Ngành dệt may: Xác định rõ 3 vấn đề then chốt để phát triển bền vững
Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, năm 2019, ngành dệt may tiếp tục xuất siêu ấn tượng, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may dự kiến đạt 39 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 7,55% so với năm 2018. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả cụ thể của ngành dệt may trong năm vừa qua, đáng chú ý là Việt Nam đạt thặng dư thương mại đối với sợi và hàng may mặc nhưng lại thâm hụt lớn đối với vải, sợi sản xuất ra không sản xuất trong nước để dệt vải, mà chủ yếu xuất khẩu. Trong khi đó, vải trong nước chỉ đáp ứng chưa đến 50% nhu cầu của ngành khiến mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu trên 10 tỷ USD vải các loại.
Ngành dệt may xác định rõ 3 vấn đề then chốt để phát triển bền vững |
Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những khó khăn của ngành dệt may là công nghiệp hỗ trợ, khi hiện nay chúng ta chưa sản xuất được vải cũng như nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đa dạng hóa về mặt hàng. Cùng với đó, dệt may Việt Nam chưa tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp gia công chủ yếu làm theo chỉ định của khách hàng về nguyên phụ liệu.
Được biết, hiện nay Bộ Công Thương đang trong quá trình soạn thảo Chiến lược phát triển ngành dệt may giai đoạn đến năm 2030, phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn là bài toán cấp bách được các bộ, ngành nỗ lực tìm giải pháp. Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thúy - Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ công nghiệp (Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương), trước khi tìm cách "giải bài toán", Bộ Công Thương xác định 3 vấn đề lớn của ngành dệt may hiện nay, từ đó đưa ra hướng tiếp cận phù hợp.
Trước hết, doanh nghiệp cần được hỗ trợ để xây dựng năng lực chuyển sang các hình thức cao hơn thay vì chỉ gia công, khi đó mới có quyền quyết định việc mua vải ở đâu, lựa chọn nhà cung cấp nào, từ đó mới phát triển ngành CNHT hiệu quả.
Thứ hai, phải nhìn nhận ngành dệt may không chỉ là ngành hỗ trợ để tạo việc làm, để giúp nâng cao kim ngạch xuất khẩu quốc gia mà phải là một ngành sáng tạo. Cần một hiệp hội, tổ chức phát triển ngành thời trang, đồng thời liên kết với lĩnh vực dệt may hình thành một chuỗi giá trị hoàn chỉnh.
Cuối cùng, dệt may được coi là một trong những ngành dùng nước, tiêu thụ năng lượng nhiều nhất, gây ô nhiễm môi trường nhất trong các ngành công nghiệp. Từ thực tế này, các cơ quan chức năng đã và đang triển khai các hoạt động kết nối, cải tiến nhằm đưa các khái niệm về xanh hóa, sản xuất sạch hơn đến với doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng và năng suất
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02
Tỷ giá USD hôm nay (1/11): Đồng USD thế giới giảm, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 01/11/2024 07:21
Giá xăng dầu hôm nay (1/11): Giá dầu thế giới tăng, trong nước biến động trái chiều
Thị trường 01/11/2024 07:20
Giá vàng hôm nay 1/11: Vàng thế giới và trong nước vẫn duy trì sức “nóng”
Thị trường 01/11/2024 06:41
Giá vàng thế giới giảm nhẹ sau chuỗi ngày tăng nóng
Thị trường 01/11/2024 06:40
Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ đồng
Thị trường 31/10/2024 17:24
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 31/10
Thị trường 31/10/2024 15:16
Tỷ giá USD hôm nay (31/10): Đồng USD đồng loạt giảm
Thị trường 31/10/2024 07:55