Net Zero: Từ cam kết đến những bước đi tiên phong của doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Net Zero vào năm 2050 - cam kết này của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) đã trở thành một dấu mốc lịch sử, tạo tiền đề xây dựng một nền kinh tế xanh, bền vững. Đối với các doanh nghiệp, việc tham gia tiến trình Net Zero được nhận định sẽ ẩn chứa nhiều thách thức nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội, đặc biệt là khi nắm bắt được xu hướng dịch chuyển xanh trên thế giới và Việt Nam.
Dự án phát triển báo chí Việt Nam tổ chức ra mắt sách năm 2022 Hoạt động ngoại khóa của Vinamilk giúp trẻ nâng cao nhận thức về môi trường

Một chương trình đặc biệt về Net Zero trên VTV đã lựa chọn 3 từ khóa “Cắt giảm - Chuyển đổi - Hấp thụ” tương đương với 3 quá trình hướng tới Net Zero. Vậy các doanh nghiệp - đầu tàu của nền kinh tế đã và đang làm gì, từ tư duy đến hành động, từ quản trị đến thực thi để tạo dựng nên nền sản xuất xanh, nền kinh tế bền vững hơn với mục tiêu Net Zero?

Net Zero: Từ cam kết đến những bước đi tiên phong của doanh nghiệp Việt
3 từ khóa hướng đến Sản xuất xanh là Cắt giảm – Chuyển đổi – Hấp thụ (Nguồn: VTV Tạp chí Kinh tế Đặc biệt Net Zero)

Cắt giảm

Tại một doanh nghiệp điển hình về phát triển bền vững - Vinamilk, việc thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn hướng đến “không có gì bị loại bỏ” đã và đang được thúc đẩy mạnh mẽ để góp phần “cắt giảm” phát thải.

Kinh tế tuần hoàn được hiểu là vòng quay tuần hoàn để đầu ra của quá trình này có thể là đầu vào của quá trình khác từ đó giảm khai thác tài nguyên, chi phí xử lý chất thải và giảm ô nhiễm môi trường.

Net Zero: Từ cam kết đến những bước đi tiên phong của doanh nghiệp Việt
Chất thải đàn bò được xử lý thành phân bón cho đồng cỏ, hạn chế phát thải, mùi hôi, ruồi muỗi. (Nguồn: VTV Tạp chí Kinh tế Đặc biệt Net Zero)
Net Zero: Từ cam kết đến những bước đi tiên phong của doanh nghiệp Việt

Chất thải đàn bò được xử lý thành phân bón cho đồng cỏ, hạn chế phát thải, mùi hôi, ruồi muỗi.(Nguồn: Hồng Đạt)

Tại trang trại Vinamilk Green Farm Tây Ninh thuộc hệ thống 13 trang trại của doanh nghiệp, mỗi ngày đàn bò sữa 8.000 con thải ra 30 tấn phân. Chất thải sau đó được thu gom bằng hệ thống hiện đại và xử lý với công nghệ ủ Biogas. "Đầu ra" của quy trình này là phân bón, nước, khí đốt trở thành "đầu vào" của một vòng tuần hoàn mới, khép kín. Nhờ vậy, mỗi năm trang trại có thể tiết kiệm hơn 2 tỷ đồng chi phí điện năng và còn giúp giảm đáng kể lượng phát thải CO2.

Tại một khâu khác của chuỗi giá trị là sản xuất, siêu nhà máy sữa Việt Nam của Vinamilk với công suất 800 triệu lít sữa/năm cũng giảm phát thải tới 10.000 tấn CO2/năm. Hệ thống thu hồi và tái sử dụng nhiệt giúp thu hồi tới 92% lượng nhiệt, giảm bớt năng lượng đầu vào, chi phí vận hành cũng như những tác động tiêu cực tới môi trường.

Hay việc ứng dụng robot LGV tự hành tiết giảm tới 62% lượng khí thải CO2 so với xe nâng truyền thống do tiết kiệm năng lượng và có thể tính toán con đường ngắn nhất để di chuyển.

Net Zero: Từ cam kết đến những bước đi tiên phong của doanh nghiệp Việt
Net Zero: Từ cam kết đến những bước đi tiên phong của doanh nghiệp Việt
Hệ thống robot LGV tại Nhà máy sữa Việt Nam (Vinamilk)

Chuyên gia tại Viện tiêu chuẩn Anh tại Việt Nam (BSI Việt Nam) - đơn vị về tiêu chuẩn quốc gia hàng đầu trên thế giới - nhận định một quá trình chuyển đổi Net Zero bền vững cần dựa trên nền tảng cắt giảm khí nhà kính. “Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt đã bắt đầu đo lường phát thải, từ đó áp dụng nhiều phương pháp giảm phát thải CO2 hiệu quả và dài hạn. Vinamilk là một doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc này”, bà Nguyễn Đình Minh Tâm, Giám đốc vận hành Tuân thủ và Quản lý rủi ro của BSI Việt Nam cho biết.

Chuyển đổi

Mặc dù có những hành động nhanh chóng, các doanh nghiệp cũng cần xác định hành trình hướng đến Net Zero sẽ mang tính lâu dài. Nhiều chiến lược lớn cần thay đổi và đầu tư, đặc biệt về quy trình, quản trị và con người. Để làm được điều này, mỗi doanh nghiệp cần cấp lãnh đạo am hiểu và theo dõi toàn bộ quá trình, tiến đến nâng cấp các thực hành Phát triển bền vững tự nguyện lên tầm quản trị, chiến lược.

Tại Vinamilk, doanh nghiệp cũng đi từ những bước đầu tiên với định hướng nhất quán về phát triển bền vững. Từ nguyên tắc tuân thủ luật, quy định môi trường đến sự chủ động thực hành báo cáo phát triển bền vững cách đây hơn 12 năm.

Từ khá sớm, Vinamilk đã chuyển đổi sang nhiều công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường như sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo... Với tổng công suất lắp đặt 72,55 MWP, theo tính toán, giải pháp quang năng giúp giảm thiểu gần 85.000 tấn CO2/năm, tương đương 4,6 triệu cây xanh được trồng. Bên cạnh đó, việc kết hợp sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG), Biomass… thay thế cho xăng, dầu DO/FO… giúp cho tỷ lệ sử dụng năng lượng xanh trong hoạt động sản xuất tại Vinamilk hiện đạt gần 87%, góp phần tích cực vào mục tiêu giảm phát thải CO2.

Net Zero: Từ cam kết đến những bước đi tiên phong của doanh nghiệp Việt
Net Zero: Từ cam kết đến những bước đi tiên phong của doanh nghiệp Việt

Tất cả các trang trại của Vinamilk đã hoàn thiện lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời từ năm 2020

Hấp thụ

Khi cắt giảm và chuyển đổi tối đa thì "hấp thụ" là bước quan trọng để hướng tới mục tiêu cân bằng, Net Zero. Hiện các doanh nghiệp đã nỗ lực trồng nhiều cây xanh để hấp thụ, bù lại lượng CO2 do quá trình sản xuất thải ra.

Diện tích mảng xanh tại các trang trại Vinamilk Green Farm duy trì tỷ lệ bao phủ trên 70%. Cây xanh được trồng xung quanh để tạo vành đai sinh học, bảo vệ hệ sinh thái và hạn chế các tác động từ môi trường bên ngoài.

Từ năm 2012 đến năm 2020, Vinamilk và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp thực hiện Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam tại 56 địa điểm thuộc 20 tỉnh, thành phố. Mới đây, Vinamilk cũng tiếp tục cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc triển khai Hoạt động trồng cây để trung hòa carbon hướng đến Net Zero trong giai đoạn 5 năm từ 2023 đến 2027.

Quỹ cây xanh này sẽ trực tiếp góp phần “hấp thụ” CO2 cho chính doanh nghiệp, giúp cân bằng phát thải trong tương lai và còn tạo ra nhiều giá trị tăng thêm như sinh kế người dân, cải thiện sinh thái, cảnh quan, môi trường…

Net Zero: Từ cam kết đến những bước đi tiên phong của doanh nghiệp Việt
Đại diện Vinamilk và Bộ Tài nguyên và Môi trường kí biên bản ghi nhớ vào cuối năm 2022

Phát triển bền vững ngày càng được Chính phủ, xã hội và cộng đồng doanh nghiệp đề cao và thúc đẩy, đồng nghĩa với việc sẽ có những chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện. Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình bài bản từ quản trị, thực thi đến kiểm soát. Và không thể thiếu một cam kết có tính mạnh mẽ và nhất quán với các mục tiêu lớn, dài hạn như Net Zero.

T.Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng màn trình diễn drone light khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

Ấn tượng màn trình diễn drone light khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

(LĐTĐ) Tối 3/6, hơn 1.600 chiếc drone light (thiết bị không người lái) đã có màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc trong đêm khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023.
Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều 3/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất đánh giá bệnh Covid-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện

Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện

(LĐTĐ) Chiều 3/6, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm. Tại đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời câu hỏi dư luận đang quan tâm về giải pháp nào cung ứng đủ điện.
Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

(LĐTĐ) Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023 được tổ chức nhằm tạo cơ hội để công nhân lao động (CNLĐ) trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô.
Quận Hoàng Mai: Ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”

Quận Hoàng Mai: Ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Theo thống kê năm 2022, trên địa bàn quận Hoàng Mai, thiên tai về cơ bản không gây thiệt hại nhiều đến người, tài sản của nhà nước và nhân dân. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàng Mai Đàm Tiến Thắng đề nghị, các cơ quan, đơn vị chuẩn bị tốt mọi điều kiện để luôn sẵn sàng ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”.
Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Với vai trò xung kích của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa trong việc tuyên truyền, bảo đảm trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô; đồng thời triển khai nhiều mô hình đạt hiệu quả, góp phần xây dựng Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp.
Đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thể chế cho thị trường bất động sản

Đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thể chế cho thị trường bất động sản

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã làm rõ kết quả của việc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tin khác

Loạt vi phạm trong hoạt động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế TP.HCM

Loạt vi phạm trong hoạt động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế TP.HCM

Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tọa đàm trực tuyến: "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp"

Tọa đàm trực tuyến: "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp"

Chiều 28/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp" để thảo luận về các biện pháp tiếp tục ổn định và giúp thị trường hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, góp sức cho nền kinh tế.
Hà Nội: Nhiều doanh nghiệp điều chỉnh phụ tải điện để tiết kiệm điện

Hà Nội: Nhiều doanh nghiệp điều chỉnh phụ tải điện để tiết kiệm điện

(LĐTĐ) Để bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định và tin cậy thì việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp nhằm giảm chi phí tiền điện của khách hàng sử dụng điện và giảm áp lực trong việc cung ứng, vận hành hiệu quả hệ thống điện.
Cần có lộ trình và giải pháp đồng bộ để phát triển điện gió bền vững

Cần có lộ trình và giải pháp đồng bộ để phát triển điện gió bền vững

(LĐTĐ) Phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn carbon từ nhiệt điện, tạo nền móng phát triển ngành công nghiệp điện gió, một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
“Đòn bẩy” cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

“Đòn bẩy” cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

(LĐTĐ) Chính thức được phát động từ ngày 18/5, Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2023 được các chuyên gia, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng mua sắm, qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm. Đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện hiệu quả chương trình hành động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
14 hiệp hội góp ý Dự thảo quy định định mức chi phí tái chế

14 hiệp hội góp ý Dự thảo quy định định mức chi phí tái chế

(LĐTĐ) Mới đây, 14 các hiệp hội đại diện cho nhiều ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam đã cùng nhau gửi thư góp ý đến Bộ Tài nguyên và Môi trường về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một số đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì (Fs) và một số đề xuất để triển khai đóng góp tài chính cho trách nhiệm tái chế trong EPR được hiệu quả, giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp.
Lãi suất cao, doanh nghiệp làm sao vượt khó?

Lãi suất cao, doanh nghiệp làm sao vượt khó?

(LĐTĐ) Cùng với mức lãi suất cho vay tăng cao từ tháng 7/2022 và vẫn tiếp tục neo cao cho đến tháng 2/2023, các chuyên gia kinh tế đánh giá, môi trường lãi suất cao ảnh hưởng nặng và mạnh đến doanh nghiệp, làm suy yếu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Kinh tế TP.HCM hướng tới tăng trưởng xanh

Kinh tế TP.HCM hướng tới tăng trưởng xanh

(LĐTĐ) Ngày 11/5, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM đã tổ chức họp báo thông tin về Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4 (HEF 2023) với chủ đề "Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới giảm phát thải bằng không" sẽ diễn ra từ ngày 13-17/9.
Thái Nguyên: Thêm một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử đi vào hoạt động

Thái Nguyên: Thêm một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử đi vào hoạt động

(LĐTĐ) Việc đưa nhà máy sản xuất thiết bị điện tử đi vào hoạt động góp phần đưa Thái Nguyên trở thành một trong những địa phương đi đầu trong thu hút dự án công nghệ cao.
Để doanh nghiệp ở lại thị trường

Để doanh nghiệp ở lại thị trường

(LĐTĐ) Số liệu công bố mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, từ đầu năm 2023 đến nay, trung bình mỗi tháng có hơn 19.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động