Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy ước của các tổ dân phố

Sáng 8/11, Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tọa đàm “Xây dựng và thực hiện quy chế tổ dân phố trên địa bàn quận Đống Đa”. Cuộc tọa đàm nhằm cụ thể hóa, triển khai có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện quy ước của các tổ dân phố.
Hương ước, quy ước góp phần bài trừ hủ tục Quy định việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước

Theo báo cáo đề dẫn tọa đàm, thời gian qua, việc triển khai thực hiện quy ước tại các tổ dân phố trên địa bàn được cấp ủy, chính quyền quận Đống Đa quan tâm chỉ đạo thực hiện nhằm tạo tính thống nhất về mặt quy tắc văn hóa nơi công cộng, thực hiện nếp sống văn minh, dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò tự quản và truyền thống, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân cư. Đồng thời góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình.

Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy ước của các tổ dân phố
Các đại biểu tham dự tọa đàm

Sau khi thực hiện Đề án 06-ĐA/TU ngày 24/9/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Kiện toàn, sắp xếp tổ chức Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn dân cư, tổ dân phố, thôn, xóm ở xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội” và Đề án 21-ĐA/TU ngày 16-9-2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Sắp xếp, bố trí, kiêm nhiệm các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội”, tính đến nay, toàn quận Đống Đa có 380 tổ dân phố.

Số lượng tổ dân phố đã xây dựng quy ước là 288/380, đạt tỷ lệ 76%. Tỷ lệ đạt gia đình văn hóa hằng năm đạt trên 90%; tỷ lệ tổ dân phố đạt tổ dân phố văn hóa là trên 80%. Số lượng quy ước tổ dân phố đã được UBND phường phê duyệt là 207/288, đạt 71,8%...

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, công tác xây dựng, thực hiện quy ước tổ dân phố trong những năm vừa qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó, nhiều quy ước còn sơ sài về nội dung, sao chép, lặp lại pháp luật và chủ trương, chính sách của Nhà nước, thiếu nét đặc trưng văn hóa, xã hội, phong tục tập quán; thuần phong mỹ tục của từng địa bàn khu dân cư; công tác quản lý, kiểm soát việc xây dựng thực hiện quy ước còn chưa sâu sát, nhiều nơi thực hiện còn hình thức, mang tính phong trào; công tác phối hợp, phân công trách nhiệm, nhiệm vụ trong triển khai quản lý quy ước còn chưa cao…

Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy ước của các tổ dân phố
Các đại biểu tham luận tại tọa đàm

Tại tọa đàm, các đại biểu tập trung trao đổi những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với việc triển khai xây dựng, thực hiện quy ước tổ dân phố; những thuận lợi, khó khăn, kết quả, hạn chế và nguyên nhân; các giải pháp đẩy mạnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả việc xây dựng thực hiện quy ước tổ dân phố trong thời gian tới; phát huy vai trò tự quản tại cộng đồng dân cư, bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp.

Tại tọa đàm các đại biểu cũng nêu các nhóm giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền các cấp đối với xây dựng và thực hiện quy ước tổ dân phố; xây dựng những mô hình quy ước có nội dung cụ thể, phù hợp với từng địa bàn dân cư, với những đặc điểm kinh tế, xã hội khác nhau nhằm phát huy tốt vai trò của quy ước trong xây dựng đời sống văn hóa và tăng cường tính tự quản cộng đồng...

X.Sinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia

Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia

Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Người Bí thư “xây” niềm tin từ nhân dân

Người Bí thư “xây” niềm tin từ nhân dân

Một ngày đầu năm 2025, có dịp ghé thăm Tổ dân phố số 10, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, điều đầu tiên đập vào mắt tôi là những con đường trong ngõ phong quang, sạch sẽ, hai bên treo cờ hoa rực rỡ. Khó có thể tưởng tượng rằng, chỉ một năm trước đây, nơi này còn là những con đường đầy "ổ gà", "ổ voi" và ngập nước mỗi khi trời mưa.
Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Với mỗi phóng viên, được ra Trường Sa tác nghiệp là niềm vinh dự, tự hào và hạnh phúc. Nhưng để niềm hạnh phúc đó được trọn vẹn, mỗi người đều phải vượt qua thử thách của biển cả và giới hạn của bản thân.
Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội

Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội

Là cơ quan ngôn luận của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô đã không ngừng củng cố vai trò tiên phong trong công tác tuyên truyền, định hướng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Góp phần vì một Hà Nội bình yên

Góp phần vì một Hà Nội bình yên

Báo Lao động Thủ đô đã đi qua chặng đường 32 năm xây dựng, phát triển. Đội ngũ phóng viên luôn tự hào là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; không ngừng tự đổi mới cách làm nhằm tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của Báo. Trong đó góp phần tuyên truyền, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô.
Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Nhằm phát huy giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh di tích quanh hồ Gươm, góp phần tạo không gian sinh hoạt cộng đồng và đẩy mạnh phát triển du lịch, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa giao các đơn vị liên quan đẩy nhanh việc lập quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Gươm theo hướng xây dựng quảng trường - công viên đặc biệt. Thành phố cũng sẽ đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số

Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa phát động tới Mặt trận các cấp, các tổ chức thành viên và các tầng lớp nhân dân phong trào “Công dân số cùng Thủ đô vươn mình”, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của nhân dân tham gia quá trình chuyển đổi số của Thủ đô.
Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025

Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025, Hà Nội sẽ triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế trên địa bàn Thành phố lĩnh vực kinh tế ngành.
Nông dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng

Nông dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng

Lễ ký kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn vừa diễn ra với sự tham gia của nhiều cơ quan, doanh nghiệp và hộ nông dân, mở ra cơ hội phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc thù, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân.
Huyện Thường Tín ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề

Huyện Thường Tín ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề

Huyện Thường Tín đang tập trung đẩy mạnh đầu tư xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn từ năm 2020 - 2025 và những năm tiếp theo. Đặc biệt, huyện ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề có nhu cầu bức thiết về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, hoặc những làng nghề có mức độ ô nhiễm cao, nhằm di dời các hộ sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.
Xem thêm
Phiên bản di động