Nên tăng lương để giữ chân và thu hút lao động
Tăng lương để giảm bớt khó khăn cho người lao động
Tại Hội nghị về tiền lương của người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Hà Nội tổ chức, bà Nguyễn Thị Vân Hà - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh cho biết: Hiện, Bắc Ninh hiện có hơn 450.000 người lao động làm việc trong các khu công nghiệp.
Mức thu nhập bình quân theo cung cấp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là 8,26 triệu đồng/người/tháng, nhưng qua khảo sát của LĐLĐ tỉnh đối với 16 doanh nghiệp Hàn Quốc, thì mức thu nhập bình quân của người lao động trực tiếp là 6,5 triệu đồng/người/tháng.
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài khiến việc làm, đời sống của nhiều người lao động càng khó khăn. (Ảnh minh họa: B.D) |
Còn theo số liệu báo cáo của các cấp Công đoàn, thu nhập của người lao động trực tiếp chỉ dao động trên 5 triệu đồng/người/tháng. “Như vậy, số người thụ hưởng ở mức thu nhập cao thì không nhiều, đa số lao động trực tiếp có mức lương là 6,5 triệu đồng, chưa đảm bảo cuộc sống của người lao động”, bà Hà chia sẻ.
Bà Hà cũng cho biết, tiền thuê trọ của người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện khoảng 1-1,5 triệu đồng/phòng/tháng; cộng với tiền điện, nước, tiền ăn, chi phí nuôi con, gửi trẻ, thì thu nhập này chỉ đủ cho người lao động trang trải cuộc sống, gần như không có tích luỹ. Đây mới chỉ tính những chi phí tối thiểu nhất, còn chưa tính đến chi phí khác như ốm đau... Theo đó, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh cho rằng, để đảm bảo cuộc sống cho người lao động, thì cần có mức thu nhập tối thiểu từ 6,8-7,8 triệu đồng/người/tháng.
Bắc Ninh hiện có 75,6% lao động là người ngoại tỉnh, nhiều lao động trẻ có con nhỏ phải gửi về quê, vì thế áp lực chi phí sinh hoạt cao, người lao động không đảm bảo được. Nêu thực trạng nhiều người lao động phải gửi con về quê cho ông bà nuôi, hệ luỵ là một thế hệ trẻ không được bố mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, đời sống còn nhiều khó khăn, chưa tạo dựng được tích lũy, bà Hà cho rằng, rất cần thiết phải tăng lương tối thiểu để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người lao động.
Phân tích dưới tác động của dịch Covid-19, đời sống của người lao động, đặc biệt tại các khu nhà trọ trên địa bàn còn rất khó khăn, ông Nguyễn Thành Đô - Trưởng Ban Chính sách pháp luật (LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Hiện, mức lương hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh không đảm bảo điều kiện sống của người lao động ngay cả trước khi xảy ra dịch, chưa tính đến điều kiện sống tối thiểu của cả gia đình họ.
Dịch bệnh kéo dài khiến người lao động không có lối thoát, nên không ít lao động đã phải lựa chọn giải pháp trở về quê hương để tiếp tục mưu sinh. Vì vậy, ông Đô kiến nghị điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng để nâng cao đời sống của người lao động, đồng thời động viên người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó trong bối cảnh thiếu hụt lao động. Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần khuyến cáo với giới chủ để điều chỉnh chi phí về nhân công; phát huy cơ chế 3 bên để giải quyết những vấn đề phát sinh đảm bảo tiền lương đủ sống cho người lao động.
Từ thực tế đời sống, việc làm của người lao động trên địa bàn Thủ đô, ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cho rằng: 2 năm nay do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chia sẻ và đồng hành với doanh nghiệp, người lao động đã không được tăng lương tối thiểu.
Trong khi đó, chia sẻ với doanh nghiệp, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, như: Giảm tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, giãn, giảm thuế. Công đoàn cũng có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ, lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn… Do đó, cần sớm xem xét tăng lương tối thiểu cho người lao động, động viên người lao động vượt qua khó khăn.
Ông Thắng cũng cho biết, hiện Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội đang chỉ đạo các công đoàn cơ sở căn cứ vào tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đàm phán, thương lượng với chủ doanh nghiệp để tăng tiền lương tại cơ sở, ít nhất cũng đảm bảo bù được trượt giá trong bối cảnh hiện nay.
“Chúng tôi đang khảo sát, nắm bắt về tình hình lương, thưởng Tết, nhìn chung mức thưởng Tết sẽ thấp hơn năm ngoái, số doanh nghiệp có mức tăng rất ít”, ông Thắng cho hay. Từ thực tế trên, ông Thắng cho rằng, nếu doanh nghiệp có chính sách chăm lo tốt việc làm, đời sống, thu nhập, đặc biệt là phúc lợi cho người lao động sẽ giữ chân được họ, bởi hiện nay người lao động có nhiều sự lựa chọn, đôi khi chỉ hơn thiệt 100.000 đồng cũng đủ để người lao động cân nhắc chuyển việc.
Yêu cầu về tăng lương tối thiểu càng trở nên cấp thiết
Với mong muốn chuyển tải đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của người lao động tới Hội đồng tiền lương quốc gia, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với ILO tổ chức Hội nghị về tiền lương của người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Hội nghị cũng nhằm xác định mức lương tối thiểu đủ sống và mức sống tối thiểu của người lao động, để đề xuất phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2022.
Nhận định những tác động của tăng lương tối thiểu đến việc làm và năng suất lao động ở Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Việt Cường - Thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia cho rằng, tăng lương tối thiểu giúp tăng tiền lương bình quân của người lao động có mức lương thấp. Khi mức lương tối thiểu tăng lên sẽ làm tăng tỷ lệ người lao động nhận lương dưới mức tối thiểu. Vì vậy, cần có những biện pháp để đảm bảo việc tuân thủ mức lương tối thiểu. Đặc biệt, người lao động lương thấp cần được hỗ trợ trong đại dịch Covid-19.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia nhấn mạnh, 2 năm qua, chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc đàm phán, thương lượng tiền lương tối thiểu đã không được thực hiện. Việc 2 năm qua chưa được tăng lương tối thiểu, cộng với những tác động tiêu cực từ dịch bệnh khiến đời sống người lao động vốn đã khó khăn, càng thêm chồng chất những khó khăn. Do đó, yêu cầu về tăng lương tối thiểu càng trở nên cấp thiết và không để lỗi hẹn với sự mong chờ của người lao động.
Theo ông Hiểu, hiện nay, với việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, hầu hết các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động bình thường. Bên cạnh các doanh nghiệp khó khăn, cũng có một bộ phận doanh nghiệp phát triển tốt, có doanh nghiệp đột phá về doanh thu, lợi nhuận do cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong bối cảnh dịch bệnh.
“Doanh nghiệp phải coi tăng lương là đầu tư, hãy chia sẻ khó khăn với người lao động, chấp nhận ít lợi nhuận, không lợi nhuận, thậm chí có thể lỗ ngắn hạn vì người lao động, vì người lao động không thể thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các điều kiện phục vụ nhu cầu tối thiểu của sinh hoạt đời sống hàng ngày”, ông Ngọ Duy Hiểu khẳng định.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho biết, bên cạnh vấn đề tăng lương tối thiểu, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục chỉ đạo công đoàn cơ sở đẩy mạnh thương lượng với người sử dụng lao động về tiền lương, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động ngày một tốt hơn./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56