Nâng cao đời sống nhân dân từ thiết chế văn hóa

(LĐTĐ) Trong những năm gần đây, việc xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn. Điển hình cho xu hướng này là mô hình Nhà văn hóa kiểu mẫu tại thôn Khu dân cư (KDC) Thăng Long, xã Hải Bối, huyện Đông Anh. Thông qua việc triển khai mô hình này, thôn KDC Thăng Long đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho người dân địa phương.
Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở Cần sớm ban hành quy định về quản lý nhà văn hóa thôn

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám cho biết, hiện nay, trên địa bàn huyện Đông Anh có 10/24 đơn vị có trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã, 7 trung tâm văn hóa - thể thao xã đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, đang tiến hành các bước theo quy trình đầu tư (chỉ tiêu đến 2025 là 80%). Toàn huyện có 154/155 nhà văn hoá thôn, 30/30 nhà văn hoá tổ dân phố.

Với chủ trương đầu tư xây dựng 100% các nhà văn hóa cơ bản đạt chuẩn, hoàn thiện tiêu chí “5 có, 3 không” tại từng thôn, tổ dân phố, nhiều mô hình tiêu biểu được triển khai thực hiện bước đầu đem lại hiệu quả đáng khích lệ như: Mô hình nhà văn hóa đạt chuẩn; mô hình thôn thông minh; mô hình thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp; mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu...

Nâng cao đời sống nhân dân từ thiết chế văn hóa
Nhà văn hóa kiểu mẫu tại thôn Khu dân cư Thăng Long, xã Hải Bối, huyện Đông Anh.

Năm 2024, mô hình Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn KDC Thăng Long, tại xã Hải Bối là một trong những mô hình kiểu mẫu của Thành phố nhằm phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nhận thức rõ tầm quan trọng của các thiết chế văn hóa tại thôn, Ban lãnh đạo thôn KDC Thăng Long đã chủ động nghiên cứu và triển khai xây dựng mô hình Nhà văn hóa kiểu mẫu. Mục tiêu của dự án này nhằm cụ thể hóa các nội dung trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2024, đồng thời tạo ra một không gian văn hóa chung cho cộng đồng.

Với diện tích rộng và dân số 1.367 hộ (4.897 nhân khẩu), việc tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng là yếu tố then chốt để đảm bảo sự thành công của dự án. Nhận thức được điều này, cấp ủy, chính quyền, Ban công tác Mặt trận và các tổ chức đoàn thể của thôn đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú đã được áp dụng, bao gồm: sử dụng hệ thống loa truyền thanh của thôn, tổ chức các hội nghị và sinh hoạt chuyên đề, tuyên truyền cổ động trực quan qua hệ thống băng zôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, và tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

Đặc biệt, tại Hội nghị đại biểu nhân dân bàn việc xây dựng đời sống văn hóa năm 2024, nội dung xây dựng mô hình Nhà văn hóa kiểu mẫu đã được đưa ra để nhân dân góp ý và đề xuất giải pháp cụ thể. Việc này không chỉ tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong cộng đồng mà còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết, quyết tâm xây dựng Nhà văn hóa thôn KDC Thăng Long đạt tiêu chuẩn “Nhà văn hóa kiểu mẫu”.

Trong quá trình triển khai, thôn KDC Thăng Long đã áp dụng phương châm: Đồng bộ, hiệu quả, ưu tiên thực hiện các tiêu chí dễ và ít kinh phí trước, đồng thời tìm cách tháo gỡ và huy động nguồn vốn cho các tiêu chí khó. Sau 7 tháng thực hiện, thôn đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Về cơ sở hạ tầng, 100% tuyến đường trong thôn đã được lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng và bê tông hóa. Các tổ chức đoàn thể trong thôn cũng tự nguyện đảm nhận công tác duy trì tuyến đường tự quản, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp. Nhà văn hóa thôn được đầu tư xây dựng đầy đủ với các công trình phụ trợ. Khuôn viên được thiết kế với vườn hoa, cây cảnh, ghế đá tạo cảnh quan đẹp. Các bộ dụng cụ tập thể dục thể thao phù hợp cho mọi lứa tuổi đã được lắp đặt. Ngoài ra, thôn còn xây dựng các sân thể thao phục vụ hoạt động và phong trào thi đấu tại địa phương.

Điểm nhấn đặc biệt trong mô hình Nhà văn hóa kiểu mẫu của thôn KDC Thăng Long là việc xây dựng thư viện cộng đồng. Thông qua huy động nguồn xã hội hóa và sự hưởng ứng tích cực của người dân, thôn đã thiết kế và bố trí riêng một phòng làm Thư viện thôn. Thư viện được trang bị hơn 300 đầu sách và tranh ảnh tuyên truyền pháp luật, cùng với đầy đủ bàn ghế, giá để sách, tạo không gian thông thoáng. Việc này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tầng lớp nhân dân tiếp cận và sử dụng thư viện mà còn thúc đẩy phong trào văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh đánh giá, việc xây dựng thành công mô hình Nhà văn hóa kiểu mẫu tại thôn KDC Thăng Long đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tạo ra không gian văn hóa chung cho cộng đồng, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và vui chơi giải trí. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện về thể lực và trí lực. Nhà văn hóa kiểu mẫu còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải và tiếp nhận thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; là nơi cung cấp kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất và phát triển kinh tế cho người dân. Đặc biệt, với việc xây dựng thư viện cộng đồng, mô hình này đã thúc đẩy phong trào đọc sách, nâng cao dân trí trong cộng đồng.

Kết quả xây dựng Nhà văn hóa kiểu mẫu ở thôn KDC Thăng Long đã mang đến luồng sinh khí mới, tạo niềm vui và động lực cho người dân. Đây là nền tảng quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để nhân dân trong thôn nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Thành công của mô hình này cho thấy sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là sự đồng lòng, chung sức của toàn thể nhân dân trong thôn. Mô hình Nhà văn hóa kiểu mẫu tại thôn KDC Thăng Long có thể được xem là một điển hình tốt, đáng để nghiên cứu và nhân rộng tại các địa phương khác, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tại cơ sở.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

(LĐTĐ) Nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc đăng ký tài khoản công dân điện tử và đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn, ngày 26/8, phường Thổ Quan, quận Đống Đa đã ra mắt mô hình “Tổ dân phố chuyển đổi số” và “Điểm phát wifi miễn phí” với mục tiêu hướng đến “Công dân số Thủ đô”.
Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Sau thời gian triển khai, thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội (Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Quy tắc ứng xử nơi công cộng), văn hóa ứng xử trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã có những chuyển biến rõ nét thông qua nhiều cách làm hay, những mô hình sáng tạo ở cơ sở.
Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

(LĐTĐ) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, hướng đến xây dựng quận văn minh đô thị là một trong những nội dung được UBND huyện Hoài Đức quan tâm, triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.
Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

(LĐTĐ) Di chuyển bằng phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện), hay đưa nhiều món ăn chay vào bữa cơm hằng ngày… đang là sự lựa chọn của nhiều cư dân đô thị trong cuộc sống hiện đại.
Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

(LĐTĐ) Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giải trí mới, các thể loại âm nhạc truyền thống đang ngày càng mai một, ít được nhiều người, nhất là giới trẻ quan tâm. Thế nhưng, ngay giữa lòng Thủ đô vô cùng náo nhiệt, hiện đại bậc nhất cả nước vẫn có những người trẻ luôn “nặng lòng” với âm nhạc truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động