Nâng cao vị thế của Công đoàn thông qua đàm phán tiền lương

(LĐTĐ) Khi Công đoàn đại diện cho tiếng nói của người lao động tốt hơn, đàm phán tiền lương tốt hơn, Công đoàn có thể góp phần tạo ra một thị trường nội địa lớn hơn, và sự phát triển kinh tế cân bằng hơn, dẫn tới sự phồn thịnh được chia sẻ công bằng.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang thăm công nhân bị tai nạn lao động Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 135 năm Ngày Quốc tế Lao động, phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2021 Hãy trân trọng, ghi nhận người lao động, vì đó là vốn quý của doanh nghiệp

Đó là quan điểm của TS Chang-Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam khi chia sẻ về vai trò của Công đoàn Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Theo TS Chang-Hee Lee, Công đoàn Việt Nam có 92 năm lịch sử. Ra đời vào năm 1929, Công đoàn Việt Nam có một lịch sử đáng tự hào bảo vệ quyền lợi của người dân Việt Nam và người lao động Việt Nam thông qua đấu tranh chống ngoại xâm, vì nền độc lập của dân tộc, thống nhất đất nước và tham gia xây dựng một nền kinh tế mới.

“Những thách thức và sứ mệnh của Công đoàn có thể thay đổi theo thời gian. Nhưng sứ mệnh chủ chốt của Công đoàn, dù ở quốc gia nào, thì không bao giờ thay đổi. Đó là bảo vệ và đại diện cho quyền lợi của người lao động và gia đình họ”, Giám đốc ILO Việt Nam nhấn mạnh.

Nâng cao vị thế của Công đoàn thông qua đàm phán tiền lương
TS Chang-Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam.

Ông Chang-Hee Lee cho rằng, hiện nay, trong bối cảnh cải cách kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng, Công đoàn Việt Nam nên hướng sự tập trung vào chức năng căn bản của mình là đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Chỉ khi Công đoàn đại diện cho tiếng nói của người lao động một cách hiệu quả, hợp tác chặt chẽ với chủ sử dụng lao động và Chính phủ, lúc đó Công đoàn mới có thể thực sự đóng góp cho sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế.

Khẳng định vai trò của Công đoàn trong thương lượng tập thể, qua đó thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, TS Chang-Hee Lee nhận định: Về Thỏa ước lao động tập thể, so với 10 năm trước đây, tôi có thể thấy sự tiến bộ trong lĩnh vực này. Đã có thêm nhiều doanh nghiệp có Thỏa ước thương lượng tập thể, và có thêm nhiều thỏa ước có các điều khoản ở mức cao hơn so với các yêu cầu tối thiểu của pháp luật. Nhưng có một điểm thường bị thiếu ở phần lớn các Thỏa ước lao động tập thể - đó chính là tiền lương.

Trước tiên, tôi muốn nhắc tới Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương. Đây là một văn bản đặc biệt quan trọng đóng vai trò hướng dẫn các bên tham gia vào quan hệ lao động trong việc quyết định tiền lương và các điều kiện lao động khác.

Có 3 điểm quan trọng trong Nghị quyết này. Thứ nhất, Nghị quyết ghi rõ Nhà nước không tham gia vào quá trình xác lập tiền lương ở cấp doanh nghiệp. Thứ hai, Nghị quyết ghi nhận vai trò quan trọng của lương tối thiểu, nhưng đồng thời nêu rõ hạn chế của lương tối thiểu là chỉ để bảo vệ những người lao động dễ bị tổn thương nhất trên thị trường lao động. Không thể dùng lương tối thiểu để quyết định tiền lương thực tế của mọi người lao động. Thứ ba, Nghị quyết khuyến khích Công đoàn và chủ sử dụng lao động xác lập tiền lương thực tế thông qua thương lượng tập thể.

Nghị quyết 27-NQ/TW đưa ra hướng dẫn rõ ràng về phương thức xác lập, điều chỉnh tiền lương, và hoàn toàn tương thích với các tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO. Tuy nhiên, rất tiếc là Nghị quyết vẫn chưa được áp dụng trên thực tế tại phần lớn các doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể có thể bao gồm những lợi ích ít quan trọng hơn như tiền ăn trưa hay tháng lương thứ 13, nhưng thường không đề cập đến tiền lương tháng. Ở tất cả các quốc gia khác, tiền lương là điều khoản quan trọng nhất trong thương lượng tập thể.

Nâng cao vị thế của Công đoàn thông qua đàm phán tiền lương
Ban Chấp hành Công đoàn tham gia thương lượng Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp

“Tiền lương là kết quả của thương lượng tập thể, có vai trò quan trọng không chỉ giúp cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống của người lao động và gia đình họ, mà còn giúp chia sẻ phồn thịnh trong toàn xã hội và nền kinh tế. Khi tiền lương được xác lập thông qua thương lượng tập thể, người lao động có thể dành được phần phân chia lớn hơn từ việc tăng năng suất lao động của công ty, nhờ có được năng lực thương lượng mạnh hơn, so với trường hợp tiền lương không được xác lập thông qua thương lượng tập thể. Điều này đảm bảo sự phân chia công bằng hơn về thành quả kinh tế giữa chủ sử dụng lao động và người lao động”, Giám đốc ILO Việt Nam nhấn mạnh.

Ông Chang-Hee Lee phân tích thêm: Việt Nam có tham vọng vươn lên từ một quốc gia thu nhập trung bình thấp trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao. Để đạt được vị thế đó, Việt Nam không thể chỉ dựa vào đòn bẩy xuất khẩu, mà còn phải dựa cả vào động cơ quan trọng là tiêu dùng nội địa để phát triển kinh tế.

Cầu nội địa đến từ tiêu dùng nội địa bởi người dân Việt Nam, mà phần lớn là người lao động. Vì thế sức mua của người lao động tăng cao hơn đóng vai trò quan trọng, và sức mua cao hơn đến chính từ tiền lương cao hơn.

Với Covid-19, ngành du lịch Việt Nam đã khám phá lại được giá trị của khách du lịch nội địa. Việt Nam cần khám phá lại tầm quan trọng của người lao động không chỉ ở cương vị của người làm ra sản phẩm, mà còn ở cương vị người tiêu dùng. Họ chính là một trong hai động cơ của phát triển kinh tế song hành với động cơ còn lại là người tiêu dùng nước ngoài mua hàng xuất khẩu của Việt Nam.

“Quay trở lại vai trò của Công đoàn, nếu Công đoàn có thể đại diện cho tiếng nói của người lao động tốt hơn, đàm phán tiền lương tốt hơn, Công đoàn có thể góp phần tạo ra một thị trường nội địa lớn hơn, và sự phát triển kinh tế cân bằng hơn, dẫn tới sự phồn thịnh được chia sẻ công bằng”, TS Chang-Hee Lee nêu quan điểm.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 1.
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3

LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/11, Liên đoàn Lao đông (LĐLĐ) quận Long Biên đã trực tiếp tới thăm, động viên và trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người lao động bị ảnh hưởng cơn bão số 3 tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thanh Hùng và Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ TMC Việt Nam.
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

(LĐTĐ) 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã nhận được những suất quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình cũng chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công và việc thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội và Công đoàn Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động