Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, xử lý khủng hoảng truyền thông cho đội ngũ nhà giáo
Nữ hiệu trưởng giỏi chuyên môn và giàu lòng nhân ái Thầy giáo ứng xử thiếu chuẩn mực với học sinh đã xin nghỉ việc |
Tại Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đồng chí Đỗ Văn Nam, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã tham luận nội dung “Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt thông tin dư luận xã hội, kịp thời định hướng dư luận xã hội trong công nhân, viên chức, lao động”.
Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cho biết, công tác nắm bắt và định hướng dư luận xã hội là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác tư tưởng. Nắm bắt dư luận xã hội kịp thời được coi là phương pháp tiếp cận, tìm hiểu, lắng nghe dư luận xã hội của công nhân, viên chức, lao động.
Nhiệm vụ của công tác dư luận xã hội là phải nắm bắt nhanh chóng, kịp thời, chính xác tư tưởng, tâm trạng của công nhân, viên chức, lao động về các vấn đề, hiện tượng, sự kiện trong cuộc sống nhằm phục vụ công tác lãnh, chỉ đạo của các cấp.
Đồng chí Đỗ Văn Nam, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội trình bày tham luận tại Đại hội. |
Trong những năm qua, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, đối với công tác nắm bắt tình hình thông tin dư luận xã hội trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động Thủ đô, tại Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, công tác nắm bắt, thông tin, định hướng dư luận xã hội đã có nhiều đổi mới, chất lượng được nâng lên.
Trong đó, công tác định hướng tư tưởng đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên ngày càng được trú trọng, tăng cường. Thông qua phương tiện truyền thông, các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn đặc biệt thông qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội. Những tài liệu, thông tin chính thống đã được cung cấp kịp thời đến cán bộ, giáo viên và nhân viên góp phần tích cực vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng, quan điểm của hệ thống Công đoàn Thành phố; ngăn chặn, phản bác với thông tin xuyên tạc trên truyền thông, trên các trang mạng xã hội của các thế lực thù địch.
Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cũng thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh những kết quả đạt được công tác nắm bắt dư luận xã hội có một số nơi, có lúc còn chậm, chưa toàn diện, từ đó định hướng tư tưởng và dư luận xã hội thiếu kịp thời, hiệu quả chưa cao. Việc nắm tình hình tư tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên còn có lúc chưa sâu sát, kịp thời. Thông tin dư luận xã hội còn hạn chế đôi lúc còn mang tính chủ quan, giá trị sử dụng của thông tin chưa cao. Cơ chế chính sách cho đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội các cấp, nhất là ở cơ sở còn hạn chế...
Do vậy, để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng tình hình thông tin dư luận xã hội kịp thời định hướng dư luận xã hội trong cán bộ, giáo viên và nhân viên, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cho rằng cần cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, Công đoàn; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, từng bước đưa công tác dư luận xã hội trở thành nhiệm vụ thường xuyên, nền nếp.
Toàn cảnh Đại hội. |
Cụ thể, tổ chức tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dư luận xã hội cho đội ngũ nhà giáo Thủ đô thông qua các cuộc họp, hội nghị, qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và các phương tiện thông tin đại chúng. Thường xuyên tham khảo, sử dụng các kết quả nắm bắt, điều tra, thăm dò dư luận xã hội đề làm tốt công tác tư tưởng, tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Phát huy vai trò nòng cốt của ban truyền thông các nhà trường trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nắm bắt, phân tích, dự báo, định hướng dư luận xã hội, nhằm cung cấp những thông tin có độ chính xác tin cậy cao.
Bên cạnh đó, cần đổi mới nội dung, hình thức nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội. Chủ động nắm bắt, đánh giá, dự báo các sự kiện, vấn đề dư luận xã hội quan tâm trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đặc biệt trong hoạt động của ngành Giáo dục. Nắm bắt dư luận xã hội phải sâu sát, nhanh chóng, phản ánh chính xác, đầy đủ, khách quan, trung thực; phân tích được thông tin dư luận đúng hay sai; chú trọng phân tích tìm nguyên nhân, bản chất sự việc và cách thức lan truyền của dư luận.
Đội ngũ làm công tác truyền thông ở các nhà trường thường xuyên đăng tải tin, bài tuyên truyền, tham gia bình luận trên mạng xã hội trên cơ sở quan điểm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chuẩn mực gia trị truyền thống. Thường xuyên theo dõi phản ánh của báo chí, mạng xã hội, kịp thời phát hiện những vấn đề “nóng”, phát sinh mà dư luận băn khoăn, lo lắng, bức xúc để tham mưu đề xuất Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn kiểm tra, xác minh, tìm biện pháp giải quyết.
Đồng thời tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội. Nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cộng tác viên và cán bộ làm công tác dư luận xã hội. Gắn kết các lực lượng làm công tác Tuyên giáo. Chủ động phản hồi thông tin về kết quả xử lý, giải quyết các vấn đề được dư luận xã hội phản ánh, giúp các cấp ủy, chính quyền kịp thời nắm bắt và kịp thời cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền cho các cơ quan báo chí.
Xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ làm công tác dư luận xã hội và đẩy mạnh phong trào “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”: Tiếp tục kiện toàn đội ngũ làm công tác dư luận xã hội bố trí cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có trình độ lý luận chính trị, hiểu biết về các lĩnh vực, có trách nhiệm và khả năng nắm bắt, phân tích, nhận diện, xử lý thông tin, định hướng thông tin đối với dư luận xã hội. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác dư luận xã hội.
Mời các chuyên gia về trao đổi cho các Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn các đơn vị về đạo đức nhà giáo, 2 bộ quy tắc ứng xử của UBND Thành phố, từ đó lãnh đạo các nhà trường tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm, hội thi xử lý các tình huống sư phạm để nâng cao năng lực ứng xử sư phạm cho các nhà giáo giảm thiểu vi phạm đạo đức nhà giáo. Hướng dẫn các nhà giáo bình tĩnh xử lý khủng hoảng truyền thông...
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các nhà trường, lập các trang mạng xã hội, nhóm zalo, facebook... để Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn, các tổ chức khác trong nhà trường, các nhà giáo trong bộ phận truyền thông cập nhật, trao đổi, theo dõi nhanh nhất những dư luận tại đơn vị mình, của xã hội…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50