đam mê. Qua đó, giúp những người thợ trẻ có thêm những kiến thức, kinh nghiệm để tiếp nối nghề truyền thống, đưa thương hiệu của làng nghề ngày càng đi xa.

Để duy trì và phát triển các làng nghề và làng nghề truyền thống, thiết nghĩ, thời gian tới, Hà Nội cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, truyền nghề, chú trọng các nghề truyền thống, cổ truyền. Cùng đó, tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi tay nghề thợ giỏi phong tặng danh hiệu nghệ nhân, hội thi sản phẩm làng nghề; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề…

Lương Hằng

Nên xem

EVNNPC nhận giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam 2023

EVNNPC nhận giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam 2023

(LĐTĐ) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam 2023, phần mềm quản lý máy biến áp (MBA) của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã vinh dự nhận giải thưởng dành cho các giải pháp công nghệ số cho thành phố thông minh.
HĐND Thành phố chất vấn nhóm vấn đề giao thông đô thị tại kỳ họp 14

HĐND Thành phố chất vấn nhóm vấn đề giao thông đô thị tại kỳ họp 14

(LĐTĐ) Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khoá XVI, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, kỳ họp này, Thường trực HĐND Thành phố dự kiến tái chất vấn kết quả thực hiện một số nội dung nghị quyết, kết luận chất vấn của HĐND Thành phố đã đến thời hạn nhưng tiến độ còn chậm, chưa hiệu quả; Chất vấn về nhóm vấn đề giao thông đô thị của Thành phố.
Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân

(LĐTĐ) Thấu hiểu những mong mỏi của công nhân lao động, Chính phủ ban hành Quyết định 388/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Tuy nhiên từ chủ trương đến thực tiễn vẫn còn nhiều rào cản và cần sự chung tay của Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức, người sử dụng lao động nhiều hơn nữa trong tháo gỡ các vướng mắc khó khăn.
Khai mạc kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá XVI

Khai mạc kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá XVI

(LĐTĐ) Sáng nay (5/12), kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI đã chính thức khai mạc. Kỳ họp dự kiến xem xét, thông qua 67 nội dung, trong đó, xem xét 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
TP.HCM: Bắt nhanh đối tượng cướp tiệm vàng

TP.HCM: Bắt nhanh đối tượng cướp tiệm vàng

(LĐTĐ) Ngày 4/12, Công an quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị này vừa bắt nhanh đối tượng cướp ngân hàng trên địa bàn quận Tân Bình.
Đồng Nai: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Đồng Nai: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 4/12, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Công an TP.HCM vào cuộc vụ tiến sĩ dùng bằng giả "qua mặt" nhiều trường đại học

Công an TP.HCM vào cuộc vụ tiến sĩ dùng bằng giả "qua mặt" nhiều trường đại học

(LĐTĐ) Công an thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã làm việc với một số trường đại học liên quan đến việc ông Nguyễn Trường Hải (sinh năm 1981) sử dụng bằng tiến sĩ giả để “qua mặt” nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM.

Tin khác

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân

(LĐTĐ) Thấu hiểu những mong mỏi của công nhân lao động, Chính phủ ban hành Quyết định 388/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Tuy nhiên từ chủ trương đến thực tiễn vẫn còn nhiều rào cản và cần sự chung tay của Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức, người sử dụng lao động nhiều hơn nữa trong tháo gỡ các vướng mắc khó khăn.
Khai mạc kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá XVI

Khai mạc kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá XVI

(LĐTĐ) Sáng nay (5/12), kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI đã chính thức khai mạc. Kỳ họp dự kiến xem xét, thông qua 67 nội dung, trong đó, xem xét 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 tỷ USD

(LĐTĐ) Thông tin tại hội nghị kết nối thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông sản năm 2023, 9 tháng năm 2023, xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 triệu USD. Trong đó, hàng nông sản đạt 777 triệu USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ.
Hà Nội thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI

Hà Nội thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI

(LĐTĐ) Trong tháng 11/2023, Hà Nội đã thu hút 49,7 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó có 33 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 13,9 triệu USD. Tính chung 11 tháng qua, Hà Nội đã thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI gồm: Đăng ký cấp mới 378 dự án với số vốn đạt 335 triệu USD; 157 lượt dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 270 triệu USD; 299 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 2,054 tỷ USD.
11 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho 200.280 lao động

11 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho 200.280 lao động

(LĐTĐ) Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, 11 tháng của năm 2023, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho 200.280 lao động, đạt 123,6% kế hoạch giao trong năm. Ước hết năm 2023, Hà Nội sẽ tạo việc làm mới cho 212.000/162.000 lao động, đạt 130% kế hoạch giao trong năm.
Kỳ 2: Cần thêm những trợ lực để công nhân được sống an toàn

Kỳ 2: Cần thêm những trợ lực để công nhân được sống an toàn

(LĐTĐ) Trong quá trình phát triển đất nước, các đô thị lớn phát triển khu công nghiệp thì người lao động di cư tự nhiên từ nông thôn ra thành thị để tìm việc làm, tăng thu nhập là tất yếu. Sống trong những nhà trọ chật hẹp, cả người lao động và chủ trọ đều mong muốn sớm được hoàn thiện chính sách quản lý, chính sách với nhà đầu tư, với người lao động thu nhập thấp (cho vay, trả góp…). Chính sách gắn với pháp chế - công khai - minh bạch - sự tham gia (tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát của chủ đầu tư, người mua nhà, Nhà nước, khuyến khích sự tham gia của tổ chức xã hội).
Kỳ 1: Giấc mơ an cư vẫn là bài toán khó

Kỳ 1: Giấc mơ an cư vẫn là bài toán khó

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết của Đảng, quyết định của Chính phủ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 25-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, Hà Nội sẽ tập trung phát triển các khu nhà ở xã hội tập trung; tiếp tục rà soát các quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; đa dạng hóa các nguồn lực phát triển nhà ở xã hội; ưu tiên phát triển nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người lao động và các thiết chế khác trong khu công nghiệp... Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), hy vọng sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm hơn nữa đến nhà ở công nhân và các thiết chế đi kèm.
Quận Hai Bà Trưng xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

Quận Hai Bà Trưng xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Năm qua, công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; tình hình trật tự đô thị có chuyển biến tích cực; lòng, lề đường, vỉa hè thông thoáng hơn; tình trạng lấn chiếm đã được các ngành chức năng, chính quyền các cấp tăng cường kiểm tra, xử lý.
Bài 2: Đến hiện thực hóa ở Thủ đô

Bài 2: Đến hiện thực hóa ở Thủ đô

(LĐTĐ) “Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ…” là một trong những câu đầu tiên của pho sử thi huyền thoại “Đẻ đất, đẻ nước” nhằm truyền tải thông điệp rằng, muốn hưởng thành quả thì phải biết cách làm nên thành quả. Với công tác luân chuyển cán bộ cũng vậy, muốn có kết quả tốt thì phải có những “hạt giống” tốt và quy trình chăm sóc tốt.
Vì cuộc sống bình yên của nhân dân

Vì cuộc sống bình yên của nhân dân

Đề án xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" là một chủ trương lớn của Bộ Công an, mang tầm chiến lược, hướng tới mục tiêu là nâng cao chất lượng toàn diện các mặt công tác của Công an phường, thực sự tạo môi trường văn minh, an toàn cho nhân dân. Mô hình này đã và đang được triển khai rộng khắp trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội góp phần làm thay đổi tình hình an ninh trật tự và văn minh đô thị. Góp phần vì sự bình yên của nhân dân.
Xem thêm
Phiên bản di động