Nên "siết" lại đối tượng được ra đường và xử phạt nghiêm minh!

(LĐTĐ) Giảm tối đa đối tượng được phép ra đường trong thời gian giãn cách xã hội, đồng thời xử phạt thật nghiêm minh những đối tượng ra đường không đúng quy định, lý do không chính đáng sẽ góp phần quan trọng vào mục tiêu đẩy lùi đại dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Hà Nội xử phạt hành chính 685 trường hợp vi phạm phòng, chống dịch Ngày 10/8: Hà Nội xử phạt hành chính 1.012 trường hợp vi phạm phòng, chống dịch Hà Nội xử phạt 804 trường hợp vi phạm phòng, chống dịch

Vi phạm chưa thuyên giảm

Có một vấn đề đặt ra trong những ngày đầu của lần giãn cách xã hội thứ hai, lực lượng thực thi pháp luật đã tiến hành xử phạt hành chính các đối tượng ra đường không đúng quy định, lý do không chính đáng khá nhiều, số tiền xử phạt cũng khá lớn, nhưng tại sao lượng người ra đường vẫn tương đối nhiều?

Đơn cử, ngày 7/8, Công an thành phố Hà Nội thông tin, tại 23 chốt kiểm soát các cửa ngõ ra vào thành phố đã kiểm soát 26.317 lượt phương tiện (trong đó 164 lượt phương tiện vận tải hành khách) với 28.81 lượt người qua chốt; lực lượng chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính 842 trường hợp, với số tiền xử phạt gần 1,3 tỷ đồng.

Tiếp đó, ngày 10/8, lực lượng chức năng đã kiểm soát 11.847 lượt phương tiện (trong đó 110 lượt phương tiện vận tải hành khách) với 16.175 lượt người qua chốt; xử phạt vi phạm hành chính 1.012 trường hợp, số tiền xử phạt lên đến trên 1,5 tỷ đồng.

Còn từ 11h00’ ngày 11/8/2021 đến 11h00’ ngày 12/8/2021 lực lượng chức năng đã phát hiện, xử phạt 685 trường hợp, trong đó chủ yếu là vi phạm không thực hiện biện pháp cách ly, tập trung đông người, ra khỏi nhà khi không cần thiết, đeo khẩu trang không đúng quy cách...

Xung quanh vấn đề này, một số người cho rằng, ngoài nguyên nhân khách quan, thì yếu tố chủ quan là chế tài xử phạt còn nhẹ; việc xử lý đối tượng vi phạm nhiều lúc, nhiều nơi còn chưa nghiêm. Vẫn biết, theo quy định 16 mức xử phạt vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 với mức phạt tiền cao nhất là 200 triệu đồng, mức phạt tù tối đa 20 năm là nghiêm minh, nhưng vẫn cần tăng hơn nữa với khung phạt ra đường sai quy định, lý do không chính đáng để người dân thật sự biết “sợ”!

Nên
Bà Lê Khánh Giang, Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm cho rằng, nên thu hẹp, siết lại đối tượng được ra đường.

Từ thực tiễn tại cơ quan hành chính cấp phường, bà Lê Khánh Giang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng cho hay, từ đầu đợt giãn cách thứ nhất đến nay, các lực lượng chức năng phường Đồng Tâm đã xử phạt 154 trường hợp vi phạm, phạt tiền 206 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu hiện nay là ra đường không có lý do chính đáng, giấy tờ thiết yếu.

Tuy nhiên, khi bàn về các quy định xử phạt vi phạm hiện hành, bà Giang lại có góc nhìn khác. Theo Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm, nếu tăng nặng mức xử phạt, thì sự răn đe sẽ tốt hơn, nhưng phải nhìn nhận thực tế, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nếu phạt tăng, thì càng khó khăn hơn. Bởi thế, bà Giang đề nghị, nên tăng cường công tác kiểm duyệt, trực chốt, mỗi địa phương, đơn vị nên có chốt chặn cứng tại các cửa ngõ giáp ranh giữa các phường để tiện quản lý. Còn các tuyến giao thông chính thì công an chốt để kiểm soát.

Nên
Chốt kiểm soát vào các khu chung cư trên địa bàn phường Phúc Đồng.

“Đi lại khó khăn thì người dân sẽ nâng cao ý thức lưu thông hơn. Nên thu hẹp, siết lại đối tượng được ra đường, được đi làm để giảm thiểu số người được ra đường”, bà Giang nói. Để nâng cao ý thức chấp hành cho người dân, phường Đồng Tâm thực hiện tuyên truyền trên loa truyền thanh 6 lần/ngày, ngoài ra, Công an phường thường xuyên tuyên truyền lưu động, nhắc nhở bà con.

Cần có phương án kiểm soát phù hợp

Còn bà Phạm Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND phường Phúc Đồng, quận Long Biên cho biết, đến nay, phường Phúc Đồng đã xử phạt 60 trường hợp, với số tiền phạt khoảng 160 triệu đồng. Theo bà Hằng, các mức phạt vi phạm phòng, chống dịch Covid-19 hiện hành là cao, đủ sức răn đe.

“Vấn đề quan trọng hiện nay là phải kiểm soát chặt, tuyên truyền cụ thể, thường xuyên nhắc nhở để người dân tự giác chấp hành. Tôi nghĩ rằng, mỗi phường, xã, tùy tình hình cụ thể, cần có phương án kiểm soát phù hợp”, bà Hằng nói.

Nên
Bà Phạm Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND phường Phúc Đồng tặng quà cho cán bộ, công chức trực chốt kiểm soát.

Tại phường Phúc Đồng có khoảng 6.000 người dân ở các chung cư, phường tổ chức chốt kiểm soát ở các cổng, chỉ những người có giấy ra đường đúng qui định mới được ra vào. Hôm đầu tiên, chốt khoảng 1 tiếng ở cổng, chúng tôi xử phạt 14 trường hợp ra đường không đúng quy định, sau đó người dân chấp hành tốt hơn hẳn.

Để thuận lợi cho việc mua bán, giao hàng của cư dân, chúng tôi bố trí một số bàn để giao nhận hàng hóa, sắp xếp cách nhau 2m, yêu cầu những người đến giao hàng để lần lượt trên bàn, người nhận cũng xếp hàng tương tự rồi xác nhận với nhau, thanh toán qua chuyển khoản chứ không tiếp xúc trực tiếp.

Đáng quan tâm, bà Hằng cho hay, đến thời điểm hiện nay gần như không còn các vi phạm đi tập thể dục, đi dạo… nhưng lại xuất hiện tình trạng “shipper giả”. Họ dùng một số điện thoại, đặt tên là “Sở Giao thông vận tải”, sau đó nhắn tin vào số điện thoại khác với nội dung xác nhận của “Sở Giao thông vận tải” là shipper đủ điều kiện đi giao hàng. Nếu các chốt cứ nhìn thấy tin nhắn xác nhận có tên “Sở Giao thông vận tải” gửi đến trong điện thoại của các shipper mà không kiểm tra kỹ là sẽ cho qua…

“Chúng tôi thử lại bằng cách gửi tin nhắn lại cho số điện thoại được lưu là “Sở Giao thông vận tải” này, nếu tin nhắn gửi đi được thì đây là giả mạo. Nói chung, mỗi phường, xã phải nỗ lực kiểm soát tốt được địa bàn mình, thì chủ trương giãn cách của thành phố mới đạt hiệu quả”, bà Hằng nói.

Nên
Luật sư Nguyễn Minh Long cho rằng, nên tuyên truyền rộng rãi về các mức xử phạt để răn đe.

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật TNHH Dragon (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) nhìn nhận, việc tăng cường xử phạt vi phạm phòng, chống dịch Covid-19, nhất là tại các tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội là hết sức cần thiết.

Theo luật sư Nguyễn Minh Long, biện pháp lập chốt, kiểm tra lý do ra đường và tiến hành xử phạt kịp thời các trường hợp vi phạm, chống đối đang đem những kết quả tích cực, góp phần giúp Hà Nội kiểm soát được tình hình ổn định, không gia tăng chóng mặt như các tỉnh, thành phía Nam. Phải phạt nghiêm để người dân biết “sợ” mà chấp hành, bởi vì sự tự giác tuân thủ của mỗi người là một mắt xích rất quan trọng để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

“Có ý kiến cho rằng nên tăng nặng mức phạt để răn đe tốt hơn, nhưng việc điều chỉnh mức phạt sẽ kéo theo rất nhiều công việc phát sinh cần giải quyết, cho nên theo tôi, việc cần làm hiện nay là tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định xử phạt đã có. Riêng những vi phạm có dấu hiệu hình sự cần chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh, điều tra luôn và tuyên truyền rộng rãi để răn đe, làm gương cho người khác”, luật sư Nguyễn Minh Long nói.

Ai cũng mong cuộc sống sớm trở lại bình thường, và ngày đó đến nhanh hay chậm phụ thuộc vào chính ý thức của mỗi người, từ đó hình thành nên ý thức của cả cộng đồng! Nhưng một khi ý thức bị lấn át bởi những "toan tính" cho những công việc không cần thiết thì không cách nào khác phải xử phạt nghiêm minh.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Xem thêm
Phiên bản di động